Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019, tài liệu gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được chọn lọc từ đề thi của trường THPT Nguyễn Khuyến sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 10 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2018 - 2019 |
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào 109,5 gam dung dịch HCl 10% (HCl dư) đến khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch X và V lít H2 (đkc).
a, Viết PTPU và xác định V.
b, Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp Mg và Al vào 300ml dung dịch HCl 3M thu được dung dịch X và 8,96 lit H2 (đkc)
a, Viết PTPU và xác định % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b, Xác định nồng độ mol các chất tan trong dung dịch sau phản ứng (giả sử thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch X phản ứng tối đa với bao nhiêu mol Ba(OH)2?
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 38,2 gam hỗn hợp Fe và Al2O3 vào dung dịch HCl 12% (lượng HCl dư 20% so với lượng cần phản ứng) được dung dịch Y và 11,2 lit H2 đkc. Xác định khối lượng dung dịch HCl đem vào.
Câu 4.
a. Trộn 180 ml dung dịch NaOH 1M với 120ml dung dịch HBr 0,8M thu được dung dịch Z. Xác định nồng độ mol các chất tan trong Z.
b. Trộn 120ml dung dịch HCl 1M với 100ml dung dịch HCl 2M được dung dịch Z. CM của Z là ?
Câu 5. Hỗn hợp 21,9 gam gồm Mg, Cu và ZnO tác dụng với dung dịch HCl dư được dung dịch A, 4,48 lít H2 đkc và còn lại 9 gam chất rắn không tan.
a, Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu.
b, Nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với H2SO4 loãng thì được bao nhiêu lít khí (đkc)
c, Nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với H2SO4 đặc nóng thì được bao nhiêu lít khí SO2 (đkc)
Câu 6. Cho 9,6 gam kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với clo dư được 26,64 gam muối. M là kim loại nào?
Câu 7. Cho 88 gam oxit của kim loại Y (hóa trị III) tác dung với 400 gam dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch muối có nồng độ 36,63% . Xác định Y?
Câu 10. Cho m gam kim loại M (có hóa trị 2 không đổi) tác dụng với lượng clo dư thu được 61,2 gam muối clorua. Cũng m gam kim loại M trên khi phản ứng với dung dịch HCl dư được 10,08 lít khí hiđro ở điều kiện chuẩn. Viết các phương trình phản ứng, xác định kim loại M và giá trị của m(Cho Mg=24, Ca=40, Fe=56, Cu= 64, Zn=65, Cr=52)
Câu 11. Cho 16,8 gam bột sắt vào bình đựng 13,44 lít khí clo rồi thực hiện phản ứng đến hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Xác định m.
Câu 12. Có thể sản xuất clorua vôi từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3 ) theo sơ đồ sau: CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaOCl2.
a, Viết các PTPƯ.
b, Tính khối lượng clorua vôi thu được từ 50kg đá vôi (chứa 80% CaCO3) nếu hiệu suất cả quá trình là 80%.
c, Để thu được 20 kg clorua vôi thì cần bao nhiêu kg đá vôi (80% CaCO3) , Hq/trình là 75%.
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 40 gam hỗn hợp Mg, Al và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 22,4 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Câu 14. Cho một đơn chất halogen X2 tác dụng vừa đủ với Mgie tạo thành 19 gam Magie halogenua. Cũng lượng halogen trên khi tác dụng vừa đủ với nhôm tạo 17,8 gam Nhôm halogenua. Xác định X2.
Câu 15. Cho 6,72 lít hỗn hợp X (O2 và Cl2) có tỉ khối so với H2 là 22,5 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y (Al và Mg) thu được 23,7 gam hh clorua và oxit kim loại. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong X và Y.
Câu 16. Cho 11,2 lít hh khí A gồm Cl2 và O2 ở đktc tác dụng vừa hết với 16,98g hh B gồm Mg và Al tạo ra 42,34g hh muối clorua và oxit của 2 kim loại đó.
Tính thành phần % về thể tích của từng chất trong hh A và % khối lượng của mỗi chất trong B.
Câu 17. Cho 7,5 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al tác dụng với oxi thu được 10,7 gam hỗn hợp rắn B gồm Mg, MgO, Al, Al2O3. Hòa tan B vào dung dịch HCl dư được dung dịch C và 3,36 lít H2 (đkc). Cô cạn C được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.
Câu 18. Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Cho 2 gam A tác dụng với khí clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong A là
A. 8,4%
B. 16,8%
C. 19,2%
D. 22,4%.
Câu 19.. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt:
a, Các dung dịch Na2SO4, NaCl, NaNO3, H2SO4, Na2SO3.
b, Các chất khí: HCl, Cl2, SO2, O2, H2S
c, Các dung dịch Na2S, Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3.
d, Các dd: Na2SO4, NaNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4. Chỉ dùng quỳ tím.
e, Na2SO4, Na2SO3, BaCl2, Ba(HSO3)2, NaCl. Chỉ dùng 1 thuốc thử
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn vào 294 gam dung dịch H2SO4 12% thu được dung dịch X và V lít khí ở đkc. Xác định V và nồng độ % các chất tan trong dung dịch X.
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al bằng 490 gam dung dịch H2SO4 20% (biết H2SO4 dư) thu được dung dịch X và 14,56 lít khí ở đkc.
a, Viết phương trình phản ứng và tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b, Tính nồng độ % các chất tan trong X.
Câu 22. Cho 36,8 gam hỗn hợp Fe và Cu và dung dịch H2SO4đặc nóng dư được dung dịch Y và 15,68 lít khí SO2 (đkc). Xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 23. Cho 10,7 gam hỗn hợp Fe, Mg và Al tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch chứa m gam muối và thoát 8,96 lít SO2 đkc. Xác định m?
Câu 24. Cho 10,7 gam hỗn hợp Fe, Mg, Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch X và 7,84 lít H2 (đkc). Cũng cho 10,7 gam hỗn hợp trên phản ứng H2SO4 đặc nóng dư được 8,96 lít SO2 (đkc). Hỏi nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với H2SO4 đặc nguội thì thoát ra bao nhiêu lít SO2 (đkc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kịên thường là chất khí
B. Tác dụng mạnh với nước
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
D. Có tính oxi hoá mạnh
Câu 2: Khí Cl2 không tác dụng với
A. khí O2
B. H2O
C. dung dịch Ca(OH)2
D. dung dịch NaOH
Câu 3: Brôm bị lẫn tạp chất clo. Để thu được brom cần làm cách nào sau đây ?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng
B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.
C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr
D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI
Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của các nguyên tố halogen?
A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1 e.
B. Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp e ngoài cùng có 7 electron
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 6: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. K và Cl2.
B. K, H2 và Cl2.
C. KOH, H2 và Cl2.
D. KOH, O2 và HCl.
Câu 7: Tính axit của các axit HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở dãy nào dưới đây là đúng
A. HF, HCl, HBr, HI
B. HI, HBr, HCl, HF
C. HCl, HBr, HI, HF
D. HBr, HCl, HI, HF
Câu 8: Trong số các hiđro halogenua dưới đây, chất nào có tính khử yếu nhất ?
A. HF
B. HBr
C. HCl
D. HI
Câu 9: Cho các mệnh đề dưới đây:
(I) Trong hợp chất với flo số oxi hóa của oxi là số dương
(II) Flo là chất có tính khử rất mạnh
(III) Brom đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl
(IV) AgBr là chất kết tủa màu vàng nhạt
Các mệnh đề đúng là:
A. (I), (II), (III)
B. (I), (III)
C. (I), (IV)
D. (I), (II), (IV)
Câu 10: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2
C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
---(Để xem tiếp phần nội dung còn lại của đề cương ôn tập HK2 vui lòng xem tại online hoặc tải về)----
Trên đây là nội dung đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 của Trường THPT Nguyễn Khuyến, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!