Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dưới đây để hiểu hơn về nhân vật Chí Phèo, về những bi kịch mà Chí Phèo phải gánh chịu qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Chúc các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích từ tài liệu dưới đây. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.
Mời các em xem thêm video bài giảng Chí Phèo - Kim Lân của cô Phan Thị Mỹ Huệ, để cùng hiểu rõ hơn về nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết và dễ hiểu, giúp cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ cho các em; nhằm tạo thuận lợi cho các em trong quá trình viết bài văn nghị luận xã hội phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo được chính xác và hấp dẫn hơn nữa. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
- Dẫn dắt vào vấn đề: Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
- Tóm tắt:
- Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
- Phân tích
- Nhân vật Chí Phèo
- Chí phèo là người nông dân lương thiện: Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
- Nhờ sự cưu mang của nhiều người.
- 20 tuổi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm thuê cho Bá Kiến.
- Ao ước có một gia đình: Chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
- → Người nông dân chăm chỉ, trong sáng, có ước mơ giản dị.
- Chí phèo là thằng lưu manh:
- Bá kiến ghen tuông đẩy vào tù.
- Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
- Biến đổi nhân hình: Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết và cái ngực phanh đầy nét trạm trỗ rồng phượng.
- → Chí phèo mất hết hình người.
- Biến đổi nhân tính:
- Trở thành du côn du đãng.
- Say triền miên, cướp giật, rạch mặt ăn vạ.
- Tay say cho Bá Kiến.
- → Chí phèo đánh mất nhân tính.
- Chí phèo là người nông dân lương thiện: Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
- Nhân vật Chí Phèo
- => Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành tên lưu manh.
- Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
- Tình yêu của Thị Nở đánh thức bản bất lương thiện của Chí Phèo.
- Chí phèo đã thức tỉnh, quay trờ lại tính hiền lành.
- Nhận biết mọi âm thanh trong cuộc sống.
- Nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
- Muốn làm người lương thiện.
- Bát cháo hành: Biểu tượng tình yêu, đánh thức bản tính hiền lành của Chí.
- → Tác giả trân trọng người nông dân ngay cả khi học biến chất.
- Diến biến bi kịch bị cự tuyệt
- Nguyên nhân: Bà cô thị nở không cho Thị lấy Chí.
- Tâm trạng Chí Phèo: Lúc đầu Chí ngạc nhiên, đau đơn thất vọng, sau đó. Chí hiểu mọi việc, đến đâm chết kẻ thù và tự sát.
- → Niềm khao khát được sông lương thiện và tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến.
- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
- Thông qua nhân vật Chí Phèo, tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thể hiện :
- Chí Phèo đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Qua tiếng chửi ở đầu câu chuyện, ta nhận thấy những cảm xúc của Chí: hằn học, thù hận, thái độ của người dân làng Vũ Đại đối với Chí: dửng dưng, khinh miệt; thái độ nhà văn: xót xa, thương cảm; thái độ người đọc: tò mò…
- Chí là một đứa con hoang bị bỏ rơi với tuổi thơ bất hạnh và nhiều tủi cực
- Sau khi ra tù, Chí Phèo vẫn phải tiếp tục làm việc cho Bá Kiến và bi kịch tha hóa, lưu manh là con đường dẫn đến bị cự tuyệt quyền làm người của Chí
- Chí cũng đã từng khao khát hoàn lương sau khi gặp Thị Nở. Thế nhưng, tại đây, tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lại lên đến đỉnh điểm với câu nói của bà cô Thị Nở. Và một loạt những hành động, lời nói của Chí trong cơn say nhưng tỉnh đã kết thúc cuộc đời Chí cũng như cuộc đời Bá Kiến
- Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
c. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật Chí Phèo cũng như bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người được thể hiện qua nhân vật Chí Phèo
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Gợi ý làm bài
Khi Chí Phèo "Ngất ngưởng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính đên nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ", (giáo sư Nguyễn Đặng Mạnh). Trong muôn vàn nỗi khốn khổ tủi nhục mà Chí đã nếm trải, không thể không chú ý đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của y. Đó cũng là chủ đề xuyên suốt tạo nên giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm "Chí Phèo".
"Bi kịch là tình cảnh éo le đầy đau thương bế tắc chưa có lối thoát mà con người phải chịu đựng". Hiểu theo nghĩa ấy, số phận Chí Phèo là một chuỗi dài bi kịch mà bi kịch sau bao giờ cũng đau đớn hơn bi kịch trước. Nhiều người khẳng định: Chí xuất hiện sau tiếng chửi, điều ấy đúng! Nhưng có lẽ chưa đủ Nam Cao thường giới thiệu với người đọc ở giai đoạn quan trọng nhất của số phận nhân vật.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Chí đã nói câu cuối cùng với Bá Kiến và cũng là tự nói với bản thân mình. Hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí cho người đọc thấy cuối cùng rồi Chí cũng trả được mối thù. Nhung cái giá phải trả của Chí là quá đắt. Cái chết của Chí là lời tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội vô nhân, là lời kêu cứu khẩn thiết về quyền con người. Chí chết, mồm ngáp ngáp trong vũng máu, nhưng Chí không tuyệt tự. Sức sống, sức mở và giá trị điển hình của nhân vật này là vô biên. Chí không chỉ đại diện cho nỗi khổ của người nông dân thời kì nước ta còn sống trong vòng nô lệ. Chí còn đại diện cho cái phần khùng điên khuất tối mà sinh ra trên cõi đời này, ai cũng có thể có, nếu không biết tự kiềm chế và nếu bị các thế lực hắc ám "nuôi dưỡng".
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí do nhiều căn nguyên. Có căn nguyên từ xã hội và cũng có căn nguyên từ bản thân Chí. Khi quyền con người còn bị xúc phạm thì bi kịch của đời Chí Phèo còn được nhắc đến như một nỗi đau của toàn nhân loại.
Mong rằng, với tài liệu trên, các em sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật Chí Phèo cũng như những nổi đau, những bi kịch mà Chí Phèo đã phải trải qua. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)