YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Liên Kết Hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Vĩnh Bắc

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Liên Kết Hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Vĩnh Bắc. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, làm quen các dạng bài tập câu hỏi thường gặp trong đề thi, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC MÔN HÓA 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT VĨNH BẮC

1. LIÊN KẾT ION

Câu 1. Theo quy tắc bát tử thì cấu trúc bền là cấu trúc giống như

A. kim loại kiềm gần kề.                                                          B. kim loại kiềm thổ gần kề.

C. nguyên tử halogen gần kề.                                                 D. nguyên tử khí hiếm gần kề.

Câu 2. Các nguyên tử liên kết với nhau để :

A. Tạo thành chất khí.                                                              B. Tạo thành mạng tinh thể.

C. Tạo thành hợp chất.                                                            D. Đạt cấu hình bền của ngtử khí hiếm.

Câu 3. Liên kết ion là liên kết

A. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại và anion gốc axit.

B. giữa nguyên tử kim loại với nguyên tử phi kim.

C. được hình thành do nguyên tử phi kim nhận electron từ nguyên tử kim loại.

D. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 4. Liên kết ion là liên kết hóa học được tạo thành:

A. do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

B. giữa các nguyên tử.

C. do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử mang điện trái dấu.                                                

D. do sự góp chung electron.                                

Câu 5. Cho biết nguyên tử Clo có Z = 17, cấu hình electron của ion Cl- là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.                                                             B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.            

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.                                                             D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.

Câu 6. Cation X2+ có cấu hình e: 1s22s22p6, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. chu kỳ 2, nhóm VIIIA.                                                            B. chu kỳ 2, nhóm IIA.

C. chu kỳ 3, nhóm VIIIA.                                                            D. chu kỳ 3, nhóm IIA.

Câu 7. Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là:

A. 1s2 2s2 2p2.                        

B. 1s2 2s2 2p6 3s2.                   

C. 1s2 2s2 2p4.                                        

D. 1s2 2s2 2p5

Câu 8. Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p5 thì ion tạo ra từ nguyên tử X sẽ có cấu hình electron nào sau đây?

A. 1s2 2s2 2p4.                               

B. 1s2 2s2 2p6.                                

C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6.    

D. 1s2 2s2 2p63s2.

Câu 9. Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2. Chọn các cấu hình electron ứng với ion tạo ra từ nguyên tử X:

A. 1s2 2s2 2p63s23p64s2.                                                          B. 1s2 2s2 2p63s23p6.

C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6.                                                    D. 1s2 2s2 2p63s2.

Câu 10. Số  electron  trong các ion  \({}_1^2\)H+  và  \({}_{16}^{32}\)S2-  lần lượt là:

A. 1 và 16.                              B.  2 và 18.                              C. 1 và 18.                               D. 0 và 18.

Câu 11. Số nơtron trong các ion  \({}_{26}^{56}\)Fe2+ và  \({}_{17}^{35}\)Cl-  lần lượt là:

A. 26 và 17.                            B. 30 và 18.                             C. 32 và 17.                             D. 24 và 18.

Câu 12. Cho F (Z=9), Ne (Z=10), Mg (Z=12). Các ion và nguyên tử F-, Mg2+, Ne có cùng:

A. số proton.                           B. số khối.                               C. số electron.                         D. số nơtron.

Câu 13. Cho A (Z=11), B (Z=17). Công thức hợp chất và liên kết hóa học được hình thành trong hợp chất giữa A và B là:

A. A2B với liên kết ion.                                                           B. A2B với liên kết cộng hóa trị.

C. AB với liên kết ion.                                                            D. AB với liên kết cộng hóa trị.

Câu 14. Anion X- có tổng số các hạt bằng 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%. Cấu hình e của X- là:

A. 1s22s22p63s23p5.                B. 1s22s22p63s23p6.                C. 1s22s22p63s23p4.                 D. 1s22s22p6.

Câu 15. Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:

A. CaCl2.                                B. NH4Cl.                                  C. AlCl3.                                 D. HCl.

Câu 16. Cho N (Z=7), O (Z=8). Số electron có trong ion  là:

A. 29.                                      B. 30.                                       C. 31.                                      D. 32.

Câu 17. Ion nào sau đây có 32 electron :

A. SO32-.                                  B. SO42-.                                C. NH4+.                                 D. NO3-.

Câu 18. Ion nào có tổng số proton là 48 ?

A. NH4+.                                  B. SO32-.                                  C. SO42-.                                  D. Sn2+.

Câu 19. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

A. HCl.                                    B. NH3.                                     C. H2O.                                   D. NH4Cl.

Câu 20. Cho các hợp chất: HCl, NaCl, CaO, H2O, NH3. Các hợp chất có liên kết ion là:

A. HCl, NaCl.                         B. NaCl, CaO.                           C. CaO, H2O.                          D. H2O, NH3.

Câu 21. Hợp chất nào là hợp chất ion?

A. H2O.                                   B. KBr.                                       C. NH3.                                   D. H2S.

Câu 22. Cho nguyên tử Liti (Z = 3) và nguyên tử Oxi (Z = 8). Nội dung nào sau đây không đúng:

A. Cấu hình e của ion Li+: 1s2  và cấu hình e của ion O2–: 1s2 2s2 2p6.

B. Những điện tích ở ion Li+ và O2– do:  Li → Li+ + e  và  O + 2e → O2–  .

C. Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình e giống  Li+  và  O2– .

D. Có công thức Li2O do: mỗi nguyên tử Li nhường 1 e mà một nguyên tử O nhận 2 e.

Câu 23. Cho các hợp chất:  NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4, Chất có liên kết ion là:

A. NH3, H2O, K2S, MgCl2.                                                        B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4.  

C. NH3, H2O, Na2O, CH4.                                                         D. K2S, MgCl2, Na2O. 

Câu 24. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:

A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5.                                                      B.1s22s1 và 1s22s22p5.           

C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2.                                                 D.1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6.

Câu 25. Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :

A. Na2O , SiO2 , P2O5.                                                              B. MgO, Al2O3 , P2O5.          

C. Na2O, MgO, Al2O3.                                                               D. SO3, Cl2O3 , Na2O.

Câu 26. Công thức phân tử hợp chất hình thành giữa hai nguyên tố X (Z= 11) và Y (Z=16) là:

A. X2Y.                                   B. X­Y.                                     C. X3Y2.                                  D. XY.

Câu 27. Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm điện của Cl(3,16), Al(1,61), Ca(1), S (2,58)                    

A. AlCl3.                                 B. CaCl2.                                 C. CaS.                                    D. Al2S3. 

2. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

Câu 28. Liên kết cộng hoá trị là liên kết

A. giữa các nguyên tử phi kim với nhau.

B. được hình thành do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau.

C. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

D. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.

Câu 29. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho

A. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.

B. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.

C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. khả năng tạo thành liên kết hoá học.

Câu 30. Khi tạo phân tử N2 mỗi nguyên tử N (Z = 7) góp chung bao nhiêu electron để hình thành liên kết?

A. 1.                                        B. 2.                                         C. 3.                                         D. 4.

Câu 31. Cho các phân tử : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?       

A. N2; SO2.                             B. H2 ; HBr.                            C. SO2 ; HBr.                          D. H2 ; N2.

Câu 32. Các phân tử sau đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực:

A. N2, Cl2, HCl, H2, F2.                                                           B. N2, Cl2, I2, H2, F2.             

C. N2, Cl2, CO2, H2, HF.                                                         D. NO2, Cl2, HI, H2, F2.

Câu 33. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực chỉ được tạo thành từ các nguyên tử giống nhau.

B. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

C. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 0,4.

D. Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hoá trị phân cực.

Câu 34. Kết luận nào sau đây sai:

A. Liên kết trong phân tử NH3, H2O, H2S là liên kết cộng hóa trị có cực.

B. Liên kết trong phân tử BaF2 và CsCl là liên kết ion.

C. Liên kết trong phân tử CaS và AlCl3 là liên kết ion vì được hình thành giữa kim loại và phi kim.

D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cọng hóa trị không cực.

Câu 35. Cho các chất sau: MgCl2 , Na2O , NCl3 , HCl, KCl. Hợp chất nào sau có liên kết cộng hóa trị

A. MgCl2 và Na2O.                 B. Na2O và NCl3.                    C. NCl3 và HCl.                      D. HCl và KCl.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Liên Kết Hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Vĩnh Bắc, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON