YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 11 năm 2021, đề cương gồm tóm tắt lý thuyết, một số dạng bài tập và phần tự luyện tập sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

+ Chương 4 – Đại cương hóa học hữu cơ

+ Chương 5,6,7 – Hidrocacbon

+ Chương 8 – Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol

+ Chương 9 – Andehit, Xenton, Axit Cacboxylic

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

Phần 1. Viết phản ứng chứng minh:

Câu 1. Quy tắc thế vào vòng benzen?

Câu 2. Ancol có thể tham gia phản ứng tách H của nhóm –OH và phản ứng tách nhóm –OH?

Câu 3. Tùy vào bậc ancol mà ancol khi tham gia phản ứng oxi hóa không hoàn toàn sẽ tạo ra các sản phẩm hữu cơ khác nhau?

Câu 4. Phenol có tính axit nhưng tính axit rất yếu?

Câu 5. Chứng minh sự ảnh hưởng qua lại của nhóm chức -OH và vòng benzen trong phân tử phenol?

Câu 6. Bằng các phản ứng chứng minh andehit là trung gian giữa ancol và axit?

Phần 2. Đồng phân và gọi tên:

Câu 7. Viết các đồng phân và gọi tên các chất có ứng với công thức phân tử sau:

a. C6H14; C5H10,C4H10O, C5H8 (mạch hở)

b. Aren: C8H10, C9H12.

Câu 8. Viết CTCT các đồng phân và gọi tên từng chất:

a) Ancol có CTPT là C4H10O, C5H12O.

b) Ancol bậc 1 của C6H14O

c) Đồng phân thơm của C7H8O.

Trong các đồng phân của C7H8O hãy cho biết:

+ Hợp chất nào thuộc loại phenol, ancol, ete?

+ Hợp chất nào tác dụng được với Na,với KOH, cả Na và KOH

d) Viết các đồng phân C3H6O mạch hở, bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol

e) Viết tổng số chất hữu cơ mạch hở, bền, có cùng công thức phân tử C2H4O2

Phần 3. Viết phản ứng xảy ra giữa các chất sau:

Câu 9. Axetilen, but -1-in tác dụng với H2 ; ddAgNO3/NH3 đun nhẹ.

Câu 10. Cho ancol metylic, phenol tác dụng với K, K2CO3, NaCl, NaOH, dung dịch Br2 , HBr, CuO

Câu 11. Cho etanol, p-crezol (4-metyl phenol), ancol benzylic lần lượt tác dụng với Na, KOH, ddBr2, CaCO3

Câu 12. Cho phenol vào nước dung dịch bị vẩn đục, tiếp tục cho dd NaOH vào hỗn hợp trên dung dịch trở nên trong suốt, thổi khí CO2 vào dung dịch vừa tạo thành. Ta thấy dung dịch bị vẩn đục, khi đun nóng thì dung dịch trở nên trong suốt. Viết phản ứng minh họa?

Câu 13. Khi cho etyl clorua, isopropyl bromua tác dụng với dung dịch KOH loãng, KOH trong môi trường ancol đun nóng. Trường hợp nào xảy ra phản ứng tách, trường hợp nào xảy ra phản ứng thế. Viết phản ứng minh họa?

Phần 4. Hoàn thành các phản ứng theo yêu cầu, xác định sản phẩm chính phụ, tên các sản phẩm hữu cơ tạo thành:

Câu 14. Hidrat hóa các anken sau:

a) but–1–en;

b) 2–metylbut–1–en;

c) 3–metylbut–1–en;

d) 2–metylbut–2–en;

e) 2,3–đimetylbut–2–en;

f) pent–2–en

Câu 15. Tách hidro halogenua từ:

a) 2–clobutan;

b) 3–clopentan;

c) 2–clo–3–metylbutan.

Câu 16. Tách nước tạo olefin từ các ancol sau:

a) 2-metylpentan-3-ol;

b) 3-metylpentan-2-ol;

c) 2,3-đimetylbutan-2-ol;

d) 2-metylbutan-2-ol

C. LUYỆN TẬP

1. Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4.                           

B. 5.                        

C. 6.                 

D. 10.

2. Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken?

A. 4.                           

B. 5.                        

C. 6.             

D. 7.

3. Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (3) và (4).              

B. (1),(2) và (3).      

C. (1) và (2).    

D. (2),(3) và (4).

4. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?

CH3CH = CH2 (I); CH3CH = CHCl (II); CH3CH = C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5(IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3(V).

A. (I), (IV), (V).        

B. (II), (IV), (V).     

C. (II), III, (IV), (V).

D. (III), (IV).    

5. Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2 CH=CH2; CH2=CH-CH=CHCH2CH3; (CH3)2C=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH = CHCH2CH3; (CH3)2C = CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3) = C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3. Số chất có đồng phân hình học là

A. 4.                           

B. 1.                        

C. 2.                 

D. 3.

6. Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3 -CH2 -CHBr-CH2Br                            C. CH3 -CH2 -CHBr-CH3

B. CH2Br-CH2 -CH2 -CH2Br                            D. CH3 -CH2 -CH2 -CH2Br

7. Số cặp đồng phân anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là :

A. 6.                  

B.  7.                      

C. 5.                       

D. 8.

8. Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.

B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất

C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.         

D. A, B, C đều đúng.

9. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:

A. (-CH2=CH2-)n .      

B. (-CH2-CH2-)n .       

C. (-CH=CH-)n.                     

D. (-CH3-CH3-)n .

10. 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8g Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là

A. etilen.                    

B. but - 2-en.   

C. hex- 2-en.   

D. 2,3-dimetylbut-2-en.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON