38 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề - Công nghiệp - Dịch vụ Địa lí 9 có đáp án được Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm 38 câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các em vừa ôn tập ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài môn Địa lí 9 thật hiệu quả chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!
38 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ : CÔNG NGHIỆP – DỊCH VỤ ĐỊA LÍ 9 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình B. Khí hậu
C. Vị trí địa lý D. Nguồn nguyên nhiên liệu.
Câu 2: Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là:
A. Dân cư và lao động.
B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp
C. Các nhân tố kinh tế - xã hội.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Câu 3: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là:
A. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao
B. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
D. Vị trí địa lí thuận lợi.
Câu 4: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:
A. Công nghiệp dầu khí B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất. D. Công nghiệp điện tử
Câu 5: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:
A. Khai thác than B. Hoá dầu
C. Nhiệt điện, D. Thuỷ điện.
Câu 6: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là:
A. Than B. Hoá dầu
C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện.
Câu 7: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác:
A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp hoá chất.
C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. D. Công nghiệp năng lượng.
Câu 8: Trung tâm công nghiệp nào dưới đây có các ngành chuyên môn hoá chủ yếu là dệt, may; chế biến lương thực, thực phẩm; hoá chất; điện tử; cơ khí; luyện kim đen; luyện kim màu; sản xuất ô tô; đóng tàu; sản xuất giấy xenlulo; vật liệu xây dựng; nhiệt điện.
A. Hà Nội B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Bà Rịa - Vũng Tàu D. Hải Phòng
Câu 9: Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có:
A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.
B. Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 10: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2002, nước ta đã hình thành được mấy ngành công nghiệp trọng điểm?
A. 8 B. 9 C. 7 D. 10
Câu 11: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2002, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao thứ nhất, nhì, ba lần lượt là:
A. Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu.
B. Khai thác nhiên liêu; điện; chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Chế biến lương thực, thực phẩm; điện; khai thác nhiên liệu.
D. Chế biến lương thực, thực phẩm; khai thác nhiên liệu; cơ khí, điện tử.
Câu 12: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ:
A. Chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, điện.
B. Chế biến lượng thực thực phẩm, các ngành công nghiệp khác, cơ khí điện tử, dệt may, điện, hóa chất, vật liệu xây dựng.
C. Chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, điện, hóa chất, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử, khai thác nhiên liệu.
D. Tất cả đều sai
Câu 13: Các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là:
A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La.
B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ.
C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại.
D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau.
Câu 14: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta hiện nay là:
A. Hòa Bình B. Sơn La C. Trị An D. Thác Bà.
Câu 15: Các trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thái Nguyên.
Câu 16: Các trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta:
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Đà Nẵng.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thủ Dầu Một.
Câu 17: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giai đoạn 2000 – 2007 (giá so sánh năm 1994; đơn vị: nghìn tỉ đồng)
|
2000 |
2007 |
Dệt, may |
16,1 |
52,7 |
Da, giày |
8,9 |
27,2 |
Giấy in, văn phòng phẩm |
6,2 |
16,2 |
Tỉ trọng ngành dệt, may trong cơ cấu giá trị sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta năm 2000 và 2007:
A. 51,6% và 54,8% C. 106,6% và 120,3%
B. 16,1% và 52,7% D. 15,1% và 43,4%
Câu 18: ho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên và cả nước thời kì 1995 – 2002 (nghìn tỉ đồng)
Khu vực |
1995 |
2000 |
2002 |
Tây Nguyên |
1,2 |
1,9 |
2,3 |
Cả nước |
103,4 |
198,3 |
261,1 |
So sánh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên so với cả nước thời kì 1995-2002?
A. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chậm hơn so với cả nước (192% so với 252%)
B. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước liên tục tăng, lần lượt là 1,1 nghìn tỉ đồng và 157,7 nghìn tỉ đồng.
Câu 19: Ưu thế lớn nhất của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta:
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Có sự đầu tư lớn.
D. Có nguồn nhân lực
Câu 20: Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do:
A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn
B. Giao thông vận tải phát triển hơn
C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
D. Có nhiều chợ hơn.
Câu 21: Tuyến đường nào đi qua 6/7 vùng kinh tế của đất nước:
A. Đường sắt Thống Nhất
B. Quốc lộ 1A
C. Đường Hồ Chí Minh
D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.
Câu 22: Hiện nay, nước ta có bao nhiêu sân bay?
A. 18 B. 21 C. 22 D. 10
Câu 23: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào?
A. Dân cư đông và nguồn lao động dồi dào.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài.
C. Trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước.
Câu 24: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ.
A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
B. Nền kinh tế phát triển năng động.
C. Giao thông vận tải phát triển.
D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 25: Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận dưới đây, nhóm di sản nào thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ:
A. Cố đô Huế, Hạ Long
B. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn
C. Phong Nha – Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn
D. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.
{-- Nội dung đề từ câu 26-38 và đáp án của tài liệu Trắc nghiệm ôn tập chuyên đề - Công nghiệp - Dịch vụ Địa lí 9 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 38 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề - Công nghiệp - Dịch vụ Địa lí 9 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !