YOMEDIA

Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích - Văn mẫu lớp 4

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng lập dàn ý thật chi tiết trước khi tiến hành viết một bài văn tả về một đồ vật cụ thể nào đó. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả về đồ vật trong nhà mà em ấn tượng nhất.

Gợi ý làm bài:

1. Dàn ý số 1

a. Mở bài:

- Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà?

- Bàn kê ở đâu?

- Em dùng bàn vào thời gian nào?

b. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Bàn kiểu gì?
  • Làm bằng loại gỗ gì?
  • Còn mới hay cũ?
  • Kích thước chung (dài, rộng, cao...) thế nào?

- Tả từng bộ phận:

  • Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?
  • Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?...
  • Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?

c. Kết bài: 

- Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu về cái giá sách mà em muốn tả:

  • Cái giá sách đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
  • Cái giá sách đó được đặt ở đâu? Do ai sử dụng?
  • Chiếc giá sách đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?

b. Thân bài:

- Miêu tả chiếc giá sách:

  • Chiếc giá sách được làm từ chất liệu gì? Có bền và cứng cáp không?
  • Chiếc giá sách có màu gì? Đó là màu của lớp sơn hay là màu nguyên bản của chất liệu làm nên giá sách?
  • Trên chiếc giá có được trang trí thêm gì không? (hình dán, móc treo…) Do ai trang trí?
  • Kích thước của giá sách (bề ngang, bề rộng)
  • Giá sách gồm bao nhiêu ngăn? Mỗi ngăn có hình dáng gì, kích thước ra sao? Được dùng để làm gì?
  • Theo thời gian sử dụng thì có dấu vết nào xuất hiện trên chiếc giá sách hay không?

- Kỷ niệm của em cùng với chiếc giá sách:

  • Giá sách là nơi em đặt những món đồ gì? Có ý nghĩa với em ra sao?
  • Giá sách đã cùng em trải qua những khoảnh khắc nào? (giờ học căng thẳng, giờ giải lao thoải mái…)

c. Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho chiếc giá sách

- Em sẽ giữ gìn bảo vệ chiếc giá sách luôn như mới.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

b. Thân bài:

- Tả mặt trước

  • Đồng hồ mang nhãn hiệu ...
  • Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
  • Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
  • Thuộc loại đồng hồ để bàn.
  • Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
  • Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
  • Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
  • Kim giờ ngắn và to, màu đen.
  • Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
  • Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.

- Tả mặt sau

  • Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
  • Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
  • Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

- Tả hoạt động

  • Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
  • Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
  • Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
  • Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

c. Kết bài:

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quý chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

- Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)

b. Thân bài:

- Tả bao quát: Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).

- Tả chi tiết:

  • Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
  • Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
  • Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
  • Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.

- Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?

  • Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
  • Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
  • Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.

c. Kết luận:

- Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).

- Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).

5. Dàn ý số 5

a. Mở bài:

- Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:

  • Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
  • Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?
  • Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?

b. Thân bài:

- Miêu tả chiếc bình hoa:

  • Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?
  • Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)
  • Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)
  • Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)
  • Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
  • Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)

- Kỉ niệm cùng với chiếc bình:

  • Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?
  • Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?

c. Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoa

- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấy.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON