HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Đề ôn tập chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Thống Nhất. Tài liệu bao gồm các câu hỏi được tổng hợp dưới đây hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
Trường THPT Thống Nhất |
Đề ôn tập halogen Môn Hóa học 10 Năm học 2019-2020 |
1. Trắc nghiệm
Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2 |
B. ns2np3 |
C. ns2np4 |
D. ns2np5 |
Câu 2: Halogen ở thể rắn ( điều kiện thường), có tính thăng hoa là :
A. flo |
B. clo |
C. brom |
D. iot |
Câu 3: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1 electron |
B. Nhận thêm 2 electron |
C. Nhường đi 1 electron |
D. Nhường đi 7 electron |
Câu 4: Chọn câu đúng:
A. Các ion F-, Cl-, Br- , I- đều tạo kết tủa với Ag+ |
B. Các ion F-, Cl-, Br- , I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+ |
C. Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br- , I- chỉ bằng dung dịch AgNo3 |
D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+ |
Câu 5: Câu nào sau đây không chính xác:
A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ. |
B. Khả năng oxi hóa của các halogen giảm từ flo đến iot |
C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7. |
D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hóa học |
Câu 6: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
A. Tất cả AgX ( X là halogen) đều không tan trong nước |
B. Tất cả các hidro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường |
C. Tất cả hidro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit |
D. Các halogen ( từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại |
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Tính axits của HX tăng dần theo thứ tự sau:HI, HBr, HCl, HF đo độ phân cực của liên kết giữa các halogen với hidro tăng dần từ I đến F |
B. Từ F2 đến I2 nhiệt độ nóng chảy tăng dần |
C. Trong các halogen F2 có tính phi kim mạnh nhất |
D. Nguyên tử halogen có 7e lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1e để tạo thành ion âm X- cấu hình e của khí hiếm liền kề trong bảng tuần hoàn |
Câu 8: Dãy nào được sắp xếp đúng thứ tự tính axit giảm dần.
A. HCl, HBr, HI, HF |
B. HI, HBr, HCl, HF |
C. HCl, HI, HBr, HF |
D. HF, HCl, HBr, HI |
Câu 9: Số oxi hóa clo trong các chất NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là:
A. -1, +1, +3, 0, +7 |
B. -1, +1, +5, 0 +7 |
C. -1, +3, +5, 0, +7 |
D. +1, -1, +5, 0, +3 |
Câu 10: Clo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH |
B. NaCl |
C. Ca(OH)2 |
D. NaBr |
Câu 11: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây?
A. H2, Cu, H2O, I2 |
B. H2, Na, O2, Cu |
C. H2, H2O, NaBr, Na |
D. H2O, Fe, N2, , Al |
Câu 12: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2?
A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2 |
B. Cl2+ 2NaOH → NaCl +NaClO + H2O |
C. Br2 + 2NaOH → NaBr +NaBrO + H2O |
D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 |
Câu 13: Cho phản ứng : 2 NH3 + 3 Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là:
A. Chất khử |
B. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử |
C. Chất oxi hóa |
C. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hóa |
Câu 14: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm?
A. 2NaCl → 2Na +Cl2 |
B. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 |
C. MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O |
D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 |
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl |
B. KClO3 |
C. HCl |
D. KMnO4 |
Câu 16: Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách:
A. Điện phân nóng chảy NaCl |
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn |
C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl |
D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng |
Câu 17: Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5) , K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất:
A. (1), (2), (4), (5) |
B. (3), (4), (5), (6) |
C. (1), (2), (3), (4) |
D. (1), (2), (3), (5) |
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. Clo hóa các hợp chất hữu cơ |
B. Cho clo tác dụng với hidro |
C. Đun nóng dung dịch HCl đặc |
D. Cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc |
Câu 19: Phản ứng hóa học nào không đúng?
A. NaCl( rắn) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl |
B. 2HCl(rắn) + H2SO4 (đặc) → Na2SO4 + 2HCl |
C. 2HCl(loãng) + H2SO4(loãng) → Na2SO4 + 2HCl |
D. H2 + Cl2 → 2HCl |
Câu 20: Thành phần nước Gia-ven gồm:
A. NaCl, NaClO, Cl2, H2O |
B. NaCl, H2O |
C. NaCl, NaClO3, H2O |
D. NaCl, NaClO, H2O |
Câu 21: Cho clo đóng vai trò trong phản ứng sau: 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
A. Chỉ là chất oxi hóa |
B. Chỉ là chất khử |
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử |
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử |
Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải là của clorua vôi?
A. Xử lý các chất độc |
B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy |
C. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi |
D. Sản xuất vôi |
Câu 23: Nhận định nào sau đây sai khi nói về flo?
A. Là phi kim loại hoạt động mạnh nhất |
B. Có nhiều đồng vị bền trong tự nhiên |
C. Là chất oxi hóa rất mạnh |
D. Có độ âm điện lớn nhất |
Câu 24: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử?
A. F2 |
B. Cl2 |
C. Br2 |
D. I2 |
Câu 25: Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?
A. Bình thủy tinh màu xanh |
B. Bình thủy tinh màu nâu |
C. Bình thủy tinh không màu |
D. Bình nhựa teflon ( chất dẻo) |
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề ôn tập chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Thống Nhất, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!