YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 CD năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Ngô Quyền

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Ngô Quyền. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Toán 10 Cánh diều.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU

NĂM HỌC 2022 – 2023

Thời gian: 90 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho tập hợp A và a là một phần tử của tập hợp A. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. {a} ⊂ A;

B. {a} ∈ A;

C. a ∈ A;

D. ∅⊂A.

Câu 2. Cho mệnh đề chứa biến P(n): chia hết cho 4 ” với n là số nguyên. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. P(5);

B. P(2);

C. P(4);

D. P(6).

Câu 3.Mệnh đề phủ định của mệnh đề “Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) vô nghiệm” là:

A. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  không có nghiệm;

B. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  có nghiệm;

C. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  có 2 nghiệm phân biệt;

D. Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)  có nghiệm kép.

Câu 4. Gọi A là tập hợp các số thực không nhỏ hơn 1 và B là tập hợp các số thực có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 2. Tìm A∩B

A. A∩B=(1;2)

B. A∩B=[1;2)

C. A∩B=[1;2]

D. A∩B=(−2;1)

Câu 5. Cho A = {0; 1; 2; 3; 4} và B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp (A \ B) ∪ (B \ A) bằng?

A. {5; 6};

B.  {2; 3; 4};

C. {1; 2};

D. {0; 1; 5; 6}.

Câu 6: Số phần tử của tập hợp A = {k2 + 1| k ∈ ℤ, |k| ≤ 2} bằng

A. 1;

B. 5;

C. 3;

D. 2.

Câu 7: Cho hai tập hợp (1; 3) và [2; 4]. Giao của hai tập hợp đã cho là

A. (2; 3];                             

B. (2; 3);                             

C. [2; 3);                             

D. [2; 3].

Câu 8: Hình vẽ sau đây (phần không bị gạch) là biểu diễn của tập hợp nào?

A. (– ∞; – 2) ∪ [5; +∞);    

B. (– ∞; – 2) ∪ (5; +∞);    

C. (– ∞; – 2] ∪ (5; +∞);

D. (– ∞; – 2] ∪ [5; +∞).

Câu 9. Lớp 10A1 có 6 học sinh giỏi Toán, 4 học sinh giỏi Lý, 5 học sinh giỏi Hóa, 2 học sinh giỏi Toán và Lý, 3 học sinh giỏi Toán và Hóa, 2 học sinh giỏi Lý và Hóa, 1 học sinh giỏi cả 3 môn Toán, Lý, Hóa. Số học sinh giỏi ít nhất một môn (Toán, Lý, Hóa) của lớp 10A1 là:

A. 15;                                  

B. 23;                                  

C. 7;                                    

D. 9.

Câu 10. Cặp số (x; y) nào sau đây là nghiệm của bất phương trình 5x – 3y ≤ 2?

A.  (0; – 2);                

B.  (3; 0);                    

C.  (2; 1);                    

D.  (– 1; – 1).

Câu 11. Bất phương trình nào sau đây không là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 8 – \(\sqrt{2}\)x ≤ 0; 

B. 4x – 3 > 0;    

C. \(\frac{1}{3}\)x – 3 < 0;

D.  (x + 1)2 ≥ 1.

Câu 12. Phần mặt phẳng không bị gạch chéo trong hình vẽ bên (kể cả biên) là biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình nào dưới đây?

A \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \ge 0}\\
{x + 2y \le 4}
\end{array}} \right.\)

B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \le 0}\\
{x + 2y \ge 4}
\end{array}} \right.\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \ge 0}\\
{x + 2y \ge 4}
\end{array}} \right.\)

D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y \le 0}\\
{x + 2y \le 4}
\end{array}} \right.\)

Câu 13. Cho sin35° ≈ 0,57. Giá trị của sin145° gần với giá trị nào nhất sau đây:

A. 0,57;    

B. 1;

C. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\);

D. 0,15.

Câu 14. Tính giá trị biểu thức: A = cos 0° + cos 40° + cos 120° + cos 140°

A. \(\frac{1}{2}\);        

B. – 0,5;   

C. 1;

D. 0.

Câu 15. Cho tam giác ABC, ta có các đẳng thức:

(I) \(sin\frac{A}{2}=\sin \frac{B+C}{2}\);

(II) \(\tan \frac{A}{2}=\cot \frac{B+C}{2}\);

(III) sinA = sin(B + C).

Có bao nhiêu đẳng thức đúng?

A. 1    

B. 3 

C. 2

D. 0.

Câu 16. Cho điểm M(x0; y0) nằm trên đường tròn đơn vị thỏa mãn \(\widehat{xOM}=\alpha \). Khi đó phát biểu nào dưới đây là sai?

A. sinα = x0;      

B. cosα = x0;      

C. tanα = \(\frac{{{y}_{0}}}{{{x}_{0}}}\);

D. cotα = \(\frac{{{x}_{0}}}{{{y}_{0}}}\).

Câu 17. Trong các công thức dưới đây, công thức nào sai về cách tính diện tích tam giác ABC? Biết AB = c, AC = b, BC = a, ha, hb, hc lần lượt là các đường cao kẻ từ đỉnh A, B, C, r là bán kính đường tròn nội tiếp, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

A. SABC = pr;     

B. SABC = \(\frac{1}{2}\).c.a.sinA;

C. SABC = \(\sqrt{p\left( p-a \right)\left( p-b \right)\left( p-c \right)}\);

D. SABC = \(\frac{abc}{4R}\).

Câu 18. Cho tam giác ABC, có các cạnh AB = c, AC = b, BC = a. Định lí sin được phát biểu:

A. \(\frac{a}{\text{cos}A}=\frac{b}{\cos B}=\frac{c}{\cos C}\)

B. \(\frac{a}{\text{sin}A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}\)

C. a.cosA = b.cosB = c.cosC;

D. a.sinA = b.sinB = c.sinC.

Câu 19. Cho tam giác ABC có BC = 50 cm, \(\hat{B}=65{}^\circ ,\hat{C}=45{}^\circ \). Tính (làm tròn kết quả đến hàng phần mười theo đơn vị xăng – ti – mét). Chu vi của tam giác ABC là:

A. 135,84;

B. 67,92;  

C. 131,91;

D. 65,96.

Câu 20. Một người đứng ở vị trí A trên nóc một ngôi nhà cao 8m đang quan sát một cây cao cách ngôi nhà 25m và đo được \(\widehat{BAC}=65{}^\circ \). Chiều cao của cây gần với kết quả nào nhất sau đây?

A. 38m;    

B. 39m;    

C. 19m;

D. 20m.

....................

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF