HỌC247 xin giới thiệu đến các em 45 Bài tập trắc nghiệm Chương Halogen. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
45 bài tập trắc nghiệm chương Halogen
Câu 1: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là:
A. ns2np4.
B. ns2p5.
C. ns2np3.
D. ns2np6.
Câu 2: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì?
A. công hóa trị không cực.
B. cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho nhận.
Câu 3: Chất nào có tính khử mạnh nhất?v
A. HI.
B. HF.
C. HBr.
D. HCl.
Câu 4: Trong phản ứng clo với nước, clo là chất:
A. oxi hóa.
B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử.
D. không oxi hóa, khử.
Câu 5: Cho dãy axit: HF, HCl,HBr,HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau:
A. giảm.
B. tăng.
C. vừa tăng, vừa giảm.
D. Không tăng, không giảm.
Câu 6: Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm:
A. Thủy phân AlCl3.
B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.
C. clo tác dụng với H2O.
D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
Câu 7: Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là:
A. HNO3
B. HF.
C. H2SO4.
D. HCl.
Câu 8: Dung dịch AgNO3không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
- NaCl
B. NaBr.
C. NaI.
D. NaF.
Câu 9: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.
B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
D. Khả năng t/d với nước giảm dần từ F2 đến I2.
Câu 10. Trong phương trình MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O thì hệ số cân bằng của HCl là bao nhiêu?
A. 1.
B. 2 .
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tác dụng với clo và axit clohidric cho cùng một loại muối?
A. Zn.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ag
Câu 12: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3.
B. Fe2O3,KMnO4¸Fe,CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH) 2.
D. KMnO4,Cu,Fe,H2SO4, Mg(OH) 2.
Câu 13: Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử?
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
B. 2HCl + Mg MgCl2+ H2 .
C. MnO2+ 4 HCl → MnCl2+ Cl2+ 2H2O.
D. NH3+ HCl → NH4Cl.
Câu 14: Những hiđro halogenua có thể thu được khi cho H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI là
A. HF, HCl, HBr, HI.
B. HF, HCl, HBr và một phần HI
C. HF, HCl, HBr.
D. HF, HCl .
Câu 15: Brom bị lẫn tạp chất là Clo. Cách nào sau đây có thể thu được brom tinh khiết?
A. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaOH
B. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước
C. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaBr
D. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaI.
Câu 16: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaNO3 , NaOH, Na2SO4 , NaCl, HCl, H2SO4
Câu 17: Chỉ dùng một hóa chất làm thuốc thử, nhận biết các dung dịch BaCl2, Zn(NO3)2 , Na2CO3, AgNO3
Câu 18: . Tinh chết NaCl có lần NaBr, NaI, Na2CO3
Câu 19: Cho dãy các chất sau, chất nào có khả năng tác dụng với Clo? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng: Fe2O3, Fe, FeCl2, CuO, NaOH, H2S, NaBr, NaI.
Câu 20: Hãy biểu diễn sơ đồ biến đổi các chất sau bằng phương trình hoá học:v
1. NaCl + H2SO4 → Khí (A) + (B)
2. (A) + MnO2 → Khí (C) + rắn (D) + (E)
3. (C) + NaBr → (F) + (G)
4. (F) + NaI → (H) + (I)
5. (G) + AgNO3 → (J) + (K)
6. (A) + NaOH → (G) + (E
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung 45 Bài tập trắc nghiệm Chương Halogen, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!