YOMEDIA

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cái bàn học của em - Văn mẫu lớp 4

Tải về
 
NONE

Tài liệu Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cái bàn học của em dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 4 biết cách lập dàn ý cho một bài văn tả về đồ vật cụ thể nào đó. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cái bàn học mà em yêu thích nhất.

Gợi ý làm bài:

1. Dàn ý số 1

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về chiếc bàn:

+ Em được phân ngồi vào chiếc bàn đó từ khi nào?

+ Chiếc bàn nằm ở đâu trong lớp học?

b. Thân bài:

- Miêu tả chung về chiếc bàn:

+ Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? Trông mới hay cũ?

+ Chiếc bàn gồm những bộ phận nào (mặt bàn, ngăn bàn, móc treo cặp)?

+ Kích thước của cái bàn như thế nào? (dài, rộng, cao… - HS có thể ước chừng như sải tay, cổ tay)

+ Những dấu vết của người sử dụng trước đó (chữ viết, hình dán, vết xước…)

- Miêu tả chi tiết:

+ Mặt bàn: hình dáng, màu sắc, kích thước, vết sử dụng của bạn học cũ, công dụng…

+ Ngăn bàn: hình dáng, kích thước, công dụng…

+ Chỗ gác chân: hình dáng, chất liệu, công dụng…

+ Móc treo cặp: vị trí, chất liệu, công dụng…

- Những hoạt động của em trên chiếc bàn (học bài, đọc chuyện, vẽ tranh, nằm nghỉ…)

- Kỉ niệm của em đối với chiếc bàn

c. Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho chiếc bàn

- Những suy nghĩ, kì vọng cho tương lai cùng chiếc bàn

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài:

- Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà? Bàn kê ở đâu? Em dùng bàn vào thời gian nào?

b. Thân bài:

- Tả bao quát: Bàn kiểu gì? Làm bằng loại gỗ gì? Còn mới hay cũ? Kích thước chung (dài, rộng, cao...) thế nào?

- Tả từng bộ phận:

+ Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?

+ Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?...

+ Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?

c. Kết bài: 

- Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về cái bàn.

- Ví dụ: Khi bước vào học lớp Một, mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà thật gọn gàng và xinh xắn.

b. Thân bài:

- Bàn học của em được đặt ở ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây

- Trên bàn phủ một tấm kính trắng, em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh của em cùng gia đình dưới tấm kính.

- Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng và ngăn nắp. Phía bên phải bàn em để cặp sách, ở giữa là lọ hoa hồng bằng ni lông màu đỏ tươi.

- Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm ngồi của em nên tạo cảm giác thoải mái khi ngồi học. Bàn có một ngăn kéo nhỏ, bên trong em để sách vở và đồ dùng học tập.

- Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh vẹc-ni nhẵn bóng.

c. Kết bài: 

- Tình cảm của em đối với chiếc bàn học

- Ví dụ: Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thiết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

- Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

b. Thân bài:

- Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).

+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).

+ Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65 cm, ghế cao khoảng 40 cm).

+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

- Công dụng của bàn: giúp em học tập.

c. Kết bài:

- Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON