YOMEDIA

25 câu trắc nghiệm tốc độ phản ứng hóa học có đáp án (nâng cao)

Tải về
 
NONE

Dưới đây là 25 câu trắc nghiệm tốc độ phản ứng hóa học (nâng cao) với đáp án cụ thể, chi tiết sẽ giúp các em học sinh nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm. Hy vọng đây sẽ là tài liêu hữu ích cho việc ôn tập của các em học sinh.

ATNETWORK
YOMEDIA

25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án

Bài 1:Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac.

N2(k) + 3H2(k) ⇔  2NH3(k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận.

A. giảm đi 2 lần.

B. tăng lên 2 lần.

C. tăng lên 8 lần.

D. tăng lên 6 lần.

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

vt = k. [N2].[H2]3 (k là hằng số tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm)

→ Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì vt’= k. [N2].[2H2]3 = 8vt

→ Tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần

Bài 2:Xét cân bằng. N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần.

B. tăng 3 lần.

C. tăng 4,5 lần.

D. giảm 3 lần

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Vt = k[N2O4], Vn = k[NO2]2

ở trạng thái cân bằng. Vt = Vn

Nên khi tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2 tăng 3 lần

Bài 3:Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)

Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là.

A. 8.10-4 mol/(l.s)

B. 6.10-4 mol/(l.s)

C. 4.10-4 mol/(l.s)

D. 2.10-4 mol/(l.s)

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

t= 2 phút = 120 giây ; CM bđ (Br2) = 0,072 mol/l ; CM sau(Br2) = 0,048 mol/l

→ CM pứ (Br2) = 0,072 - 0,048 = 0,024 mol/s ; Vtb =0,024/120 = 2.10-4mol/(l.s)

Bài 4: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng. mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

A. t3 < t2 < t1

B. t1 < t2 < t1

C. t1= t2 = t3

D. t2 < t1 < t3

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Sử dụng yếu tố diện tích tiếp xúc, diện tích tiếp xúc càng lớn, thời gian càng nhỏ.

Bài 5:Cho các cân bằng.

(1) H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k)

(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇌ 2NO2 (k)

(3) CO(k) + Cl2(k) ⇌ COCl2 (k)

(4) CaCO3 (r) ⇌ CaO (r) + CO2 (k)

(5) 3Fe (r) + 4H2O (k) ⇌ Fe3O4 (r) + 4H2 (k)

Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là .

A. (1), (4).

B. (1), (5).

C. (2), (3), (5).

D. (2), (3).

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tổng số mol phân tử khí của chất tham gia phản ứng lớn hơn tổng số mol phân tử khí của sản phẩm.

(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇌ 2NO2 (k)

3 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

(3) CO(k) + Cl2(k) ⇌ COCl2 (k)

2 mol phân tử khí 1 mol phân tử khí

Bài 6:Cho các phản ứng.

(1) H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k)

(2) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

(3) 3H2 (k) + N2 (k) ⇌ 2NH3 (k)

(4) N2O4 (k)⇌ 2NO2 (k)

Các phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch khi ta giảm áp suất của hệ là .

A. (2), (3).

B. (2), (4).

C. (3), (4).

D. (1), (2).

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tổng số mol chất phân tử khí của chất tham gia phản ứng lớn hơn tổng số mol phân tử khí của sản phẩm.

(2) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

3 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

(3) 3H2 (k) + N2 (k) ⇌ 2NH3 (k)

4 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

Bài 7: Phản ứng . 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là .

A. Thuận và thuận.

B. Thuận và nghịch.

C. Nghịch và nghịch.

D. Nghịch và thuận.

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Phản ứng tỏa nhiệt, giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí (chiều nghịch).

Bài 8: Cho cân bằng hóa học. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là.

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Phản ứng tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Khi giảm áp suất, Cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí (chiều nghịch).

Giảm nồng độ SO3, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3 (chiều thuận).

Bài 9:Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng .

4NH3 (k) + 3O2 (k) ⇌ 2N2 (k) + 6H2O (h) ΔH < 0

Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi .

A. Tăng nhiệt độ.

B. Thêm chất xúc tác.

C. Tăng áp suất.

D. Loại bỏ hơi nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Phản ứng tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.

Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí (chiều nghịch).

Bài 10:Cho phương trình hoá học .

N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k) ΔH > 0

Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên ?

A. Nhiệt độ và nồng độ.

B. Áp suất và nồng độ.

C. Nồng độ và chất xúc tác.

D. Chất xúc tác và nhiệt độ.

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Chất xúc tác và áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng (do số mol phân tử khí ở hai vế là bằng nhau).

Bài 11:Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?

A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.

B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC.

D. Thêm chất xúc tác.

Đáp án D.

Bài 12:Cho các phát biểu sau .

(1) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.

(2) Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.

(3) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

(4) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

(5) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

(6) Sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch 2NO2 ⇌ N2O4 không phụ thuộc sự thay đổi áp suất.

Số phát biểu sai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Các phát biểu sai. 1, 2, 4.

Bài 13: Cho cân bằng (trong bình kín) sau .

CO (k) + H2O (k)⇌ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0

Trong các yếu tố. (1) tăng nhiệt độ ; (2) thêm một lượng hơi nước ; (3) thêm một lượng H2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là .

A. (1), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Tổng số mol phân tử khí ở hai vế là bằng nhau, nên áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng.

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung 25 câu trắc nghiệm tốc độ phản ứng hóa học có đáp án (nâng cao), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON