YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 4 Bài 48 Ôn tập Chương II, III, IV

 
NONE

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 4 Bài 48 Ôn tập Chương II, III, IV bao gồm những cách giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao được Hoc247 biên soạn để các em có thể củng cố kiến thức sau những giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ADSENSE

Bài 1 trang 185 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 48.1:

Cảm ứng ở thực vật.

TT

Vấn đề Hướng động Ứng động

1

Khái niệm    
2 Phân loại    

Hướng dẫn giải

Vận động và cảm ứng ở thực vật.

TT

Vấn đề Hướng động Ứng động

1

Khái niệm

Là sự vận động của cây về phía tác nhân kích thích của môi trường

Là vận động của cây dưới ảnh hưởng của các tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể
2 Phân loại

- Hướng đất

- Hướng sáng

- Hướng nước

- Hướng hóa

- Vận động theo sự trương nước: cây trinh nữ, cây ăn sâu bọ.

- Vận động theo đồng hồ sinh học: tạo giàn, nở hoa, thức ngủ


Bài 2 trang 185 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 48.4:

Cảm ứng ở động vật.

TT

Các nhóm động vật

Tổ chức thần kinh Mức độ cảm ứng

1

 

Ruột khoang

   
2 Đối xứng hai bên (giun sán)    
3 Thân mềm, giáp xác, sâu bọ    
4

Động vật có xương sống

   

Hướng dẫn giải

Cảm ứng ở động vật.

TT

Các nhóm động vật

Tổ chức thần kinh Mức độ cảm ứng

1

Ruột khoang

Hệ thần kinh lưới

Mức độ: phản ứng toàn thân không chính xác
2 Đối xứng hai bên (giun sán)

Chuỗi hạch thần kinh bụng

 

Mức độ: Phản ứng cục bộ và đơn giản

3 Thân mềm, giáp xác, sâu bọ

Hệ thần kinh dạng hạch (hạch não, ngực, bụng)

Mức độ: phản ứng tương đối phức tạp và khá chính xác
4

Động vật có xương sống

Hệ thần kinh hình ống

 

Mức độ nhiều: phản xạ phức tạp và chính xác

Bài 3 trang 185 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 48.3:

Điện sinh học và dẫn truyền xung.

TT

Các vấn đề Nội dung

1

Điện thế nghỉ (điện tĩnh)  
2 Điện thế động (điện động)  
3 Truyền xung trong sợi thần kinh  
4 Truyền xung trong cung phản xạ  

Hướng dẫn giải

Điện sinh học và dẫn truyền xung.

TT

Các vấn đề Nội dung

1

Điện thế nghỉ (điện tĩnh) Điện thế nghỉ (còn gọi là điện tĩnh hay điện màng) là hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơron. Trong trạng thái không bị kích thích, điện thế này có được là do sự phân bố không đồng đều các ion giữa bên trong và bên ngoài màng do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất
2 Điện thế động (điện động) Điện thế hoạt động (hay còn gọi là điện động) là sự thay đổi hiệu điện thế giữa bên trong và bên ngoài màng khi nơron bị kích thích, đã làm thay đổi tính thấm của màng gây nên khử cực, đảo cực và tái phân cực để trở về điện tĩnh
3 Truyền xung trong sợi thần kinh Hưng phấn được truyền đi trong sợi thần kinh dưới dạng xung thần kinh theo cả hai chiều (kể từ nơi kích thích)
4 Truyền xung trong cung phản xạ Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ được dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng nhờ sự có mặt của chúng xináp

Bài 4 trang 185 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 48.4:

Tập tính động vật.

TT

Loại tập tính Khái niệm Ví dụ minh họa

1

Bẩm sinh    
2 Học được (Thứ sinh)    

Hướng dẫn giải

Tập tính động vật.

TT

Loại tập tính Khái niệm Ví dụ minh họa

1

Bẩm sinh

Là những tập tính cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, mang tính bản năng và di truyền.

Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư
2 Học được (Thứ sinh)

Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài

Tập tính tránh mồi khi bị nhầm của cóc, tập tính học tập ở động vật bậc cao và người...

Bài 5 trang 186 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng 48.5:

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

TT

Vấn đề Thực vật Động vật

1

Khái niệm

   
2 Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển    
3

Tác động của hoocmôn đến sự sinh trưởng

   

4

Tác động của hoocmôn đến sự phát triển    

Hướng dẫn giải

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

TT

Vấn đề Thực vật Động vật

1

Khái niệm

- Sinh trưởng là quá trình tăng số lượng tế bào làm cây lớn lên, tạo cơ quan dinh dưỡng rễ, thân, lá.

- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.

- Sinh trưởng là sự tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật.

- Phát triển là sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lí của các tế bào, mô, cơ quan và cơ thể từ hợp tử thành cơ thể trưởng thành.

2 Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số  lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt.
Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa).
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.

Sinh trưởng và phát triển luôn liên quan mật thiết với nhau, mật thiết với nhau và liên quan tới môi trường sống.
3

Tác động của hoocmôn đến sự sinh trưởng

Phitôhoocmôn là chất điều hòa sinh trưởng của thực vật bao gồm hai nhóm: nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng.

Điều hòa sinh trưởng được thực hiện bởi hoocmôn sinh trưởng (GH) và hoocmôn tirôxin.

4

Tác động của hoocmôn đến sự phát triển

Phitôhoocmôn là sắc tố enzim có tác dụng điều hòa sự phát triển. Chất này tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố...

- Đối với loại phát triển biến thái được điều hòa bởi hoocmôn biến thái và lột xác ecđixơn và juvenin.

- Đối với loại phát triển không qua biến thái được điều hòa bởi các hoocmôn sinh dục


Bài 6 trang 186 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 48.6:

Sinh sản ở thực vật và động vật. 

TT

Các hình thức sinh sản Thực vật Động vật

1

Sinh sản vô tính    
2 Sinh sản hữu tính    

Hướng dẫn giải

Sinh sản ở thực vật và động vật

TT

Các hình thức sinh sản Thực vật Động vật

1

Sinh sản vô tính

Là sự hình thành cây mới có đặc tính giống cây mẹ từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giao tử đực và cái
2 Sinh sản hữu tính

Là hình thức tạo cơ thể mới do có sự thụ tinh của hai giao tử đực và cái.

Là hình thức sinh sản tạo cá thể mới nhờ có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trang 186 SGK Sinh 11 nâng cao

Chọn phương án trả lời đúng:


Câu 1

Mức độ phản ứng của động vật có xương sống là:

A. phản ứng toàn thân.

B. phản xạ phức tạp, chính xác.

C. phản ưng định khu

D. chuyển động cơ thể

Hướng dẫn giải

Đáp án: B


Câu 2

Hưng phấn dẫn truyền trong cung phản xạ theo chiều:

A. từ cơ quan thụ cảm tới trung ương thần kinh và đến cơ quan đáp ứng

B. từ cơ quan đáp ứng đến trung ương thần kinh.

C. từ điểm kích thích về hai phía

D. từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng và tới cơ quan thụ cảm.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A


Câu 3

Hoocmôn nào trong số các chất dưới đây không cần cho nuôi cấy mô thực vật?

A. Auxin.                                         B. Gibêrelin.

C. Xitôkinin.                                     D. Êtilen.            

Hướng dẫn giải

Đáp án: D


Câu 4

Chu kì kinh nguyệt của người không chịu sự điều hòa của hoocmôn?

A. Ơstrogen.          B. Prôgestêron.             

C Ecđixơn.             D. FSH.  

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 5

Hình thức sinh sản vô tính được thể hiện ở cây:

A. Mía.                        B. Ngô.               

C. Lạc.                        D. Sắn.  

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 6

Biện pháp tránh thai được áp dụng phổ biến là:

A. Dùng bao cao su.

B. Đặt vòng tránh thai.

C. Xuất tinh ngoài âm đạo.

D. Dùng thuốc tránh thai.

E. Đình sản nam và nữ.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 7

Hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

A. Cây mới được tạo ra từ một đoạn thân cắm xuống đất.

B. Cây mới được tạo ra từ chồi của cây này ghép lên thân của một cây khác.

C. Cây mới tự mọc lên từ thân bò, thân củ, rễ củ hoặc lá.

D. Cây mới được mọc lên từ những chồi mới trên gốc một cây đã bị chặt.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 8

Trong các cây trồng bằng cách giâm, loại cây dễ sống nhất là:

A. Các loại cây ăn quả vì cành của chúng có nhiều chồi.

B. Các loại cây sống ở bùn lầy vì ở môi trường ẩm cành dễ mọc rễ.

C. Các loại cây thân chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc có nhựa mủ là chất dự trữ cho sự ra rễ và mọc chồi như sắn, rau muống, khoai lang, xương rồng.

D. Cả A và B

Hướng dẫn giải

Đáp án: C


Câu 9

Sự thụ phấn là hiện tượng:

A. Hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy.

B. Hiện tượng hạt phấn nảy mầm trên đầu nhụy.

C. Hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái chứa trong noãn và nhụy hoa.

D. Cả 3 câu đều sai. 

Hướng dẫn giải

Đáp án: A


Câu 10

Hạt được tạo thành do:

A. Hợp tử sau khi thụ tinh.

B. Noãn sau khi được thụ tinh.

C. Bầu của nhụy.

D. Phần còn lại của noãn sau khi thụ tinh.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B


Câu 11

Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả?

A. Nhụy của hoa.

B. Tất cả các bộ phận của hoa.

C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.

D. Bầu của nhụy.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D


Câu 12

Auxin có tác động:

A. Các chất kích thích lá và rụng quả.

B. Các chất kích thích phát triển nụ bên.

C. Các chất ức chế phát triển chiều dài.

D. Các chất kích thích kéo dài tế bào và phát triển rễ.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 4 Ôn tập Chương II, III, IV được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF