Dưới đây là Bài tập trắc nghiệm Chương Oxi - Lưu Huỳnh có đáp án - Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM OXI – LƯU HUỲNH CÓ ĐÁP ÁN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH
Câu 1. Để điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 B. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2H2O → 2H2 + O2 D. Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + 1/2 O2
E. Cả A và B.
Câu 2. Trộn 4 lít NO với 7 lít ôxi. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tính là (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn).
A. 7 lít B - 9 lít C. 10 lít D. 11 lít
Câu 3. Thể tích không khí cần để oxi hoá hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
A. 30 lít B. 50 lít C. 60 lít D. 70 lít
Câu 4. Điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ:
A. KMnO4 B. KClO3 C. NaNO2 D. H2O2
Câu 5. Chọn phương án sai: Cho hỗn hợp khí ôxi và ôzôn, sau một thời gian ôzôn bị phân huỷ hết (2O3 → 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít, thể tích của ôxi, ôzôn trong hỗn hợp đầu là:
A. 3 lít O2 ; 6 lít O3
B. 2 lít O2 ; 4 lít O3
C. 3 lít O2 ; 4 lít O3
D. 2 lít O2 ; 4 lít O3
Câu 6. Để phân biệt 2 khí O2 và O3 người ta làm như sau:
A. Cho Ag và 2 bình đựng O2 và O3. B. Dẫn qua dd KI; dùng hồ tinh bột nhận biết.
C. Chỉ cần cho qua dd KI đến dư. D. Cả A, B, C.
Câu 7. Những dãy kim loại sau đây đều tác dụng được với lưu huỳnh là:
A. K, Ca, Ba, Au B. Na, Mg, Al, Pb, Pt
C. Zn, Fe, Al, K, Ba D. Na, Ca, Mg, Hg, Cu.
E. C và D
Câu 8. Trong các phương trình hoá học sau, phương trình phản ứng nào sai.
A. 4Fe + 6O2 → 2Fe2O3 B. 2Fe + 3S → Fe2S3
C. 2Fe + 6 Cl2 → 2FeCl3 D. 3S + H2SO4đ/n → H2S + 2SO2
E. 3S + 6 KOH đ → 2K2S + K2SO3 + 3H2O
Câu 9. Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S; Lấy sản phẩm thu được cho vào 20ml dd HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra (giả sử h/s phản ứng là 100%).
Khối lượng các khí và nồng độ mol/l của dd HCl cần dùng là:
A. 1,2 g ; 0,5 M B. 1,8 g ; 0,25 M
C. 0,9 g ; 0,5M D. 0,9 g ; 0,25M
Câu 9. Hiđrô sunfua là một chất
A. Có tính khử mạnh B. Có tính ôxi hoá yếu
C. Có tính ôxi hoá mạnh D. Có tính axít yếu
Câu 10. Nếu khí H2S có lẫn hơi H2O, để loại bỏ hơi nước người ta dẫn hỗn hợp qua.
A. Dd H2SO4 đặc B. P2O5 C. Dd KOH đặc D. CuSO4 khan. E. Cả B và D
Câu 11. Có 2 bình đựng khí H2S, O2 để nhận biết 2 khí đó người ta dùng thuốc thử là:
A. Dẫn từng khí qua dd Pb(NO3)2. B. Dd NaCl. C. Dd KOH. D. Dd HCl.
Câu 12. Dd H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng.
A. Chuyển thành mầu nâu đỏ. B. Bị vẩn đục, màu vàng.
C. trong suốt không màu D. Xuất hiện chất rắn màu đen
Câu 13. Từ bột Fe, S, dd HCl có thể có mấy cách để tạo ra được H2S.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta dùng.
A. Cho Hiđrô tác dụng với lưu huỳnh. B. Cho sắt sunfua tác dụng với axít clohiđríc.
C. Cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric. D. Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
E- Cho đồng (II) sunfua tác dụng với axít nitric.
Câu 15. Đốt 8,96l khí H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dd NaOH 25% (d = 1,28) thu được 46,88g muối. Thể tích dd NaOH cần dùng là:
A. 100 ml B. 120 ml C. 80 ml D. 90 ml
Câu 16. Khí sunfurơ là chất có:
A. Tính khử mạnh B. Tính ôxi hoá mạnh.
C. Vừa có tính ôxi hoá, vừa có tính khử
D. Có tính tẩy màu E. Cả C và D
Câu 17. Để phân biệt SO2 và CO2 người ta dùng thuốc thử là:
A. Dd Ca(OH)2. B. Dd thuốc tím (KMnO4). C. Nước Brôm D. Cả B và C.
Câu 18. Khi sục SO2 vào dd H2S thì
A. Dd bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì.
C. Dd chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 19. Đề điều chiế SO2 trong phòng thí nghiệm , chúng ta tiến hành như sau:
A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí. B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.
C. Cho dd Na2SO3 + H2SO4 đặc. D. Cho Na2SO3 tinh thể + H2SO4 đ/nóng.
Câu 20. Phản ứng được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là:
A. 3S + 2KClO3đ → 3SO2 + 2KCl.
B. Cu + 2H2SO4 đ/n → SO4 + CuSO4 + 2H2O
C. 4FeS2 + 11O2 → 8 SO2 + 2Fe2O3
D. C + 2H2SO4 đ → 2SO2 + CO2 + 2H2O
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm Chương Oxi - Lưu Huỳnh có đáp án - Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!