YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm 2019 -2020 Trường THPT Tam Cân

Tải về
 
NONE

Kỳ thi đang đến gần, để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh hoc247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm 2019 -2020 Trường THPT Tam Cân, đề cương gồm có 3 đề thi có lời giải chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp đỡ các em trong quá trình ôn tập. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 10 NĂM 2019- 2020  TRƯỜNG THPT TAM CÂN

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Nguvên tử X và Y có sô hiệu nguyên tử lần lượt là 19 và 15. Nhận xét nào sau đây đúng ?          

A. X và Y đều là các phi kim                                       B. X là một phi kim còn Y là một kim loại.   

C. X là một kim loại còn Y là một phi kim.                 D. X và Y đều là các kim loại.

Câu 2. Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản úng oxi hóa – khử ?

A. Phản ứng phân hủy                                                  B. Phản ứng trao đổi                

C. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ               D. Phản ứng hóa học

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.       

B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.         

C. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.    

D. Bảng tuân hoàn gôm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

Câu 4: Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazơ tăng dần là:

A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH                                     B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH                                     D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kêt :

A. cộng hoá trị                     B. Kim loại                      C. Ion                              D. Cho nhận

Câu 6: Cho các phản ứng :

 (a) Ca(OH)2 + CO2 →CaCO3 + H2O                     (b) 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O

 (c) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O    (d) 4KClO3 → KCl + 3KClO4

Số phản ứng oxi hóa khử là :

A. 2                                      B. 4                                  C. 3                                  D. 1

Câu 7: Cho dãy các chất : N2, H2, NH3, CO2, HCl, H2O, C2H4. Số chất mà phân tử có chứa liên kết đơn là

A. 4                                      B. 3                                  C. 1                                  D. 2

Câu 8: Số electron tối đa phân bố trên lớp thứ 3 trong vỏ nguyên tử là :

A. 16                                    B. 32                                C. 50                                D. 18

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng:

aKMnO4 + bKI + cH2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + I2 + H2O

Hệ số cân bằng a, b, c của các chất phản ứng lần lượt là:

A. 3, 7, 5                              B. 2, 10, 8                        C. 4, 5, 8                          D. 2, 8, 6

Câu 10: Trong phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HCl, thì :

A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.                     B. Cl2 là chât oxi hóa, SO2 là chât khử.

C. Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.                     D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

Câu 11: Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là :

A. số oxi hoá.           B. cộng   hoá trị.             C. điện hoá trị.                 D. điện tích ion.

Câu 12: Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử :

A. NH3 + HNO3 → NH4NO3                                  B. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3     

C. NH3 + HCl → NH4Cl                                         D. 2NH3 +3CuO → N2 +3Cu + 3H2O.

Câu 13: Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau :

(X) 1s22s22p63s23p3                   (Y) 1s22s22p63s23p64s1

(Z) 1s22s22p63s2                         (T) 1s22s22p63s23p63d8 4s2           

Dãy các cấu hình electron cuả các nguyên tử kim loại là :

A. X, Y, T                      B. Y, Z, T.                       C. X, Y, Z.                       D. X, Z, T.

Câu 14: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

A. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

B. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.     

C. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

D. Có một cặp electron chung, là liên kêt đơn, phân cực.

Câu 15: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?                    

A. Giảm dần                                                             B. Giảm dần sau đó tăng dần                

C. Tăng dần sau đó giảm dần                                   D. Tăng dần

Câu 16: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là:                         

A. Có tạo ra chất khí.                                               B. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.  

C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất.                 D. Có tạo ra chất kết tủa.

Câu 17: Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

A. liên kêt cộng hóa trị.        B. liên kết ion                  C. liên kết hidro.             D. liên kết kim loại

Câu 18: Cho phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử natri

A. bị khử.                                                             B. không bị oxi hóa, không bị khử.

C. bị oxi hóa.                                                       D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Câu 19: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?                                     

A. Chất oxi hóa là chất nhường electron.                    

B. Quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.

C. Chất khử là chất nhận electron.

D. Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa.

Câu 20: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : H2SO4, SO2, S, H2O lần lượt là :

A. +6, +4, 0, -2                     B. +6, -2, 0. +4                C. +4, -2, 0, +6                D. +6, +4, -2, 0

Câu 21: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là:

A. electron, proton.              B. nơtron, electron.         C. proton, notron.            D. electron, nơtron, proton.

Câu 22:  Trong phản ứng MnO2 + 4HCl ®  MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là

A. oxi hóa.                  B. khử.                                    C. tạo môi trường.      D. khử và môi trường.

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.

D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

Câu 24: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là

A. -2, -1, -2, -0,5.        B. -2, -1, +2, -0,5.       C. -2, +1, +2, +0,5.     D. -2, +1, -2, +0,5.

Câu 25:  Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng 

A. oxi hóa – khử.                                               B. không oxi hóa – khử.

C. oxi hóa – khử hoặc không.                                       D. thuận nghịch.

Câu 26: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là :

A. Tính kim loại.                  B. Tính phi kim.                 C. Điện tích hạt nhân.     D. Độ âm điện.

Câu 27: Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi

A. tăng lần lượt từ 1 đến 4.                                            B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1.

C. tăng lần lượt từ 1 đến 7.                                            D. tăng lần lượt từ 1 đến 8.

Câu 28: Trong nguyên tử  hạt mang điện là

A. chỉ có hạt proton.                                                     B. chỉ có hạt electron.

C. Hạt nơtron và electron                                            D. hạt electron và proton.

Câu 29: Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: (X) 1s22s22p63s23p4; (Y) 1s22s22p63s23p1; (T) 1s22s22p63s23p6; (R): 1s2. Số nguyên tố thể hiện tính kim loại là:

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 30: Cho các cặp nguyên tử sau: (a) X và Y; (b) R và T; (c) U và V; (d) M và N.

Số cặp nguyên tử là đồng vị của nhau?

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 31: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( Al) lần lượt là

A. 13 và 13.                          B. 13 và 14.                     C. 12 và 14.                     D. 13 và 15.

Câu 32: Trong tự nhiên Hidro có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H và Oxi có 3 đồng vị 16­­­­O, 17O, 18O. Số phân tử H2O tối đa được tạo thành từ các loại đồng vị trên là:

A. 12.                                   B. 16.                               C. 18.                               D. 9.

Câu 33: Tổng điện tích lớp vỏ của nguyên tử nguyên tố X là -32.10-19C.  Nguyên tố X là:

A. Mg.                               B. Ca.                           C. K.                            D. Al.

Câu 34:  Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng 8/15 tổng số hạt mang điện. Nguyên tố X là:

A. N.                                    B. O.                                C. P.                                D. S.

Câu 35: Trong tự nhiên, nguyên tố clo có hai đồng vị bền là Cl và Cl , trong đó đồng vị Cl chiếm 75,77% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của Cl trong CaCl2 là.

A. 26,16%.                           B. 24,23%.                       C. 16,16%.                      D. 47,80%.

Câu 36: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là:

A. 8 và 8.                              B. 18 và 32.                     C. 8 và 18.                       D. 18 và 18.

Câu 37: Nhóm nào sau đây không chứa nguyên tố kim loại?

A. IA.                                   B. IIA.                             C. VIIIB.                        D. VIIIA.

Câu 38: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có số lớp electron  bằng nhau.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.

D. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Câu 39: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp  theo chiều tính kim loại tăng dần:

A. Al, Mg, Na, K.                B. Mg, Al, Na, K.            C. K, Na, Mg, Al.           D. Na, K, Mg, Al.

Câu 40: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro và lần lượt là:

A. R2O5 ,RH5.                      B. R2O3 ,RH.                   C. R2O7,RH.                   D. R2O5 ,RH3.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung phần tự luận của để thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 52.trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.

a. Xác định p,n,e,A và viết kí hiệu

b. Y là đồng vị của X và có nhiều hơn X là 2 notron.Tính % các đồng vị biết nguyên tử khối trung bình của 2 đồng vị là 35,5.

Câu 2

a. Viết công thức e và công thức cấu tạo các chất sau: CH4, HNO3

b. Giải thích sự hình thành liên kết ion trong Na2O

Câu 3: 

a. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại các nguyên tử của các nguyên tố sau: Be(Z=4);Na(Z=11);Mg(Z=12)

b. Viết cấu hình electron của Cu(Z=29) ; S(Z=16) xác định vị trí của chúng trong bảng tuần

Câu 4:

a. Oxit cao nhất của R có dạng RO2.Trong hợp chất với H nó chiếm 87,5,% về khối lượng.Xác định nguyên tố R ,viết công thức hiđroxit cao nhất và cho biết tính chất của hiđroxit đó

b. Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng e và xác định chất oxi,chất khử  

FeS    +      HNO→ Fe(NO3)3  +  NO  +  H2O + Fe2(SO4)3

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam một kim loại hóa trị III vào dung dịch HCl thu được 5,04 lit khí (đktc) và dung dịch X

a. Xác định tên kim loại

b. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào dung dịch X thu được kết tủa.Lọc kết tủa đem nung được x(g) rắn.Xác định x

ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Viết cấu hình và xác dịnh vị trí các nguyên tử của các nguyên tố X,Y sau trong bảng tuần hoàn:

X có tổng số e trên phân lớp s là 6

Y- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2p6

b. So sánh tính phi kim của X,Y và Si(Z=14)

Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 18.

a. Xác định p,n,e,A,viết kí hiệu của X.biết X thuộc nhóm IVA

b.Tính % khối lượng của X trong oxit cao nhất và trong Hiđroxit cao nhất

Câu 3: 

a. Viết phương trình di chuyển e giửa magie và oxi

b. Viết công thức e và công thức cấu tạo các chất sau:C2H6O, NH3, SO2

Câu 4: Nguyên tử Clo có 2 đồng vị A1Cl   và  A2Cl ,có nguyên tử khối trung bình là 35,5.Trong đó đồng vị 1 nhiều hơn đồng vị 2 là 51,54% và đồng vị 2 có nhiều hơn đồng vị 1 là 2 nơtron.Xác định số khối các đồng vị

Câu 5

a. Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng e và xác định chất oxi,chất khử   

Cl2  +  KOH → KCl + KClO3 +  H2O

Al  +HNO→ Al(NO3)3  +  NH4NO3  +  H2O

b. Cho 5,4 g một kim loại M tác dụng với oxy ta thu được 10,2 g oxit cao nhất có công thức M2O3.Xác định tên kim lọai M

...

Trên đây là trích đoạn nội dung đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm 2019 -2020 Trường THPT Tam Cân, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF