Mời các em cùng tham khảo Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn GDCD 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hiệp Bình đã được Hoc247 biên soạn dưới đây. Tài liệu giới thiệu đến các em các dạng đề thi giữa học kì 2 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THCS HIỆP BÌNH |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: GDCD 7 CD NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây “…… là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
A. Truyền thống dân tộc.
B. Phong tục, tập quán.
C. Thuần phong, mĩ tục.
D. Truyền thống quê hương.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
B. Lối sống hẹp hòi, đề cao lợi ích cá nhân.
C. Coi thường pháp luật vì “phép vua thua lệ làng”.
D. Lối sống trọng tình nghĩa, yêu thương, bao dung.
Câu 3. “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” là lễ hội truyền thống của cư dân ở địa phương nào?
A. Huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
B. Thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
C. Thị xã Duy Tiên (Hà Nam).
D. Huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
Câu 4. Làm gốm sứ là nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?
A. Làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
B. Làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).
C. Làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
D. Làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang).
Câu 5. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
A. Đoàn kết chống ngoại xâm.
B. Tư tưởng “trọng nam kinh nữ”.
C. Lối sống trọng tình nghĩa.
D. Yêu thương con người.
Câu 6. Nét đẹp truyền thống nào của quê hương Bắc Ninh được đề cập đến trong câu ca dao sau?
“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu Quan họ, đi tìm người thương”
A. Lễ hội đền Hùng.
B. Dân ca quan họ.
C. Đờn ca tài tử.
D. Nhã nhạc cung đình.
Câu 7. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 8. Ông K muốn truyền lại bí quyết và kĩ thuật làm gốm cho anh P (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh P rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm gốm từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh P lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống.
Trong trường hợp này những nhân vật nào chưa có ý thức phát huy nghề truyền thống của quê hương?
A. Ông K.
B. Anh P.
C. Bố mẹ anh P.
D. Ông K và anh P.
Câu 9. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 10. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
B. Ganh ghét, đố kị với người khác.
C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
D. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
Câu 12. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 13. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Chia ngọt, sẻ bùi.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người nghèo khó.
B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội.
C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết.
D. Người biết quan tâm, chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 16. Cuối giờ học, M để nguyên cốc nhựa đựng nước ngọt trên bàn mà không đem bỏ vào thùng rác. Khi P nhắc nhở, M trả lời: “Tại sao mình phải dọn dẹp, đó là việc của cô lao công cơ mà”. P giải thích và khuyên M nên cảm thông với sự vất vả của cô lao công, nhưng M không nghe và tỏ thái độ khó chịu.
Trong trường hợp này, nhân vật nào chưa biết cách quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Cô lao công.
B. Bạn P.
C. Bạn M.
D. Hai bạn P và M.
Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
C. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
D. nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng khi đạt điểm cao.
Câu 18. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Làm việc riêng trong giờ học.
C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.
Câu 19. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Bị bạn bè chế giễu.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.
C. Xác định đúng mục tiêu học tập.
D. Thường xuyên trốn học để đi chơi game.
Câu 21. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:
A. chăm chỉ.
B. chây lười, ỷ lại.
C. khiêm tốn.
D. tự ti.
Câu 22. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
B. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Người tích cực trong học tập thường bị bạn bè lợi dụng.
Câu 23. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên
A. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. làm việc riêng trong giờ học.
D. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 24. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh không nên
A. lên kế hoạch học tập cụ thể.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.
D. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống sau:
Tình huống 1. H thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: “Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá!”. Nếu là H, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. M là học sinh mới của lớp 7A3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
1-D |
2-D |
3-C |
4-A |
5-B |
6-B |
7-B |
8-C |
9-A |
10-B |
11-C |
12-C |
13-D |
14-D |
15-B |
16-C |
17-C |
18-A |
19-A |
20-D |
21-B |
22-A |
23-A |
24-B |
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì:
+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Xử lí tình huống 1: Nếu là H, em sẽ:
+ Xin bố mẹ cho mình đăng kí học thanh nhạc ở trung tâm văn hóa.
+ Khắc phục vấn đề đường xa bằng cách sắp xếp thời gian hợp lí;
+ Sau khi học thanh nhạc tại trung tâm văn hóa, em có thể học thêm (học online tại nhà) thông qua youtube…
+ ….
- Xử lí tình huống 2: Nếu là M, để học tốt môn tiếng Anh hơn, em sẽ:
+ Học tập thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bài học trên lớp;
+ Rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc tập viết các đoạn văn/ bài luận…
+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ
+ Củng cố kĩ năng nghe – nói, thông qua việc: giao tiếp, trao đổi với các bạn người nước ngoài/ nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh…
+ ….
