Kỳ thi KSCL đầu năm học đang đến gần để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh HOC247 xin giới thiệu Bài tập Chương Kim Loại môn Hóa 9 năm học 2019 - 2020. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp từ nguồn tư liệu của các trường THCS sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
BÀI TẬP HÓA 9 CHƯƠNG KIM LOẠI
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng cho sự chuyển hóa sau:
a, Fe → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.
b, Fe → FeCl2 → FeCl3 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe
Bài 2. Có thể dùng những phản ứng hoá học nào để chứng minh Al2O3 và Al(OH)3 là những hợp chất có tính chất lưỡng tính. Viết các phương trình phản ứng đó.
Bài 3. Nêu phương pháp thực nghiệm để sắp xếp các kim loại sau theo thứ tự giảm dần mức hoạt động hoá học: Al, Mg, Fe, Cu và Ag. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO trong 500,0 ml dung dịch axit HCl vừa đủ thu được dung dịch A và 2,24 lít khí (đo ở đktc). Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng và tính thể tích dung dịch axit HCl 2,00 mol/lít cần lấy để pha được 500,0 ml dung dịch axit trên.
Bài 5. Có 3 gói bột Al, Fe và Ag bị mất nhãn, người ta lấy một ít bột kim loại trong mỗi gói cho vào 3 ống nghiệm có đánh số rồi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm trên. Kết quả chỉ có ống nghiệm số 1 có khí thoát ra. Còn nếu tiến hành như thí nghiệm trên nhưng thay dung dịch NaOH bằng dung dịch H2SO4 loãng thì thấy có ống nghiệm số 1 và số 3 có khí thoát ra. Xác định các kim loại trong các gói. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 6. Quấn một dây sắt vào một mẩu gỗ nhỏ (ví dụ mẩu que diêm), đốt cháy mẩu gỗ rồi đưa vào lọ chứa khí clo. Dự đoán hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Bài 7. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch FeSO4, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Dự đoán hiện tượng và viết các phương trình phản ứng giải thích.
Bài 8. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng đến dư vào dung dịch AlCl3. Dự đoán hiện tượng và viết các phương trình phản ứng giải thích.
Bài 9. Cho m gam hỗn hợp Al và Ag tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đo ở đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6 gam kim loại không tan. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu.
Bài 10. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,50 M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
Bài 11. Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam bột nhôm vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1,0 M.
a. Tính thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng. Thể tích dung dịch coi như không đổi.
Bài 12. Hoà tan 19,00 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al vào dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và còn 6,40 gam chất rắn không tan. Hãy tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên.
Bài 13. Cho 22,2 gam hỗn hợp gồm Al, Fe hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 13,44 lít H2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và khối lượng muối clorua khan thu được.
Bài 14. Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 50,00 gam vào 400,0 ml dung dịch CuSO4 0,50 M một thời gian. Lấy thanh nhôm ra sấy khô và đem cân thấy thanh kim loại lúc này nặng 51,38 gam. Giả sử tất cả lượng Cu giải phóng đều bám vào thanh nhôm. Tính khối lượng Cu thoát ra và nồng độ các muối có trong dung dịch (giả sử không có sự thay đổi thể tích trong quá trình phản ứng).
Bài 15. Hoà tan m gam hỗn hợp Al và một kim loại R hoá trị II đứng trưíc H trong dãy hoạt động hoá học vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,0 M thu được 10,08 lít H2 (đo ở đktc) và dung dịch A. Trung hoà dung dịch A bằng NaOH sau đó cô cạn dung dịch thu được 46,8 gam hỗn hợp muối khan.
a. Tính khối lượng m hỗn hợp kim loại đã hoà tan.
b. Xác định kim loại R biết rằng tỉ lệ số mol của R và Al trong hỗn hợp là 3:4.
Bài 16. Hoà tan 15,80 gam hỗn hợp Al, Mg và Fe vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,50 mol/lít thu được 13,44 lít H2 (đo ở đktc) và dung dịch A. Trong hỗn hợp có số mol Al bằng số mol Mg. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đã hoà tan và tính khối lượng muối có trong dung dịch A.
Bài 17. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Al và một kim loại A có hoá trị II, trong hỗn hợp X có tỉ lệ số mol Al và Fe là 1:3. Chia 43,8 gam kim loại X làm 2 phần bằng nhau: Phần I cho tác dụng víi dung dịch H2SO4 1,0 M. Khi kim loại tan hết thu được 12,32 lít khí. Phần II cho tác dụng víi dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2. Xác định kim loại A (A không phản ứng được víi dung dịch NaOH) và tính thể tích dung dịch H2SO4 tối thiểu cần dùng. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 18. Hoà tan a gam nhôm kim loại trong dung dịch H2SO4 đặc nóng có nồng độ 98% (d =1,84 g/ml). Khí SO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH 1,0 M.
a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (d =1,84 g/ml) cần lấy, biết lượng dung dịch lấy dư 20% so víi lượng cần phản ứng.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH cần lấy để hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên tạo thành muối trung hoà.
Bài 19. Hoà tan 5,1 gam Al2O3 vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1,0 M. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được. Giả sử thể tích dung dịch không đổi khi hoà tan Al2O3.
Bài 20. Nhúng một thanh Al có khối lượng 5,00 gam vào 100,0 ml dung dịch CuSO4 đến phản ứng hoàn toàn, dung dịch không còn màu xanh của CuSO4. Lấy cẩn thận thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô cân được 6,38 gam. (Giả sử Cu thoát ra bám hết vào thanh kim loại). Tính thể tích nồng độ dung dịch CuSO4 đã lấy và khối lượng Cu bám vào thanh kim loại.
Bài 21. Nguyên tố R phản ứng víi lưu huỳnh tạo thành hợp chất RaSb. Trong một phân tử RaSb có 5 nguyên tử, và có khối lượng phân tử là 150. Xác định nguyên tố R.
Bài 22. Hoà tan a gam một kim loại vào 500,00 ml dung dịch HCl thu được dung dịch A và 11,2 lít khí H2 (đktc). Trung hoà lượng HCl dư trong dung dịch A cần 100,0 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 55,6 gam muối khan. Tính nồng độ dung dịch axit HCl đã dùng, xác định kim loại đem hoà tan và tính a.
Bài 23. Tính khối lượng nhôm sản xuất được từ 1,0 tấn quặng boxit chứa 61,2% Al2O3 bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Biết hiệu suất của quá trình đạt 80%.
Bài 24. Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xỏc định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat..
Bài 25. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thỳc, lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.
a, Cho A tác dụng víi dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
b, Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.
Bài 26. Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A.
a, Tính m.
b, Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng víi dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn?
Bài 27. Cho 78g một kim loại A tác dụng víi khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xỏc định kim loại A, biết rằng A có hóa trị 1.
Bài 28. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28g trong 250ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khụ thì cõn nặng 28,8g.
a, Hãy viết phương trình hóa học.
b, Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO4.
Bài 29. Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhụm và sắt tỏc dụng víi dung dịch H2SO4 loóng dư. Sau phản ứng thu được 1,12l lít khí (đktc).
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại ban đầu.
Bài 30. Cho 20g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng víi bạc nitrat dư tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm cụng thức của muối sắt.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập Chương Kim Loại môn Hóa 9 năm học 2019 - 2020, để xem nội dung chi tiết các đề còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào hệ thống hoc247.net để tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!