YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ Trồng trọt 10 KNTT năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

HOC247 mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ Trồng trọt 10 KNTT năm 2023-2024 đã được HOC247 biên soạn dưới đây. Thông qua tài liệu này, các em có thể khái quát hệ thống kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải bài tập để làm bài thi thật tốt.  Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lí thuyết

1.1. Giới thiệu chung về trồng trọt

1.1.1. Vai trò và triển vọng của trồng trọt

a. Vai trò

- Đảm bảo an ninh lương thực.

- Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp.

- Tham gia vào xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động

b. Triển vọng

- Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu

- Hướng tới nền nông nghiệp 4.0

1.1.2. Thành tựu của trồng trọt

a. Thành tựu của trồng trọt ở Việt Nam

- Cơ giới hoá trồng trọt

- Ứng dụng công nghệ thuỷ canh, khí canh trong trồng trọt

- Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt

Công nghệ nhà kính trong trồng trọt

b. Một số thành tựu của trồng trọt ở trên thế giới

- Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản

- Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan

- Trang trại táo ở California, Mỹ

Khu vườn kì diệu ở Dubai

1.1.3. Các yếu tố chính trong trồng trọt

- Giống cây trồng

- Ánh sáng

- Nhiệt độ, độ ẩm

- Đất trồng và dinh dưỡng

- Kĩ thuật canh tác

1.2. Đất trồng

1.2.1. Giới thiệu về đất trồng

a. Khái niệm

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng được hình thành từ đã mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người (Hình 1).

Hình 1. Đất trồng

 

b. Thành phần đất trồng

Hình 2. Các thành phần cơ bản của đất trồng

Đất trồng gồm: Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất

c. Tính chất đất trồng

- Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 km, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (trạng thái huyền phủ). Keo đất có vai trò quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác của đất.

- Căn cứ vào thành phần cơ giới, người ta chia đất thành ba loại chính: đất cát (tỉ lệ cát lớn), đất thịt (tỉ lệ các loại hạt cân đối) và đất sét (tỉ lệ sét lớn). Giữa các loại đất này còn có các dạng trung gian như đất cát pha thịt, đất thịt nhẹ.....

- Đất có các phản ứng: Phản ứng chua. phản ứng kiếm, phản ứng trung tính.

1.2.2. Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

a. Sử dụng và bảo vệ đất trồng

- Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất

- Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất

- Canh tác bền vững

b. Cải tạo đất chua

- Đất chua là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+

- Biện pháp cải tạo đất chua:

+ Biện pháp bón với bón với khử chua

+ Biện pháp thuỷ lợi.

+ Biện pháp canh tác.

c. Cải tạo đất mặn

- Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hoà tan (NaCl, Na2SO4 CasO4, MgSO4,...) trên 2,56%.

- Biện pháp cải tạo đất mặn

+ Biện pháp bón phân.

+ Biện pháp thuỷ lợi.

+ Biện pháp canh tác.

+ Chế độ làm đất thích hợp.

d. Cải tạo đất bạc màu

- Đất xám bạc màu là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

- Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu

+ Biện pháp bón với bón.

+ Biện pháp thuỷ lợi.

+ Biện pháp canh tác.

1.2.3. Giá thể trồng cây

a. Khái niệm

- Giá thể là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

b. Giá thể tự nhiên hữu cơ

- Giá thể than bùn là loại giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.

- Giá thể mùn cưa là loại giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.

- Giá thể trấu hun là loại giá thể được tạo bởi quả trinh đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khi.

- Giả thể xơ dừa là loại giả thể tạo ra từ vỏ dừa (Hình 5.7). Vỏ dừa được làm nhỏ, loại bỏ các chất độc hại với cây trồng và được xử lí với chế phẩm vi sinh vật.

c. Giá thể trơ cứng

- Giá thể perlite là loại giá thể tạo ra từ lượng đá perlite trong tự nhiên bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao.

- Giá thể gồm là loại giá thể được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, một số phụ phẩm nông nghiệp (trấu, lõi ngô,...) bằng cách nghiền, nặn thành viên và nung ở nhiệt độ cao

2. Trắc nghiệm luyện tập

Câu 1: Ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có mấy vai trò?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Vai trò đầu tiên của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

A. Đảo bảo an ninh lượng thực

B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

C. Tham gia vào xuất khẩu

D. Tạo việc làm cho người lao động

Câu 3: Vai trò thứ hai của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

A. Đảo bảo an ninh lượng thực

B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

C. Tham gia vào xuất khẩu

D. Tạo việc làm cho người lao động

Câu 4: Vai trò thứ ba của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

A. Đảo bảo an ninh lượng thực

B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

C. Tham gia vào xuất khẩu

D. Tạo việc làm cho người lao động

Câu 5: Câu trồng được thu hoạch như thế nào?

A. Hàng năm

B. Theo vụ mùa

C. Hàng năm hoặc theo vụ mùa

D. Đáp án khác

Câu 6: Trong chương trình Công nghệ 10, giới thiệu mấy cách phân loại cây trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Cây trồng được phân loại theo cách nào sau đây?

A. Theo nguồn gốc

B. Theo đặc tính sinh vật học

C. Theo mục đích sử dụng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Theo nguồn gốc, cây trồng được chia làm mấy nhóm?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Đất trồng có mấy thành phần cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10: Đâu là thành phần của đất trồng?

A. Phần lỏng

B. Phần lỏng, phần rắn

C. Phần lỏng, phần rắn, phần khí

D. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất

Câu 11: Phần rắn của đất trồng là:

A. Chất vô cơ

B. Chất hữu cơ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Phần lỏng của đất trồng:

A. Có thành phần chủ yếu là nước

B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ

C. Là không khí trong các khe hở của đất

D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật

Câu 13: Đất trồng nào không tốt cho cây trồng?

A. Đất chua

B. Đất mặn

C. Đất bạc màu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Sử dụng đất cần đảm bảo mấy yếu tố?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15: Sử dụng đất cần đảm bảo yếu tố nào sau đây?

A. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất

B. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất

C. Canh tác bền vững

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất giúp:

A. Cây sinh trưởng tốt

B. Cây phát triển tốt

C. Cho năng suất cao

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Có mấy nhóm giá thể trồng cây?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18: Hãy cho biết, có giá thể trồng cây nào?

A. Giá thể hữu cơ tự nhiên

B. Giá thể trơ cứng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Hãy cho biết, giá thể nào sau đây không phải là giá thể tự nhiên?

A. Than bùn

B. Mùn cưa

C. Gốm

D. Trấu hun

Câu 20: Hãy cho biết, giá thể nào sau đây không phải là giá thể trơ cứng?

A. Xơ dừa

B. Gốm

C. Perlite

D. Cả 3 đáp án trên

Trên đây là nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ Trồng trọt 10 KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON