Cùng Hoc247 trải nghiệm tài liệu Lý thuyết ôn tập các chủ đề liên quan đến phần 3 - Vi sinh vật Sinh học 10 - Trường THPT Nga Thắng nằm trong phần Ôn tập chương I - VSV thuộc chương trình Sinh học 10 sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Hy vọng rằng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!
VI SINH VẬT SINH HỌC 10
I. SINH TRƯỞNG CỦA VSV
1. Khái niệm sinh trưởng ở vsv. Vận dụng công thức tính số tế bào vi khuẩn sau thời gian nuôi cấy để tính thời gian thế hệ, số lần phân chia, số vi khuẩn sinh ra.
-Khái niệm sinh trưởng ở vsv: là sự tăng số lượng tế bào.
-Các công thức:
n lần phân chia
1tb →→→→→→→→→→→ 2n tb
n lần phân chia
N0tb →→→→→→→→→→→ N0*2ntb
n= |
t(thời gian nuôi cấy) ------------------------------- |
|
||
g(thời gian thế hệ) |
2. Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục. Vẽ đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục.
-Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục:
Nuôi cấy không liên tục |
Nuôi cấy liên tục |
- Không bổ sung chất dinh dưỡng mới. - Không rút bỏ các chất thải và sinh khối. - Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. - Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong. |
- Bổ sung thường xuyên dinh dưỡng mới. - Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối. - Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ VSV tương đối ổn định, không có pha tiềm phát. - Vi sinh vật không bị phân hủy ở pha suy vong. |
- Vẽ đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục:
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ ĐẾN SINH SINH TRƯỞNG CỦA VSV
{-- Nội dung phần II. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của VSV của tài liệu Lý thuyết ôn tập các chủ đề liên quan đến phần 3 - Vi sinh vật Sinh học 10 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
III. CẤU TRÚC VIRUT
1. Tại sao virut không được coi là một cơ thể sinh vật?
Virut chưa được coi là một cơ thể sống mà chỉ là dạng sống vì virut có cấu tạo quá đơn giản:
- Không có cấu tạo tế bào
- Bên ngoài cơ thể vật chủ chúng không có các đặc điểm cơ bản của thể sống: sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa vật chất và năng lượng...
- Sống kí sinh bắt buộc và chỉ nhân lên và phát triển trong tế bào chủ
Tuy không được coi là một cơ thể sống nhưng chúng vẫn được xếp vào giới vi sinh vật vì có khả năng nhân lên và di truyền các đặc điểm của mình cho thế hệ sau.
2. Cấu tạo virut. Vai trò của các thành phần cấu tạo virut. Phân biệt virut trần và virut có vỏ bọc.
*Cấu tạo và vai trò của các thành phần cấu tạo nên virut:
-Vỏ capsit:
+ Là lớp áo protein bao bọc genom của virut
+ Được cấu tạo bởi nhiều đơn vị protein là capsome.
+ Có cấu trúc dạng que, dạng khối đa diện hoặc cấu trúc phức tạp ở phagơ.
+ Chức năng: bảo vệ lõi A.nu; mang yếu tố hấp phụ và xâm nhập; mang tính kháng nguyên gây bệnh...
-Lõi axit nucleic: tùy theo loại virut, axit nucleic có thể là ADN (mạch kép hoặc mạch đơn) hoặc ARN (mạch kép hoặc mạch đơn). → quy định mọi tính trạng của của virut.
* Phân biệt virut trần và virut có vỏ bọc:
|
Virus trần |
Virus có vỏ bọc |
Vỏ |
Chỉ có một vỏ là vỏ capsit |
Có 2 vỏ: vỏ capsit và vỏ bao lấy bên ngoài nucleocapsit |
Vỏ ngoài có nguồn gốc: chủ yếu từ màng sinh chất tế bào vật chủ |
||
Hấp phụ |
Phân tử ở đỉnh khối đa diện sẽ gắn với thụ thể bề mặt của tế bào |
Trên bề mặt có các gai Glicoprotein do nó mã hóa => bám vào thụ thể bề mặt tế bào |
Xâm nhập |
Vào tế bào tương tự theo cơ chế nhập bào (như amip bắt mồi) |
Vỏ ngoài dung hợp với màng sinh chất tế bào chủ |
Phóng thích |
Chúng làm tan màng tế bào => chui ra ồ ạt |
Không làm tan màng tế bào, mà nảy chồi qua bề mặt tế bào (như xuất bào) |
IV. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
{-- Nội dung phần IV. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ của tài liệu Lý thuyết ôn tập các chủ đề liên quan đến phần 3 - Vi sinh vật Sinh học 10 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
V. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄMVÀ MIỄN DỊCH
1. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các phương pháp lây truyền. Kể tên được một số bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn gây ra.
- Bệnh truyền nhiễm: là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp.
- Các phương pháp lây truyền:
+Lây truyền theo đường hô hấp.
+Lây truyền theo đường tiêu hóa.
+Lây truyền qua tiếp xúa trực tiếp.
+Truyền từ mẹ sang thai nhi.
- Một số bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn gây ra:
+ Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS)...
+ Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột...
+ Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi.
+ Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B.
+ Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi...
2. Miễn nhiễm là gì? Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
* Miễn dịch: là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
* Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu:
- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy.
- Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại:
+ Miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc)
+ Miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra).
3. Phân biệt kháng nguyên và kháng thể. Inteferon là gì? Vai trò của inteferon.
- Phân biệt kháng nguyên và kháng thể:
+Kháng nguyên: là phần tử bên ngoài xâm nhập vào cơ thể tác động xấu đến hệ miễn dịch.
+Kháng thể: chính là thành phần bên trong cơ thể để bảo vệ cơ thể, là thành phần cơ bản tạo nên hệ miễn dịch.
=> Kháng thể được sinh ra để tiêu diệt kháng nguyên.
-Interferon là loại protein đặc biệt do tế bào tiết ra để chuống virus, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Vai trò: Kháng virus; Điều hòa miễn dịch; Chống tăng sinh khối; Kích thích sự biệt hóa tế bào; Điều hòa sinh trưởng tế bào; Giải độc; Kháng đột biến.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập các chủ đề liên quan đến phần 3 - Vi sinh vật Sinh học 10 - Trường THPT Nga Thắng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !