YOMEDIA

Bài tập vận dụng chuyên đề este - lipit trong các đề thi môn Hóa học

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thất tốt, đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu bài tập vận dụng chuyên đề este - lipit trong các đề thi môn Hóa học. Tài liệu gồm các phần nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao có đáp án đối chiếu từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP VẬN DỤNG ESTE – LIPIT TRONG CÁC ĐỀ THI

 

A. ESTE

a, NHẬN BIẾT

Câu 1: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit đơn chức, no, mạch hở và ancol đơn chức, no, mạch hở có dạng.

A. CnH2n+2O2 ( n ≥ 2)                   B. CnH2nO2 (n ≥ 2)              C. CnH2n-2O2  ( n ≥ 4)                   D. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4)

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:       

A. 5                                              B. 2                                     C.  4                                               D. 6       

Câu 3: Propyl fomat được điều chế từ:

A. axit fomic và ancol metylic.                                  

B. axit fomic và ancol propylic.

C. axit axetic và ancol propylic.                                 

D. axit propionic và ancol metylic.

Câu 4: Chất nào dưới đây không phải là este?

A.HCOOCH3                             B.CH3COOH                          C.CH3COOCH3                           D.HCOOC6H5

Câu 5: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất:

A. CH3COOC2H5                       B. CH3COOC3H7                  C. C3H7COOCH3                         D. C2H5COOCH3

Câu 6: Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra CH3COONa và C2H5OH là

A. CH3COOCH3.                                        

B. C2H5COOH.                

C. HCOOC2H5.                                            

D. CH3COOC2H5.

b, THÔNG HIỂU

Câu 7: Cho các chất sau: CH3COOCH3 (1), HCOOC2H5 (2), CH3CHO (3), CH3COOH (4). Chất nào khi cho tác dụng với dung dịch NaOH cho ra  sản phẩm là CH3COONa?

A. 1, 3, 4                           B. 3, 4                                  C. 1, 4                                  D. 4

Câu 8: C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân este khi thủy phân trong dung dịch NaOH  sinh ra Natri axetat.

A. 1                                   B. 3                                      C. 2                                     D. 4

Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm 2 este : etyl axetat và etyl fomat vào dung dịch KOH, đun nóng. Sau phản ứng ta thu được:

A. 1 muối và 2 ancol                                                 B. 2 muối và 2 ancol            

C. 2 muối và 1 ancol                                                 D. 1 muối và 1 ancol

Câu 10: Thuỷ phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm gì?

A.C2H5COOH, CH2=CH-OH                                    B.C2H5COOH, HCHO          

C.C2H5COOH, CH3CHO                                         D.C2H5COOH, CH3CH2OH

Câu 11: Este E có CTPT là C4H8O2 . Khi E tác dụng với dung dịch KOH sinh ra chất X có công thức C2H3O2K . Công thức cấu tạo của E là:   

A. C2H5COOCH3             B. HCOOC3H7                    C. CH3COOC2H5                  D. C2H3COOCH3

Câu 12: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH và có phản ứng tráng bạc là

A. 4.                               B. 5.                               C. 6.                                D. 3.

c, VẬN DỤNG

Câu 13:  Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam este X thu được 1,344 lit khí CO2 (đktc) và 1,08 gam nước. CTPT của X là

A. C3H4O2.                           B. C3H6O2.                           C. C4H8O2.                                  D. C4H6O2.

Câu 14: Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 43,24% khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 4.                                B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 15: X là một este tạo bởi axit no đơn chức và ancol no đơn chức có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH dư thu được 2,4 gam muối. Công thức cấu tạo nào sau đây là của X?

A. CH3COOCH3              B. CH3COOC2H5                C. HCOOC3H7                    D. HCOOCH3

Câu 16: Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CHCH2COOCH3.                                

B. CH3COOCH=CHCH3.   

C. C2H5COOCH=CH2.                                   

D. CH2=CHCOOC2H5.

d, VẬN DỤNG CAO

Câu 17: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là            

A. 4.                            B. 2.                             C. 6.                           D. 5.

Câu 18: Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100g dd NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6gam hỗn hợp muối của hai axitcacboxylic đơn chức. Hai axit đó là:

A.HCOOH, C2H5COOH                                            B. HCOOH, CH3COOH        

C.CH3COOH, C2H5COOH                                        D.C2H5COOH, C3H7COOH      

Câu 19: X là hỗn hợp chứa 1 axit đơn chức, 1 ancol 2 chức và 1 este 2 chức (đều mạch hở). Cho X qua nước Br2 thì không thấy nước Br2 bị nhạt màu. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần 0,48 mol O2. Sau phản ứng thấy khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và 1 ancol có 3 nguyên tử C trong phân tử. Tính m?

A. 9,8.                         B. 6,0.                         C. 10,4.                                   D. 12,6.

Câu 20: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và Mx < My; Z là ancol có cùng số Cacbon với X. T là este hai chức tạo bởi X,Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X,Y,Z,T cần vừa đủ 13,216 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứ 0,04mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là ?

A. 3,16 gam.                           B. 5,04 gam.                C. 4,68 gam.                           D. 5,44 gam.

B. LIPIT

a, NHẬN BIẾT

Câu 1:Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được

A. glixerol và axit béo                                                        B. glixerol và muối natri của axit béo

C. glixerol và axit cacboxylic                                             D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic

Câu 2: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?

A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.                       B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.

C. Đun nóng glixerol với các axit béo.                             D. Cả A, B đều đúng.

Câu 3:Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ?

A. Hiđro hoá  axit béo.                                                     B. Hiđro hoá chất béo lỏng

C. Đề hiđro hoá chất béo lỏng                                         D. Xà phòng hoá chất béo lỏng

Câu 4:Trong cơ thể chất béo bị oxihoá thành những chất nào sau đây?

A. NH3 và CO2                  B.NH3, CO, H2O                   C.CO2, H2O                            D.NH3, H2O

Câu 5 : Chọn phát biểu sai:

A. Lipít là este của glixerol với các axits béo.

B. Ở động vật ,lipít tập trung nhiều trong mô mỡ.Ở thực vật ,lipít tập trung nhiều trong hạt,quả...

C. Khi đun nóng glixerol với các axit béo,có H2 SO4,đặc làm xúc tác,thu được lipít.

D. Axit panmitit, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của lipít trong hạt ,quả

Câu 6 : Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.             

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.                       

D. C17H35COONa và glixerol.

b, THÔNG HIỂU

Câu 7 : Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng

A. nước và quỳ tím                        B. nước và dd NaOH                         C. dd NaOH                D. nước brom

Câu 8 : Trong các công thức sau, công thức nào không phải là công thức của chất béo ?

A. (C4H9COO)3C3H5                                   B.(C17H35COO)3C3H5   

C.(C15H31COO)3C3H5                                 D.(C17H33COO)3C3H5

Câu 9 : Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối đa được tạo ra là

A. 3.                                   B. 4.                                      C. 5.                                   D. 6.

Câu 10 : Cho glixerin trioleat (hay triolein)lần lượt vào mỗi ống nghiệm riêng biệt chứa: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dd Br2, dd NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số pứ xảy ra là

A. 4.                                                 B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 11 : Triolein không tác dụng với chất (hoặc dd) nào sau đây?

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).                           B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).

C. Dd NaOH (đun nóng).                                                    D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia pứ cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dd kiềm.

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

c, VẬN DỤNG

Câu 13 : Để trung hoà 4 chất béo có chỉ số axit là 7. Khối lượng của KOH là:

A. 28 mg                            B. 280 mg                    C. 2,8 mg                     D. 0,28 mg

Câu 14 : Để trung hoà 140 gam 1 chất béo cần 15ml dung dịch KOH1M. Chỉ số axit của chất béo đó bằng bao nhiêu?

A. 5                                                B. 6                             C. 7                             D. 8

Câu 15 : Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Pứ thủy phân chất béo trong môi trường axit là pứ thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                                        B. 1.                                        C. 2.                            D. 3.

Câu 16 : Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều pứ được với dd NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:

A. (1), (3), (4).                       B. (3), (4), (5).                         C. (1), (2), (3).                         D. (2), (3), (5).

d, VẬN DỤNG CAO

Câu 17: Để xà phòng hoá 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 người ta đun chất béo với dung dịch chứa 1,42 kg NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn muốn trung hoà hỗn hợp cần 50 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng glixerol và khối lượng xà phòng nguyên chất đã tạo ra.

A. 1035 g và 10342,5 g                                                 B. 1200 g và 11230,3 g       

C. 1345 g và 14301,7 g                                                 D. 1452 g và 10525,2 g

Câu 18: : Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,15.                              B. 20,60.                          C. 23,35.                    D.22,15.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

A. 86,10.                             B. 57,40.                         C. 83,82.                         D. 57,16.

Câu 20: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 29.                              B. 35.                              C. 26.                              D. 25.

 

---(Để xem đáp án chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Bài tập vận dụng chuyên đề este - lipit trong các đề thi môn Hóa họcĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON