Mời các em học sinh cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023-2024 bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức trước kỳ thi giữa Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Kiến thức cần nhớ
- Nêu được định nghĩa về phát triển bền vững.
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học.
- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
- Trình bày được mục tiêu của môn Sinh học.
- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
- Giải thích được vì sao Công nghệ sinh học được xem là ngành học tương lai.
- Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
+ Liệt kê được các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học.
+ Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
+ Nêu được trình tự các bước trong phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
+ Kể tên được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học.
+ Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
+ Trình bày được phương pháp tin sinh học như một công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
+ Vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
+ Giải thích được tầm quan trọng của phẩm chất trung thực trong nghiên cứu khoa học.
1.2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
- Phát biểu được khái niêm cấp độ tổ chức sống.
- Liệt kê được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống: Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, sinh quyển, hệ sinh thái, quần xã, quần thể
- Sắp xếp được các cấp tổ chức sống cơ bản theo nguyên tắc thứ bậc
- Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức sống
- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
1.3.1. Khái quát về tế bào
- Biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
+ Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị…
+ Quá trình sinh sản ở mức cơ thể có cơ sở từ sự sinh sản tế bào.
- Kể tên được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào.
- Trình bày được khái quát học thuyết tế bào.
- Trình bày được ý nghĩa của học thuyết tế bào.
- So sánh sự khác nhau của một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.
- Giải thích được tế bào là đơn vị đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
- Chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.
1.3.2 Các nguyên tố hóa học và nước
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
+ Nguyên tố đa lượng: Là các nguyên tố mà cơ thể sống cần nhiều, chiếm khối lượng trong chất sống > 0.01%.VD: C,H,O,N,...; Vai trò chủ yếu là xây dựng cấu trúc của tế bào.
+ Nguyên tố vi lượng: Là nguyên tố mà cơ thể sống cần ít, chiến khối lượng trong chất sống <0.01%. VD: Fe, Cu, Zn, Bo,...; Là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại emzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Trình bày được vai trò của một số nguyên tố vi lượng, hậu quả khi thiếu nguyên tố vi lượng.
- Áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn: Đa dạng thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế như: Sau đợt băng giá cây bị chết, …
1.3.3. Các phân tử sinh học trong tế bào
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Liệt kê được các phân tử sinh học.
- Nêu được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của các phân tử sinh học.
+ Cấu trúc cacbonhidrat: Là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức chung: (CH2O)n
+ Cấu trúc lipit: Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ete, enzen, clorophoc, … không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần hóa học rất đa dạng. Thành phần chính: C, H, O.
+ Cấu trúc protein: Prôtein là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân; Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính: C, O, H, N; Đơn phân của prôtein là axit amin, có 20 loại axit amin, phân biệt nhau ở gốc hóa trị; Các axit amin nối nhau bằng liên kêt peptit, nhiều axit amin nối nhau tạo thành 1 chuỗi polipeptit; Prôtein đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin; Tùy vào số chuỗi, cấu trúc xoắn và các loại liên kết, protein có 4 bậc cấu trúc khác nhau
+ Cấu trúc hóa học ADN: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
+ Cấu trúc không gian của ADN: 2 chuỗi pôlynuclêôtit của ADN xoắn lại quanh một trục, tạo nên xoắn kép đều đặn giống một cầu thang xoắn; Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là liên kết hoá trị giữa đường và axit phôphoric; Chiều dài của một cặp bazơ là 3,4A0; Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20A0.
Cấu trúc xoắn kép của DNA (a) và một chuỗi polynucleotide cùng các base của DNA (b)
- Nêu được 1 số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của các phân tử sinh học (carbohydrate, lipid, protein, nucleid acid).
- Nêu được vai trò của các phân tử sinh học (đơn phân, đa phân) trong tế bào.
- Chỉ ra được điểm giống và khác nhau của các loại carbohydrate
- Trình bày được vai trò của các phân tử sinh học, các đơn phân cấu tạo nên các phân tử sinh học
- Phân biệt được cấu trúc và chức năng của các loại RNA (mRNA, tRNA, rRNA).
- So sánh được DNA và RNA.
- Giải thích được 1 số hiện tượng thực tế thông qua vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào.
- Nhận dạng thực tế các nhóm đường, các sắc tố có bản chất là lipit.
- Giải thích được vai trò của các phân tử sinh học đối với tế bào, cơ thể. Từ đó đề xuất một số biện pháp phòng bệnh liên quan và chế độ ăn uống phù hợp.
- Nhận diện và giải thích được các loại vật chất di truyền ở sinh vật dựa vào đặc trưng của DNA, RNA.
- Vận dụng kiến thức về cấu tạo phân tử sinh học protein, nucleid acid để giải quyết một số dạng bài tập về tính tổng nucleotide, chiều dài, số liên kết hydrogen, thành phần các nucleotide, ...
2. Trắc nghiệm ôn tập
Câu 1. Các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, bao gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm...và con người là đối tượng của ngành khoa học nào?
A. Hóa học B. Vật lý học C. Sinh học D.Thiên văn học
Câu 2. Để quan sát được hình dạng kích thước của các tế bào thực vật, chúng ta cần dụng cụ gì?
A. Kính hiển vi quang học B. Kính hiển vi điện tử
C. Kính lúp cầm tay D. Kính lúp đeo mắt
Câu 3. Bioinformatics là từ để chỉ ngành
A. Sinh học ứng dụng B. Tin sinh học
C. Công nghệ sinh học D. Sinh học thực nghiệm
Câu 4. Khái niệm cấp độ tổ chức sống là:
A.Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống
B.Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống
C.Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện một vài đặc tính của sự sống
D.Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện một vài đặc tính của sự sống
Câu 5. "Đàn hươu sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?
A. Cá thể B. Quần thể C. Quần xã D. Hệ sinh thái
Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững
3. Liên tục tiến hóa
4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh
5. Có khả năng cảm ứng và vận động
6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 6 D. 2, 3, 5, 6
Câu 7. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm: quần thể, cơ thể, quần xã – hệ sinh thái, tế bào. Thứ tự sắp xếp từ thấp đến cao là:
A. Tế bào => Cơ thể => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể
B. Tế bào => Cơ thể => Quần thể => Quần xã – hệ sinh thái
C. Cơ thể => Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể
D. Tế bào => Quần xã – hệ sinh thái => Quần thể => Cơ thể
Câu 8. Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì?
A. Không làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật
B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật
C. Dừng lại việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của tế bào, cơ thể
D. Dừng lại việc phát triển nghiên cứu và phát triển kính hiển vi
Câu 9. Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình gì?
A. Thụ tinh B. Phân chia C. Giảm phân D. Dịch mã
Câu 10. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ
Câu 11. Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 12. Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào
C. Trong các bào quan D. Tế bào chất
Câu 13. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H B. C, N, P, Cl C. C, N, H, O D. K, S, Mg, Cu
Câu 14. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. khối lượng của phân tử
B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân có trong phân tử
D. số lượng đơn phân có trong phân tử
Câu 15. Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?
A. Glucose B. Kitin C. Saccharose D. Fructose
Câu 16. Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo B. Mantozo C. Xenlulozo D. Saccarozo
Câu 17. Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?
A. bệnh tiểu đường B. bệnh bướu cổ C. bệnh còi xương D. bệnh gút
Câu 18. Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi:
A. Số nhóm NH2 B. Cấu tạo của gốc R
C. Số nhóm COOH D. Vị trí gắn của gốc R
Câu 19. Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?
A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O
B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ
C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn
D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin
Câu 20. Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi
A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein
B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein
Câu 21. Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng:
A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro
C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit
Câu 22. Nucleic acid có chức năng nào sau đây?
A.Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
B.Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
C.Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
D.Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
Câu 23. Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?
A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N
B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)
Câu 24. Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?
A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, K C. C, H, O, S D. C, H, O, P
Câu 25. Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là
A. photpholipit và protein B. glixerol và acid béo
C. steroid và acid béo D. acid béo và Saccharose
Câu 26. Trong các phát biểu sau có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào.
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất.
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục.
(4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào.
(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 27. Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?
A. steroit B. phôtpholipit C. dầu thực vật D. mỡ động vật
Câu 28. Tiến hành nhận biết protein bằng phép thử Biuret được tiến hành như hình mô tả
Qua các bước:
- Bước 1: Cho một ít dung dịch albumin 1% hoặc một lượng nhỏ lòng trắng trứng vào ống nghiệm cùng với 5 mL dung dịch NaOH loãng.
- Bước 2: Thêm vào ống nghiệm 5 ml dung dịch CuSO4 1%.
- Bước 3: Quan sát sự thay đổi trong ống nghiệm sau ít phút: dung dịch sẽ chuyển dần từ màu tím đỏ.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Những nguyên tử N của protein liên kết với Cu2+ tạo phức chất có màu tím đỏ.
B. Những nguyên tử C của protein liên kết với Cu2+ tạo phức chất có màu tím đỏ.
C. Hoá chất được dùng trong phép thử này dung dịch Benedict.
D. Dung dịch NaOH loãng gây kết tủa tạo màu đỏ.
Câu 29. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của sinh học trong cuộc sống?
(1) Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh;
(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm;
(3) Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường;
(4) Phát triển kinh tế, xã hội.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 30. Quan sát sinh vật nào dưới đây phải cần sử dụng kính hiển vi?
A. Con kiến. B. Tế bào vảy hành. C. Con ong. D. Tép tỏi.
Câu 31. Cho hình ảnh cây lạc. Dựa vào phương pháp quan sát cho biết ý nào sau đây đúng khi nói về tên các cơ quan của cây lạc.
A. (1) rễ, (2) thân, (3) lá, (4) hoa, (5) củ, (6) hạt.
B. (1) rễ, (2) lá, (3) hoa, (4) quả, (5) củ, (6) hạt.
C. (1) rễ, (2) thân, (3) lá, (4) củ, (5) hoa, (6) hạt.
D. (1) thân, (2) rễ, (3) lá, (4) hoa, (5) củ, (6) hạt.
Câu 32. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể B. Quần xã C. Cơ thể D. Hệ sinh thái
Câu 33. Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là đặc điểm
A. mới. B. nổi trội. C. phức tạp. D. đặc trưng.
Câu 34. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 35. Thế giới sống có nhiều đặc điểm chung là do
A. có khả năng tự điều chỉnh thích nghi với những thay đổi của môi trường.
B. thông tin di truyền trong các phân tử DNA được truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. có khả năng cảm ứng, trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
D. thường xuyên phát sinh các đột biến và được lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.
Câu 36. Nội dung cơ bàn của học thuyết tế bào là:
A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào.
B. Tế bào là đơn vi cấu trúc và chức năng của cơ thề sồng và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
C. Các đặc trưng cơ bàn của sự sống được biểu hiện đay đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sỡ của sự sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước
Câu 37. Người đầu tiên chế tạo thành công kính hiển vi là
A. Janssen. B. A.v. Leeuwenhoek.
C. R. Hooke. D. Malpighi.
Câu 38. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
C. Được cấu tạo từ các mô.
D. Cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan.
Câu 39. Đặc tính nào sau đây làm cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống?
A. Tính phân cực. B. Tính dẫn điện tốt.
C. Tính linh động. D. Nhiệt độ sôi cao.
Câu 40. Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ là
A. 92,6%. B. 96,3%. C. 93,6%. D. 96,2%.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.