Đề số 2
I. TRẮC NGHIỆM (3điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục”.
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo hành trẻ em.
C. Bạo lực gia đình.
D. Tệ nạn xã hội.
Câu 2. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?
A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
B. Thầy giáo nhắc nhở M không nói chuyện riêng trong giờ học.
C. Bạn H từ chối không cho T chép bài trong giờ kiểm tra Toán.
D. Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở A cần chăm chỉ, đi học đúng giờ.
Câu 3. Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của
A. các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.
B. các thầy, cô giáo và cha mẹ học sinh.
C. lực lượng công an và cộng đồng xã hội.
D. mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu 4. Theo Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: người từ bao nhiêu tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 10 tuổi đến dưới 12 tuổi.
B. Đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.
C. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. Đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 5. Nhân vật nào dưới đây đã cách chi tiêu hợp lí?
A. Bạn T tiết kiệm tiền lì xì để mua đồ dùng học tập.
B. Chị K dành 2/3 tháng lương để mua túi xách hàng hiệu.
C. Chú X dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.
D. Bạn V đòi mẹ mua cho nhiều váy áo dù gia đình còn khó khăn.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chi tiêu hợp lí.
B. Tiết kiệm thường xuyên.
C. Tăng nguồn thu.
D. “Tăng xin - giảm mua - tích cực cầm nhầm”.
Câu 7. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chỉ mua những thứ mình cần và phù hợp với khả năng chi trả.
B. Mua lượng thức ăn đủ dùng, khóa vòi nước khi không sử dụng.
C. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm một khoản tiền nhỏ mỗi tháng.
D. Mua mọi thứ mình thích mà không quan tâm đến khả năng chi trả.
Câu 8. Học sinh nên thực hiện hoạt động nào dưới đây để tạo ra nguồn thu nhập?
A. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
B. Tự làm các sản phẩm để bán.
C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
D. Xin bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc quản lý tiền hiệu quả?
A. Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Giúp rèn luyện tiết kiệm, dự phòng rủi ro.
C. Giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời.
D. Giúp ta có một khoản tiền đầu tư cho tương lai.
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Những người giàu có thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn mới có thói quen quản lí chi tiêu.
D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.
Câu 11. Sau dịp tết Nguyên đán, T thống kê lại và thấy mình đã nhận được số tiền lì xì là 1 triệu đồng. T muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?
A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
Câu 12. Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Đua đòi, tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. Sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
C. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
D. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Thế nào là quản lý tiền hiệu quả? Nêu một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả?
Câu 2 (2 điểm). Nêu các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
Câu 3 (3điểm). Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Biết tin Đ bị S bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
a. Em hãy nhận xét về hành vi của S, T trong tình huống trên?
b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
A |
D |
C |
A |
D |
D |
B |
C |
A |
A |
C |
Đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.
A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.
B. Tình huống gây căng thẳng.
C. Bạo lực học đường.
D. Bạo lực gia đình.
Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?
A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.
C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.
D. Thích trò chuyện cùng mọi người.
Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.
B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?
A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.
B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.
C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.
D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.
Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?
A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.
C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?
A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng?
A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.
B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là
A. bạo hành trẻ em.
B. bạo lực gia đình.
C. ngược đãi trẻ em.
D. bạo lực học đường.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.
B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.
C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.
D. Đánh đập, xâm hại thân thể.
Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?
A. Cô giáo nhắc nhở bạn M vì M thường xuyên trốn học.
B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.
C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.
D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?
A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.
Câu 13. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K đã hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu là bạn cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.
Câu 14. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là
A. 111.
B. 112.
C. 113.
D. 114.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.
B. Ông M đánh bạn P vì P vô tình làm hỏng đồ dùng của con trai ông.
C. Bạn T rủ L và K cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài.
D. Bạn L xúc phạm A vì A đã làm vô tình làm bẩn quần áo của L.
Câu 16. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.
B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.
C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.
D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.
B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.
C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.
D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.
Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?
A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.
B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.
C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.
D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.
Câu 19. Trên đường đi học về em vô tình bắt gặp nhóm bạn K, T, Q đang đe dọa, trấn lột tiền của bạn V. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.
D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.
Câu 20. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm
A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
B. săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.
C. chặt phá rừng; ngược đãi, bạo hành trẻ em.
D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
1-B |
2-B |
3-B |
4-C |
5-D |
6-C |
7-C |
8-D |
9-A |
10-C |
11-C |
12-B |
13-C |
14-A |
15-A |
16-C |
17-C |
18-A |
19-B |
20-D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hiệp Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !