YOMEDIA

Một số dạng bài tập ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Một số dạng bài tập ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 10

 

BÀI TẬP OXI – OZON – HIDRO PEOXIT

Dạng 1: Hoàn thành chuổi phản ứng hóa học.

a) KClO3 → O2 →  SO2 → Na2SO3 → Na2SO4 → NaCl → AgCl

b) KClO3 → O2 →  SO2 → Na2SO3 → Na2SO4 → NaCl  Cl2 → HClO                             

c) KMnO4  → O2 →  S  → H2S → SO2→ Na2SO3 → Na2SO4

d) H2O2 → O2 →Na2O → NaCl → Cl2 → HCl  → AgCl

Dạng 2: Câu hỏi thực tiễn.

a) Tại sao khi trời nắng nóng cá thường ngoi lên mặt nước để thở?

b) Vì sao khi sưởi ấm bằng than cần mở thông thoáng cửa?

c) Oxi trong tự nhiên được sinh ra như thế nào?

d) Giải thích câu nói: “ Lửa thử vàng gian nan thử sức“?

e) Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn?

Dạng 3: Nhận biết chất khí.

a)  Nhận biết các chất khí sau: O­2 và O3.

b)  Nhận biết các chất khí sau: O­2 , O3, CO2 và HCl.

c)  Nhận biết các chất khí sau: O­2 , O3 , HCl và N2.

d)  Nhận biết các chất khí sau: O­2 , CO2 , H2.

Dạng 4: Viết phương trình phản ứng chứng minh.

a)  Viết 3  phương trình chứng minh oxi có tính oxi hóa mạnh (kim loại, phi kim, hợp chất)

b)  Viết phương trình chứng minh oxi và ozon đều có oxi hóa nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

c)  Viết phương trình chứng minh nước và hidropeoxit đều có tính oxi hóa nhưng tính oxi hóa của hidropeoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.

d)  Viết 2 phương trình chứng minh hidropeoxit có tính khử.

e)  Viết 2 phương trình chứng minh hidropeoxit có tính oxi hóa.

Dạng 5: Toán về oxi, ozon, hidro peoxit.

Câu 1. Để thu được khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta phân hủy các hợp chất như: KClO3, KNO3, H2­O2. Để thu được 5,6 lít O2 (đktc) cần dùng khối lượng mỗi chất là bao nhiêu?

Câu 2: Khi tiến hành nhiệt phân 1,58g KMnO4 thì khối lượng oxi thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 85%.

Câu 3. Để thu được 6,72 lít khí O2 (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể KClO3.5H2O (khi có xúc tác MnO2) ? Biết hiệu suất phản ứng là 75%.

Câu 4: Để oxi hóa hoàn toàn 3,24 gam một kim loại R thì cần vừa đủ 2,016 lít khí oxi (đktc). Xác định kim loại R?

Câu 5: Cho 6 gam một kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng với oxi tạo ra 10 gam oxit. Công thức oxit của kim loại M đó là?

Câu 6: Đốt 13 gam một kim loại hóa trị II trong khí oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng là 16,2 gam. Xác định tên kim loại ? (Cho Zn=65, Fe=56, Cu=64, Ca=40)

Câu 7: Cho 7,2 g kim loại M có hoa trị không đổi phản ứng hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cl2 và O2.  Sau phan ứng thu được 23g chất rắn Y và thể tích của hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (Đktc). Xác định kim loại M?

Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1: 1 thu được 13,1g hỗn hợp Y gồm các oxit. Tính giá trị của  m?

Câu 9. Hỗn hợp khí oxi và ozon có tỉ khối so với H2 là 18,67. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp?

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với oxi là 1,25. Thành phần % theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X là bao nhiêu?

Câu 11: – Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3. Tỉ khối hơi của A đối với khí hidro bằng 19,2.

– Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO. Tỉ khối hơi của B đối với khí hidro bằng 3,6.

a) Xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A và B?

b) Một mol hỗn hợp khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khi CO?

Câu 12: Khi đốt 18,4 (g) hỗn hợp Zn, Al thì cần 5,6 (l) khí O2 (đkc).

a) Tính % theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu?

b) Nếu cho 9,2 (g) hỗn hợp kim loại vào dung dịch HCl thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

Câu 13: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp gồm KCl và KClO3. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn nặng 152 gam. Tính % khối lượng của KCl trong hỗn hợp?

Câu 14: Cho 200ml dung dịch hỗn hợp X gồm H2O2 và FeCl3. Cho X tác dụng với dung dịch KI dư thu được 50,8g chất rắn màu đen tím. Mặt khác X tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường axit H2SO4. Tính nồng độ mol/lít của FeCl3?

Câu 15: Cho 6,72 lít hỗn hợp gồm oxi và clo (đktc) phản ứng vừa đủ với hỗn hợp rắn gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al. Tính % về khối lượng của oxi trong hỗn hợp ban đầu?

BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN LỚP 10

A. LÍ THUYẾT:

1)Hoàn thành chuỗi phương trình phản ứng sau:

a. KMnO4 →  Cl2 → HCl→ NaCl→ Cl2 → KCl→ AgCl

b. MnO2 → Cl2→ FeCl3 →  Fe(OH)3 → Fe2O3→ FeCl3→ AgCl

c. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl2→ FeCl3 →AgCl

d. K2Cr2O7→Cl2 → NaCl→ NaOH → nước Gia ven

f. NaCl   → Cl2 →  HCl  → NaCl → HCl→  CuCl2  → AgCl.

2)Phân biết lọ mất nhãn:

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn sau:

a.  HNO3, HCl, NaCl, NaNO3

b.  HNO3, HCl, NaOH, NaCl, NaNO3

c.  HCl, KOH, KBr, KNO3

d.  HCl, NaOH, NaCl, NaNO3.

e.  NaOH, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3

f. HCl, NaOH, NaCl. NaBr

3)Nêu tính chất viết phương trình

Câu 1: Viết 3 phương trình điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm.

Câu 2: Viết phương trình hóa học chứng minh Cl2 vừa là chất khử vừa chất oxi hóa?

Câu 3: Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố Clo? Giải thích vì sao nguyên tố Clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Viết 2 phương trình hóa học của clo chứng minh tính chất trên?

Câu 4: Cho biết tính chất hóa học cơ bản của axit clohiđric? Mỗi tính chất cho 1 phương trình minh họa?

Câu 5: Chứng minh brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot.

Câu 6 : Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh :
a.  Axit HCl tham gia phản ứng oxi hoá – khử với vai trò

- Chất oxi hoá.

- Chất khử.

 b. Axit  HCl tham gia phản ứng trao đổi.

4. Câu hỏi thực tiển

a. Vì sao khi hòa tan clo vào nước thì ta được dung dịch có tính tẩy màu?

b. Vì sao không đựng dung dịch axit flohiđric trong bình bằng thủy tinh?

B. BÀI TẬP

DẠNG 1:  ĐIỀU CHẾ

Câu 1. Dùng 94,8 gam KMnO4 phản ứng với axit HCl nồng độ 36%.

a. Tính thể tích khí thu được ở đktc và khối lượng muối thu được ddịch  sau phản ứng?

b. Tính khối lượng dd HCl phản ứng trên?

c. Tìm nồng độ phần trăm chất tan có trong sau phản ứng?

d. Dẫn toàn lượng khí thu được qua dd NaOH dư thu được 100ml dung dịch A. Tìm nồng độ mol/l của chất tan có trong A? (Mn=55)

Câu 2. Cho m gam MnO2 phản ứng với V lit dung dịch HCl 0,1M thu được 448 ml khí Cl2 (đktc) và dung dịch A

a. Tìm m? V?

b. Tìm nồng độ mol của chất tan có trong A? Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng?

c. Dẫn toàn lượng khí thu được qua 100ml dd NaOH 0,5M thu được dung dịch A. Tìm nồng độ mol/l của chất tan có trong A? Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng?

DẠNG 2 : XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI, PHI KIM

Câu 1: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).

a) Xác định nguyên tố X  ?    

b) Tính thế tích khí HX thu được khi người ta cho X tác dụng với 4,48 lít H2 ở đktc ?

c) Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng ?

Câu 2: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên halogen trên.

Câu 3: Cho 4,8 g một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hiđro thu được.

b)Xác định tên kim loại R.

c) Tính khối lượng muối khan thu được

Câu 4: Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc).

a) Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.

b) Tính giá trị V.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Câu 5: Khi cho m (g) kim loại canxi tácdụng hoàn toàn với 17,92 lít khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua.

a) Viết PTPƯ dạng tổng quát.

b) Xác định công thức chất khí X2 đã dùng.

c) Tính giá trị m.

Câu 6: Cho 10,8g kim loại hoá trị III tác dụng với clo tạo thành 53,4g muối.

a) Xác định tên kim loại.

b) Tính lượng mangan dioxit và thể tích dung dịch axit clohidric 37% (d = 1,19 g/ml) cần dùng để điều chế lượng clo trong phản ứng trên, biết hiệu suất của phản ứng điều chế clo là 80%.

Câu 7: Hòa tan 16 g oxit của kim loại R hóa trị III cần dùng 109,5 g dung dịch HCl 20%. Xác định tên R.

Câu 8: Hòa tan 15,3 g oxit của kim loại M hóa trị II vào một lượng dung dịch HCl 18,25% thu được 20,8 g muối. Xác định tên M và khối lượng dung dịch HCl đã dùng.

Câu 9: Hòa tan 27,6g muối R2CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2M thu được 29,8 g muối. Xác định tên R và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Câu 10:   Cho 4,8 gam  kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại R.

Câu 11:   Cho 0,9 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 2,24 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định tên kim loại.

Câu 12:   Cho 7,8 gam kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thì thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Xác định tên kim loại.

Câu 13: Khi cho 2,4 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1,12 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định tên kim loại.

Câu 14:  Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí (đktc).

a. Xác định tên kim loại A.

b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

Câu 15:  Cho 10,8g một kim loại R ở nhóm IIIA tác dụng hết 500 ml d­d HCl thu được 13,44 lit khí (đktc).

a. Xác định tên kim loại R.

b.  Tìm nồng độ mol/l dung dịch HCl cần dùng.

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH 2 HALOGEN LIÊN TIẾP BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH

Câu 1: Cho 3,87 gam hỗn hợp muối natri của hai hologen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63g             kết tủa . Xác định tên của hai halogen?

Câu 2: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự  nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu  được 8,61 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu?

Câu 3: Cho dung dịch chứa 10 gam hỗn hợp gồm hai muối KX và KY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự  nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu  được 14,35 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của KX trong hỗn hợp ban đầu?

Câu 4: Cho 16,15 gam dung dịch hỗn hợp hai muối NaX, NaY ( X, Y là hai halogen liên tiếp ) tác dụng với dung dịch AgNO3dư thu được 33,15 gam kết tủa trắng. Xác định tên của X và Y?

Câu 5: Cho dung dịch chứa 10 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự  nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu  được 7,175 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu?

Câu 6: Cho 12,65 gam dung dịch hỗn hợp hai muối NaX, NaY ( X, Y là hai halogen liên tiếp ) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 21,15 gam kết tủa trắng. Xác định X và Y?

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Một số dạng bài tập ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF