YOMEDIA

Đề cương ôn tập Chương Nguyên Tử môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Văn Hiển

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập Chương Nguyên Tử môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Văn Hiển. Tài liệu bao gồm các hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án, hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG NGUYÊN TỬ MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT VĂN HIỂN

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. Trong mọi hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố đều có

A. proton.                                                       

B. electron.

C. nơtron.                                                       

D. proton và nơtron.

2. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có thể khác nhau về

A. số proton.                                                  

B. số nơtron.

C. số electron.                                                

D. số hiệu nguyên tử.

3. Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, gọi là

A. đồng lượng.                                               

B. đồng vị.

C. đồng phân.                                                 

D. đồng đẳng.

4. Đồng vị nào của cacbon được sử dụng trong việc quy ước đơn vị khối lượng nguyên tử :

A. \({}_6^{11}C\)                                                           

B. \({}_6^{12}C\)   

C. \({}_6^{13}C\)                                                               

D. \({}_6^{14}C\)  

5. Số khối là :

A. Khối lượng của hạt nhân nguyên tử.

B. Khối lượng của nguyên tử.

C. Tổng khối lượng các proton và các nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

D. Tổng số hạt proton và số hạt nơtron của hạt nhân nguyên tử.

6.  Đại lượng đặc trưng cho một nguyên tố hoá học là :

A. Số electron.                                                           

B. Số proton.

C. Số nơtron.                                                 

D. Số khối.

7.  Cho các nguyên tử : \({}_6^{14}C,{}_7^{15}N,{}_8^{17}N,{}_9^{17}F,{}_{10}^{18}Ne\) . Có bao nhiêu nguyên tử có cùng số nơtron ?

A. 2                            

B. 3                            

C. 4                            

D. 5

8. Các đồng vị có số khối khác nhau là do khác nhau về :

A. số proton                                                  

B. số nơtron.

C. số electron.                                               

D. số hiệu nguyên tử.

9. Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, có khối lượng nguyên tử trung bình là 63,54. Vậy hàm lượng phần trăm 63Cu trong đồng tự nhiên là :

A. 50%                       

B.10%                        

C. 70%                       

D.73%

10. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết \({}_{35}^{79}Br\) chiếm 54,5%. Vậy số khối của đồng vị thứ hai là :

A. 80                          

B. 81                          

C. 82                          

D. 81,5

11. Phân lớp d chứa tối đa

A.2 electron.                                                  

B. 6 electron.

C. 10 electron.                                                

D. 14 electron.

12. Lớp electron M bão hoà khi lớp đó chứa

A. 8 electron.                                                 

B. 18 electron.

C. 32 electron.                                                

D. 36 electron.

13. Các electron ở lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất ?

A. Lớp N.                                                       

B. Lớp M.

C. Lớp L.                                                       

D. Lớp K.

14. Sắt  là nguyên tố

A. s.                            

B. p.                           

C. d.                           

D. f.

15. Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z =  26) là :

A. 1s2s2p3s3p6 3d6 4s2.

B. 1s2s2p3s3p6 3d8.

C. 1s2s2p3s3p6 4s2.

D.  1s2s2p3s3p6 3d7 4s2.

16. Nguyên tử có Z = 17, đó là nguyên tử của nguyên tố :

A. kim loại.                                                    

B. phi kim.

C. á kim.                                                         

D.  khí hiếm.

B. TỰ LUẬN

1.  Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.

a) Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố:  Na (Z = 11),  Mg (Z = 12),  Al (Z = 13),  K (Z = 19), Ca (Z= 20), Fe (Z = 26) Cu (Z=29), Zn (Z = 30).

2.  Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 36. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định R và vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn.

3. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt electron, proton, nơtron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện.

Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A. Xác định vị trí (chu kỳ, phân nhóm) của nguyên tố A trong hệ thống tuần hoàn.

4. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một loại nguyên tử của nguyên tố hoá học A là 60, trong đó số hạt  mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số khối, viết cấu hình electron của A. Hãy cho biết vị trí (chu kỳ và nhóm) của A trong bảng hệ thống tuần hoàn.

5. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản ( p,n,e) là 82, trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và cac ion tạo thành từ nguyên tử X.

a) Mg có 2 đồng vị X và Y. Đồng vị X có nguyên tử khối là 24. Đồng vị Y hơn X 1 nơtron. Số ngtử của X và Y có tỉ lệ là 963 : 642. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.

b) Cứ 12,046.1021 nguyên tử Mg có khối lượng là m (gam). Tính giá trị m.

c) Tính thành phần % theo khối lượng của đvị Mg có số khối lớn hơn trong hợp chất MgCl2. Cho NTKTB của Cl = 35,5.

6. a)Một ngtử Brom có 2 đồng vị mà số ngtử đvị I : đvị II là 27: 23. Hạt nhân thứ nhất có 35 proton và 44 nơtron. Hạt nhân đồng vị II hơn đồng vị I là 2 nơtron.Tính NTKTB của ngtố Brom.

b) Cứ 301,15.1020 nguyên tử X có khối lượng là m (gam). Tính giá trị m.

c) Tính số nguyên tử đvị I có trong 9,992 gam CaBr2. Cho NTK của Ca = 40.

7. Một nguyên tố R có 2 đồng vị là X, Y. Biết tổng số các loại hạt của 2 đồng vị bằng 106. Số nơtron của đồng vị X hơn đồng vị Y 2 hạt.

a) Xác định số đvđthn và số khối của 3 đồng vị X, Y.

b) Cho 903,45.10 20 phân tử R tác dụng hết với Fe kim loại thì thu được m gam muối. Tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị tương ứng như sau  X : Y = 2250 : 750 .

Hãy xác định NTKTB của R và tính giá trị m. Biết 1 mol Fe có khối lượng 56 g.

Đ/s  : AR = 35,5 ;  m = 16,25 g

8. Trong nước hiđro tồn tại chủ yếu 2 đồng vị là 1H và 2D. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 2D trong 1ml nước ? Biết nguyên tử khối TB của H trong nước nguyên chất là 1,008 và của oxi là 16.

Đ/s : 5,35.1022

9. Nguyên tử khối TB của Bo là 10,81. Bo gồm 2 đồng vị 10B và 11B. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 11B có trong 12,362 gam axit boric H3BO3 ? Biết NTKTB của H là 1, của O là 16.

Đ/s : 97,5726.1020

10. Nguyên tử khối TB của Bo là 10,81. Bo gồm 2 đồng vị 10B và 11B. Hỏi có bao nhiêu phần trăm khối lượng của đồng vị 11B có trong axit boric H3BO3 ? Biết NTKTB của H là 1, của O là 16.

11. Nguyên tử khối TB của Cu là 63,54. Cu gồm 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Hỏi có bao nhiêu phần trăm khối lượng của đồng vị 63Cu có trong CuCl2 ? Biết NTKTB của Cl là 35,5.               

12. Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố trong các trường hợp sau:

 - Nguyên tử nguyên tố A có tổng các hạt mang điện là34.

 - Nguyên tử của nguyên tố B có 33 hạt p trong hạt nhân.

 - Nguyên tử của nguyên tố D có 24 hạt e ngoài lớp vỏ.

 - Nguyên tử của nguyên tố E thuộc ô thứ 29 trong bảng HTTH.

 - Nguyên tử của nguyên tố Z có số đơn vị điện tích hạt nhân là 54

 - Nguyên tử của nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 56.

Dựa vào cấu hình e trên hạy cho biết:

a. Nguyên tử nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? vì sao?

b. Xác định vị trí của từng nguyên tố trong bảng HTTH và giải thích rõ.

13. Số thứ tự của nguyên tố S, Cu, Fe, Al lần lượt là 16, 29, 26 và 13. Hãy viết cấu hình e của nguyên tử của các nguyên tố trên và của các ion sau: S2-, Fe2+, Fe3+, Cu+, Cu2+, Al3+

14. Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố trong các trường hợp sau:

 - Tổng số e trên các phân lớp p là 8

 - Tổng số e trên các phân lớp p là 6

 - Tổng số e trên các phân lớp s là 6

 - Tổng số e trên các phân lớp s là 5

15. Một nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p. Hãy cho biết nguyên tố trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? vì sao?

16. Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố A dạng 4sx, còn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố B dạng 3py. Biết x + y = 5. Hãy viết cấu hình e của nguyên tố A và B.

17. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt ( p,n,e ) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Cấu hình e của nguyên tử X là

18. X là nguyên tố gì khi biết :

- X không phải là khí hiếm.

- X có 3 lớp e và số e lớp ngoài cùng lớn hơn 6.

Hãy dự đoán chất hoá học của nguyên tử nguyên tố.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Nguyên Tử môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Văn Hiển. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF