Nhằm giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập thật tốt kiến thức môn Hóa học, chuẩn bị nền tảng thật tốt cho các kì thi sắp tới HỌC247 xin giới thiệu đến các em 70 Câu trắc nghiệm Chương 6 (có đáp án chi tiết). Mời các em cùng tham khảo.
70 CÂU TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 6 MÔN HÓA HỌC LỚP 10
Bài 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA là
A. ns2np4.
B. ns2np5.
C. ns2np3.
D. ns2np6.
Bài 2:Trong nhóm oxi, đi từ oxi đến telu. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.
C. Tính bền của các hợp chất với hiđro tăng dần.
D. Tính axit của các hợp chất hiđroxit giảm dần.
Bài 3:Vị trí của nguyên tố Oxi trong bảng tuần hoàn hóa học là
A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.
B. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
Bài 4:Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Oxi.
B. Lưu huỳnh.
C. Clo.
D. Flo.
Bài 5:Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là
A. Na.
B. Cl.
C. O.
D. S.
Bài 6:Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh là
A. S2O5.
B. SO4.
C. SO2.
D. SO3.
Bài 7:Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là
A. 0, 2, 4, 6.
B. -2, 0, +4, +6.
C. 1, 3, 5, 7.
D. -2, +4, +6.
Bài 8:Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là
A. -2.
B. +4.
C. +6.
D. +8.
Bài 9:Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 1,12
C. 4,48
D. 8,96
Bài 10:Có bao nhiêu gam SO2 hình thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn với O2 dư?
A. 228 g
B. 200 g
C. 100 g
D. 256 g
Bài 11:Phản ứng không xảy ra là
A. 2Mg + O2 → 2MgO.
B. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O.
C. 2Cl2 + 7O2 → 2Cl2O7.
D. 4P + 5O2 → 2P2O5
Bài 12:Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. NH3 và HCl.
B. H2S và Cl2.
C. Cl2 và O2.
D. H2S và O2.
Bài 13:Chất nào sau đây không phản ứng với O2 là
A. SO3.
B. P.
C. Ca.
D. C
Bài 14: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?
A. Mg, Cl2.
B. Al, C.
C. Ca, F2.
D. Au, S.
Bài 15: Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
A. F2.
B. O3.
C. S.
D. O2.
Bài 16:Cho 28,4 gam Na2SO4 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa. Giá trị m:
A. 4,66g
B. 46,6g
C. 2,33g
D. 23,3g
Bài 17: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thể tích khí thoát ra ở đktc là:
A. 1,12 lít
B. 5,6 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít
Bài 18: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử.
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
Bài 19:Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là
A. Hg, O2, HCl.
B. Pt, Cl2, KClO3.
C. Zn, O2, F2.
D. Na, Br2, H2SO4 loãng.
Bài 20:Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
A. Al.
B. Fe.
C. Hg.
D. Cu.
Bài 21:Hiđro sunfua (H2S) là chất có
A. Tính axit mạnh.
B. Tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính axit, vừa có tính bazơ.
D. Tính khử mạnh.
Bài 22:Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 là:
A. 150ml
B. 250ml
C. 300ml
D. 450ml
Bài 23:Sục 6,72 lít SO2 ở đktc vào dung dịch brom rồi cho dung dịch thu được tác dụng với BaCl2 dư, kết tủa thu được có khối lượng (g) là:
A. 23,3
B. 34,95
C. 46,6
D. 69,9
Bài 24:Dẫn a mol SO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Chỉ thu được muối axit
B. Chỉ thu được muối trung hòa
C. Thu được cả 2 muối
D. Thu được muối trung hòa và KOH dư.
Bài 25:Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là
A. H2S.
B. Cl2.
C. SO2.
D. H2.
Bài 26:Lưu huỳnh trong chất nào sau đây chỉ có tính khử?
A. H2S.
B. SO2.
C. Na2S2O3.
D. H2SO4.
Bài 27:Đun nóng 11,2 gam Fe trong lưu huỳnh dư, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 8,8 gam
B. 17,6 gam
C. 4,4 gam
D. 35,2 gam
Bài 28:Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300 ml dung dịch Na2SO4 1 M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng lại, hết 50 ml. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 là:
A. 0,06M
B. 6M
C. 0,006M
D. 0,6M
Bài 29:Dãy nào sau đây đều có tính oxi hoá và khử?
A. O2; S; SO2.
B. S; SO2 ; Cl2.
C. O3; H2S; SO2.
D. H2SO4; S; Cl2.
Bài 30:Cho phản ứng hóa học: S + H2SO4 đặc X + H2O. Vậy X là chất nào sau đây?
A. SO2.
B. H2S.
C. H2SO3.
D. SO3.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung 70 Câu trắc nghiệm Chương 6 môn Hóa học 10, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!