YOMEDIA

59 Câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Nguyên tử, bảng tuần hoàn và liên kết hóa học môn Hóa học 10 năm 2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là 59 Câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Nguyên tử, bảng tuần hoàn và liên kết hóa học môn Hóa học 10 năm 2020 được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường trên cả nước đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 10 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

59 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN TỬ - BẢNG TUẦN HOÀN – LIÊN KẾT HÓA HỌC

 

Câu 1: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. H2O.                              B. NaF.                          C. CO­2.                          D. CH4.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là :

A. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2.                                     B. [Ar]3d9 và [Ar]3d3.

C. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2.                                         D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.

Câu 3: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 3, nhóm VIIIA.                                         B. chu kì 4, nhóm IIA.

C. chu kì 3, nhóm VIIA.                                           D. chu kì 4, nhóm IA.

Câu 4: Chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. K2O.                              B. HCl.                          C. CO2.                          D. SO2.

Câu 5: X, Y, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Nếu các cặp X và Y; Y và Z; X và Z tạo thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực ?

A. Cặp X và Y, cặp Y và Z.                                     B. Cặp X và Z.

C. Cặp X và Y, cặp X và Z.                                     D. Cả 3 cặp.

Câu 6: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là

A. 8.                                    B. 5.                               C. 6.                               D. 7.

Câu 7: Có các nhận định 

(1) S2- < Cl- < Ar < K+ là dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử. 

(2) Có 3 nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 4s1.

(3) Cacbon có hai đồng vị, Oxi có 3 đồng vị. Số phân tử CO2 được tạo ra từ các đồng vị trên là 12.

 (4) Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.

(5) Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng HX. Vậy X tạo được oxit cao X2O7.

Số nhận định không chính xác là :

A. 5.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 8: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là :

A. Li, Na, O, F.                  B. F, Na, O, Li.              C. F, O, Li, Na.              D. F, Li, O, Na.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

B. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong tất cả các nguyên tử, số proton bằng số nơtron.

B. Những nguyên tử có cùng số khối thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

C. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron.

D. Nguyên tố M có Z = 11 thuộc chu kì 3 nhóm IA.

Câu 11: Tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố kim loại X bằng 34. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11. Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Hợp chất tạo bởi X và Y có trong khoáng vật xinvinit.

B. Đơn chất Y tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường.

C. X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

D. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion.

Câu 12: Liên kết hóa học trong phân tử  thuộc loại liên kết

A. hiđro.                                                                    B. ion.

C. cộng hóa trị có cực.                                              D. cộng hóa trị không cực.

Câu 13: Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là :

A. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.

B. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.

C. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.

D. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.

Câu 14: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. cộng hoá trị không phân cực.                               B. ion.

C. cộng hoá trị phân cực.                                          D. hiđro.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là :

A. khí hiếm và kim loại.     B. phi kim và kim loại.   C. kim loại và khí hiếm. D. kim loại và kim loại.

Câu 16: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản . Nguyên tố X là

A. Ne (Z = 10).                   B. Mg (Z = 12).             C. Na (Z = 11).              D. O (Z = 8).

Câu 17: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. K, Mg, Si, N.                 B. Mg, K, Si, N.            C. K, Mg, N, Si.            D. N, Si, Mg, K.

Câu 18: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?

A. 6.                                    B. 9.                               C. 12.                             D. 10.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.

B. Với mọi nguyên tử, khối lượng nguyên tử bằng số khối.

C. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.

D. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.

Câu 20: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm VIIIB.                                         B. chu kì 4, nhóm VIIIA.

C. chu kì 3, nhóm VIB.                                            D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 21: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là :

A. O2, H2O, NH3.               B. HCl, O3, H2S.            C. H2O, HF, H2S.          D. HF, Cl2, H2O.

Câu 22: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là

A. [Ar]3d54s1.                     B. [Ar]3d64s2.                C. [Ar]3d64s1.                D. [Ar]3d34s2.

Câu 23: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là

A. 2.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 3.

Câu 24: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là :

A. P, N, O, F.                     B. N, P, O, F.                 C. N, P, F, O.                 D. P, N, F, O.

Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :

A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

B. X và Z có cùng số khối.

C. X và Y có cùng số nơtron.

D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.

Câu 26: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

A. hiđro.                                                                    B. ion.

C. cộng hóa trị có cực.                                              D. cộng hóa trị không cực.

Câu 27: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

A. 10.                                  B. 11.                             C. 22.                             D. 23.

Câu 28: Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z= 20) ở trạng thái cơ bản là

A. 1s22s22p63s23p63d2.                                              B. 1s22s22p63s23p64s1.

C. 1s22s22p63s23p64s2.                                               D. 1s22s22p63s23p63d14s1.

Câu 29: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất khí của nó với hiđro, R chiếm 75% về khối lượng. Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

B. Phân tử RO2 là phân tử phân cực.

C. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hiđro.

D. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 30: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là

A. Zn.                                 B. Cu.                            C. Mg.                            D. Fe.

Câu 31: Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,5), Na (0,9), Mg (1,2), Cl (3,0). Trong các phân tử sau, phân tử nào có độ phân cực lớn nhất ?

A. NaCl.                             B. Cl2O.                         C. MgO.                         D. MgCl2.

Câu 32: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Câu 33: Ở trạng thái cơ bản: 

- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.

- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt. Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.          B. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.

C. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính.           D. Số oxi hóa cao nhất của X trong hợp chất là +7.

Câu 34: Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng ? Trong nguyên tử, số khối

A. bằng tổng số các hạt proton và nơtron.                B. bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.

C. bằng tổng các hạt proton, nơtron và electron.     D. bằng nguyên tử khối.

Câu 35: Dãy gồm các ion  và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là :

A.                  B.               C.                D.

Câu 36: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p53s2.                  B. 1s22s22p43s1.              C. 1s22s22p63s2.              D. 1s22s22p63s1.

Câu 37: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất ?

A. lớp K.                            B. lớp L.                        C. lớp N.                        D. lớp M.

Câu 38: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là :

A. X3Y2.                             B. X2Y3.                         C. X5Y2.                         D. X2Y5.

Câu 39: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết

A. cộng hóa trị phân cực.                                          B. cộng hóa trị không cực.

C. ion.                                                                       D. hiđro.

Câu 40: Những câu sau đây, câu nào sai ?

A. Có ba loại liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử hoặc tinh thể là : Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị và liên kết kim loại.

B. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.

C. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

D. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung 59 Câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Nguyên tử, bảng tuần hoàn và liên kết hóa học môn Hóa học 10 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON