YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về bảng tuần hoàn nguyên tố Hóa học môn Hóa 10 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Lý thuyết và bài tập về bảng tuần hoàn nguyên tố Hóa học môn Hóa 10 năm 2019-2020 được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình HK1 môn Hóa lớp 10 một cách hiệu quả, đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

 

A. LÝ THUYẾT

I - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Nguyên tắc sắp xếp

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.

- Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.

- Chu kỳ lớn: gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.

c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

d- Khối các nguyên tố:

- Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

- Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

- Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

- Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

II - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p

- Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.

- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

2. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. (kim loại chuyển tiếp)

- Cấu hình electron nguyên tử có dạng: (n – 1)da ns2 (a = 1 → 10)

- Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n – 1)d nhưng chưa bão hòa.

- Đặt S = a + 2, ta có: - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm.

- 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.

3. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý

a– Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:

- Trong cùng chu kỳ: bán kính giảm.

- Trong cùng nhóm A: bán kính tăng.

b– Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:

- Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.

- Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.

Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. (tính bằng Kj/mol)

4. Độ âm điện

Độ âm điện của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

Khi điện tích hạt nhân tăng:

- trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

- trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

5. Sự biến đổi tính kim loại - phi kim

a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng:

* Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng:

* Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

6. Sự biến đổi hóa trị

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro = Số thứ tự nhóm – Hóa trị đối với oxi

Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)

R2On: n là số thứ tự của nhóm.

RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.

Nhóm

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Oxit

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Hiđrua

 

 

 

RH4

RH3

RH2

RH

7. Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng

a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính baz giảm, tính axit tăng.

b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính baz tăng, tính axit giảm.   

B. BÀI TẬP:

Câu 1: Tìm câu phát biểu sai khi nói về chu kì:

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân

B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau

C. Trong chu kì 2,3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8

D. Chu kì nào cũngmở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có electron hóa trị bằng nhau

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron bằng nhau

C. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm

D. Số thứ tự của nhóm bằng hóa trị cao nhất với oxi

Câu 3: Chọn câu đúng:

A. Tính chất của các nguyên tố hóa học cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau

B. Tính chất của các nguyên tố hóa học cùng nhóm A bao giờ cũng tương tự nhau

C. Tính chất của các ngtố chỉ phụ thuộc vào cấu trúc lớp vỏ e mà không phụ thuộc vào lớp e ngoài cùng

D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong một chu kì là tương tự nhau

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có cùng:

A. Nguyên tử khối                                          B. Số lớp electron

C. Cấu hình electron lớp ngoài cùng              D. Bán kính nguyên tử

Câu 5: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:

A. Các nguyên tố s                                         B. Các nguyên tố p

C. Các nguyên tố s và các nguyên tố p          D. Các nguyên tố d

Câu 6: Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình e nguyên tử?

A. Số electron hóa trị                                      B. Số lớp electron

C. Số electron lớp L                                       D. Số phân lớp electron

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B

Câu 8: Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?

A. Nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f

B. Tổng số electron trên lớp ngoài cùng

C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng

D. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó

Câu 9: Số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết:

1. Số điện tích hạt nhân                                  4. Số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2. Số nơtron trong nhân nguyên tử                5. Số proton trong nhân hoặc electron trên vỏ

3. Số electron trên lớp ngoài cùng                  6. Số đơn vị điện tích hạt nhân.

Hãy cho biết các thông tin đúng:

A. 1,3,5,6                                 B. 1,2,3,4                    C. 1,3,4,5,6                             D. 2,3,5,6       

Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 33 trong bảng tuần hoàn. X thuộc:

A. Chu kì 3, nhóm VA                                                B. Chu kì 4, nhóm VB

C. Chu kì 4, nhóm VA                                               D. Chu kì 3, nhóm IIIA

Câu 11: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:

A. Nhóm IA                B. Chu kì 2                  C. Nhóm IIIA             D. Chu kì 3

Câu 12: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VA, cấu hình electron là:

A. 1s22s22p63s13p4                                          B. 1s22s22p63s23p5

C. 1s22s22p63s23p6                                          D. 1s22s22p63s23p3

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IVA có số hiệu nguyên tử là:

A. 13                           B. 14                           C. 21                                       D. 22

Câu 14: Nguyên tố hóa học Ca có Z=20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Số electron trên lớp vỏ là 20

B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng

C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton 

D. Nguyên tố hóa học này là phi kim

Câu 15: Nguyên tố hóa học X có electron hóa trị là 3d34s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 4, nhóm VA                                                B. Chu kì 4, nhóm VB

C. Chu kì 4, nhóm IIA                                               D. Chu kì 4, nhóm IIIB

...

Trên đây là trích đoạn Lý thuyết và bài tập về bảng tuần hoàn nguyên tố Hóa học môn Hóa 10 năm 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF