HOC247 xin giới thiệu đến các em Tài liệu 40 câu trắc nghiệm Ôn tập về Công suất, hệ số công suất của mạch điện xoay chiều có sự thay đổi môn Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021 có đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
40 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ CÔNG SUẤT, HỆ SỐ CÔNG SUẤT CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ SỰ THAY ĐỔI
Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch không phụ thuộc vào đại lượng nào khi chúng thay đổi?
A.tần số của điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch.
B.điện trở thuần của đoạn mạch.
C.điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch.
D.độ tự cảm và điện dung của đoạn mạch.
Câu 2: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch
A.không thay đổi.
B.tăng rồi giảm.
C.giảm.
D.bằng 0.
Câu 3: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) (U0 không đổi, tần số góc ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh ω = ω1 thì đoạn mạch có tính cảm kháng, cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I1 và k1. Sau đó, tăng tần số góc đến giá trị ω = ω2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I2 và k2. Khi đó ta có
A.I2> I1 và k2> k1.
B.I2> I1 và k2< k1.
C.I2< I1 và k2< k1.
D.I2< I1 và k2> k1.
Câu 4: Đặt điện áp u = U√2cos2πft (trong đó U không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu điện trở thuần. Khi f = f1 thì công suất tiêu thụ trên điện trở bằng P. Khi f = f2 với f2 = 2f1 thì công suất tiêu thụ trên điện trở bằng
A.√2P. B.0,5P. C.P. D.2P.
Câu 5: Cho đoạn mạch RLC với LC= R2 đặt vào hai đầu đoạn mạch trên điện áp xoay chiều với điện áp hiệu dụng không đổi, ω thay đổi được). Khi ω = ω1 và ω = ω2 = 9ω1 thì mạch có cùng hệ số công suất và bằng
A.3/√73 B.2/√13 C.2/√21 D.4/√67
Câu 6: Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết L = CR2. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều mà tần số thay đổi, mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc là 50π (rad/s) và 200π (rad/s); hệ số công suất này là
A.2/√13. B.1/2. C.1/√2. D.3/√12.
Câu 7: Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết L = 4CR2. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều mà tần số thay đổi. Thấy mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc là 50π (rad/s) và 200π (rad/s); hệ số công suất này là
A.1/√13. B.1/√10. C.2/√13. D.2/√10.
Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều có tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C và điện trở thuần R mắc nối tiếp. Khi tần số là f1 thì hệ số công suất của đoạn mạch là cosφ1. Khi tần số là f2 = 3f1 thì hệ số công suất của đoạn mạch là cosφ2 = 2.cosφ1. Giá trị của các hệ số công suất là
A.cosφ1 = √2/5; cosφ2 = 2/5.
B.cosφ1 = √2/2; cosφ2 = 1
C.cosφ1 = 1/5; cosφ2 = √2/5.
D.cosφ1 = √7/4; cosφ2 = √14/4
Câu 9: Đặt điện áp u = U√2cos2πft (trong đó U không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm R và C mắc nối tiếp. Khi tần số là f1 hoặc f2 = 3f1 thì hệ số công suất tương ứng của đoạn mạch là cosφ1 và cosφ2 với cosφ2 = √2cosφ1. Khi tần số là f3 = f1/√2 hệ số công suất của đoạn mạch cosφ3 bằng
A.√7/4. B.√7/5. C.√5/4. D.√5/5.
Câu 10: Mắc vào đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Ở tần số f1 = 60 Hz, hệ số công suất đạt cực đại cosφ1 = 1. Ở tần số f2 = 120 Hz, hệ số công suất nhận giá trị cosφ2 = 0,707. Ở tần số f2 = 90 Hz, hệ số công suất của mạch bằng:
A.0,874. B.0,486. C.0,625. D.0,781.
Câu 11: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số có thể thay đổi được. Khi tần số là f1 thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,4 và công suất tiêu thụ của nó bằng 160 W. Khi tần số là f2 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 360 W, hệ số công suất là
A.0,6. B.0,8. C.0,9. D.1.
Câu 12: Đặt vào đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (trong đó U0 không đổi, f thay đổi được). Khi tần số là f = f1 và f = 4f1 thì công suất trong mạch như nhau và bằng 80% công suất cực đại mà mạch có thể đạt được. Khi f = 5f1 thì hệ số công suất của mạch điện là
A.0,75. B.0,82. C.0,53. D.0,46.
Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (trong đó U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn gồm điện trở R và tụ điện C mắc nối tiếp. Khi tần số bằng 20 Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 10 W; khi tần số bằng 40 Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 20 W. Khi tần số bằng 60 Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A.30 W. B.40 W. C.24,5 W. D.28,9 W.
Câu 14: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (trong đó U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn gồm điện trở R và tụ điện C mắc nối tiếp. Khi tần số bằng 20 Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 20 W; khi tần số bằng 40 Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 32 W. Khi tần số bằng 60 Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A.48 W. B.44 W. C.36 W. D.64 W.
Câu 15: Đặt điện áp xoay chiều u = U√2cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R tăng 2 lần và dòng điện trong hai trường hợp vuông pha nhau. Hệ số công suất của đoạn mạch lúc sau bằng
A.√3/2. B.√2/2. C.1/√5. D.2/√5.
...
---(Nội dung từ câu 16-40 kèm đáp án, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là toàn bộ nội dung 40 câu trắc nghiệm Ôn tập về Công suất, hệ số công suất của mạch điện xoay chiều có sự thay đổi môn Vật Lý 12 năm học 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng Tài liệu này này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.