YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm học 2021-2022 có đáp án được Hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Phần tiếng Việt thi học kì 1 Văn 7

a. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ? và nghĩa của chúng? cho VD?

- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép đẳng lập : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ

- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

- Từ ghép chính phụ : xe lam , cá thu

- Từ ghép đẳng lập : ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc , chờ đợi, máu mủ .

b. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ? Cho VD?

- Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng

đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh)

- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu .

- Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng

- Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc

c. Thế nào là đại từ? Đại từ có mấy loại ?Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu?

- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động , tính chất, …..được nói đến trong

- Có 2 loại : Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi .

một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như : CN, VN trong câu hay phụ ngữ

của danh từ, động từ, tính từ .

d. Thế nào là Yếu tố HV ? Từ ghép Hán việt có mấy loại?

- Yếu tố Hán Việt : là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

- 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .

e. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Cho VD:?

- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm giác

ghê sợ , thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa .

- Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng

- Hôm nay , ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ

- Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã ,lịch sự

- Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

f. Thế nào là quan hệ từ ? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ? Nêu cách chữa.

- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như : so sánh , sỡ hữu, nhân quả , tương phản ….giữa các bộ

phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Thiếu quan hệ từ ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng

quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

g. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD?

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều

nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Có hai loại :

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau

- VD: Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không !

h. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.

- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện

i. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD?

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau .Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc

vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.

- Đất có chỗ bồi , chỗ lở, người có người dở , người hay.

k. Thế nào là từ đồng âm? Cho VD?

- Từ đồng âm : là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau,

không liên quan gì với nhau.

- “Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

- Lợi 1: lợi ích, lợi lộc.

- Lợi 2: lợi của răng.

l. Thành ngữ là gì? VD? Chức vụ của thành ngữ?

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

- VD: Tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi

- Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ

m. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

- An phận thủ thường: Bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.

- Tóc bạc da mồi: Người tuổi cao

- Được voi đòi tiên: Có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam.

- Nước mắt cá sấu: Lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.

2. Phần văn bản ôn thi học kì 1 Văn 7

a. Trong đoạn kết văn bản (cổng trường mở ra) : Người mẹ nói: “bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết ; Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người ;Mở ra ước mơ, tương lai cho con người....

b. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”.

- Tuy bà mẹ không xuất hiện nhưng đó lại là tiêu điểm, điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố . Qua cái nhìn mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ ( nói lên công lao khó nhọc , sự hi sinh của người mẹ đối với con).

c. Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà phải viết thư?

- Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được , hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.

d. Trong vb “Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta thấy Thủy là một cô bé như thế nào.

- Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để 2 con búp bê chia lìa nhau.

e. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nam quốc sơn hà” ( Sông núi nước Nam )(phiên âm , dịch thơ). Nêu nội dung bài thơ ?

- Khẳng định chủ quyền , ranh giới đất nước Việt Nam đã định sẵn từ xưa.

- Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ nhận lấy thất bại.

f. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước”, cho biết tác giả và nêu thể thơ ?

g. Bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương , tác giả muốn nói gì về người phụ nữ qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Qua đèo Ngang”( Bà Huyện Thanh Quan ) , nêu cảnh đèo ngang và tâm trạng của tác giả?

- Cảnh thiên nhiên: núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng hoang sơ thanh vắng.

- Tâm trạng của tác giả : Buồn , cô đơn , hoài cổ.

h. Bài thơ “ Qua Đèo Ngang ” được làm theo thể thơ nào ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào ?

i. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyến Khuyến ), nêu hoàn cảnh và cách tiếp đãi bạn của tác giả?

k. Đọc thuộc lòng phần phiên âm và phần dịch thơ của Trần Trọng San trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”- Hạ Tri Chương? Nêu tâm trạng của tác giả khi về đến quê được miêu tả như thế nào.

- Về đến quê được sự chào đón của bọn trẻ, chúng chào ông nhưng không hề biết ông

- Trước tiếng cười hỏi han của trẻ làm cho nhà thơ buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa vì ông bị xem là khách ngay trên quê hương mình.

3. Phần tập làm văn thi cuối kì 1 Văn 7

a. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo mà em yêu quý

b. Đề 2: Loài cây em yêu

c. Đề 3: Cảm nghĩ về người thân của em

Dàn bài gợi ý:

a. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

* Mở bài:

- Tình cảm của em với tất cả thầy cô giáo như thế nào?

- Trong số những thầy cô đó, em yêu quí nhất là ai ? Lí do

* Thân bài:

- Nêu đặc điểm về ngoại hình ( Kết hợp kể, tả, biểu cảm và các phương pháp so sánh, liên tưởng, tưởng tượng….) : Tuổi, dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, cách ăn mặt, nước da….

- Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

- Thầy cô gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào? (trong học tập, sinh hoạt , khi vui , khi buồn, ...)

- Kỉ niệm giữa em và cô => đây là phần quan trọng nhất, em có thể sáng tạo ra nhiều câu chuyện như: Học yếu, thiếu tự tin, mặc cảm sau đó được cô động viên, tạo điều kiện…; gia đình có chuyện buồn, không thiết tha học, học tập sa sút, chán nản… cô biết chuyện, động viên, kể câu chuyện về tấm gương, mua tặng đồ, thường ghé nhà thăm hỏi, khích lệ…; mới chuyển trường, xa lạ, không có bạn bè, tự ti… cô giúp đỡ vượt qua khó khăn…)

- Biểu cảm trực tiếp:

+ Tình cảm, cảm nhận , suy nghĩ của em về thầy cô.

+ Tình cảm của thầy cô dành cho em như thế nào?

- Em sẽ làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với thầy cô?

- Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó mà không gặp được thầy cô thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?

* Kết bài:

- Tình cảm của em với thầy cô trong hiện tại và mong ước gì cho thầy cô trong tương lai.

- Những việc làm , hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn (noi gương) thầy cô.

b. Đề 2: Loài cây em yêu

* Mở bài:

- Tình cảm của em với các loài cây như thế nào?

- Em yêu thích nhất loài cây nào trong số đó? Vì sao?

* Thân bài:

- Tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân , cành ,lá , hoa , quả...

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?

+ Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì?

+ Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không?

- Em đã có những kỉ niệm nào đáng nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì?

- Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình đối với loài cây ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày không còn loài cây ấy thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF