YOMEDIA

Đề cương ôn tập chương bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học môn Hóa 10

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập chương bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học môn Hóa 10. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với quý thầy cô giáo, cũng như các em học sinh!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

 

I. Nguyên tắc sắp xếp các ngtố trong BTH : 3 nguyên tắc

Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

Nguyên tử có cùng số lớp e xếp thành 1 hàng ( chu kỳ)

Nguyên tử có cùng số e hoá trị xếp thành 1 cột ( nhóm )

⇒ Bảng tuần hoàn có 7 chu kì ( 3 chu kì nhỏ; 4 chu kì lớn) ; 8 nhóm , 18 cột gồm 8 nhóm A; 8 nhóm B (10 cột).

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:

1. Chu kì: là dãy các ngtố mà ngtử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Số thứ tự chu kì ứng với số lớp e

Chu kì 1 chỉ có 2 nguyên tố ( H và He)

Chu kì 7 chưa đầy đủ

Các chu kì còn lại; ;mỗi chu kì đều bắt đầu bằng 1 kim loại kiềm, chấm dứt bằng 1 khí trơ (khí hiếm)

Số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8

2. Nhóm và khối

- Nhóm ngtố là tập hợp các ngtố mà ngtử có cấu hình e tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

- Ngtử các ngtố trong cùng 1 nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

Số e hóa trị = số e ngoài cùng + một phần số e ở phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa.

Nhóm A là ngtố s, p. Nhóm B là ngtố d, f.

Số thứ tự nhóm A = số e ngoài cùng.

Số thứ tự nhóm B = e hóa trị

Có 18 cột được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B; mỗi nhóm là 1 cột riêng nhóm VIIIB có 3 cột

- Khối:

Khối các nguyên tố s ( nhóm IA ; IIA)

Khối các nguyên tố p ( nhóm IIIA đến VIIIA)

Khối các nguyên tố d và khối các nguyên tố f

Nhóm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

Oxyt cao nhất

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7

X

Hợp chất khí với H

Hợp chất rắn

RH4

RH3

RH2

RH

X

Hợp chất Hidroxxit

ROH

R(OH)2

R(OH)3

R(OH)4

Hay

H2RO3

R(OH)5

Hay

H3RO4

R(OH)6

Hay

H2RO4

R(OH)7

Hay

HRO4

X

 

→ Hoá trị cao nhất với oxi + hoá trị số hidro ( của phi kim) =8

III. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố

1. Tính kim loại, phi kim

Tính kim loại của nguyên tố là khả năng nhường electron của nguyên tử nguyên tố để trở thành ion dương

Tính phi kim là khả năng thu electron của nguyên tử của nguyên tố để trở thành ion âm.

2. Bán kính ion.

Sự tách bởi electron ra khỏi nguyên tử để trở thành ion dương kèm theo sự giảm bán kính

Sự thu thêm electron vào nguyên tử để trở thành ion âm luôn theo sự tăng bán kính

Vd: rNa = 1,86  ;    .       RCl= 0,99  ;    

3. Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1):

Năng lượng ion hoá của một nguyên tố là năng lượng tối thiểu cần để tách 1 electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.

Vd: H  H+ + 1e ; IH = 13,6 eV

Đối với nguyên tử có nhiều electron, ngoài năng lượng ion hoá lần thứ nhất (I1) còn có năng lượng ion hoá thứ hai ( I2), lần thứ ba (I3)…. Với I1< I2 < I3….< In

4. Độ âm điện:

Độ âm điện của một nguyên tố là khả năng của nguyên tử nguyên tố đó hút electron về phía nó trong phân tử

Một phi kim mạnh có độ âm điện lớn; ngược lại một kim loại mạnh có độ âm điện nhỏ.

IV. Định Luật Tuần Hoàn

Tính chất của các ngtố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Nội dung 1: Dựa vào cấu tạo nguyên tử của một nguyên tử để xác định vị trí của nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn và ngược lại.

Ví dụ 1: Một nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA trong hệ thống tuần hoàn. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy?

c) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Ví dụ 2: Cho 4 nguyên tố sau: N (Z = 7) ; Mg (Z = 12) ; Fe (Z =26) ; Ar (Z = 18).

a)  Viết cấu hình electron của chúng, xác định số electron hóa trị của chúng.

b)  Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.

c)  Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng?

Ví dụ 3: Cho hai nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là:

+ Nguyên tử X :  1s22s22p63s2

+ Nguyên tử Y : 1s22s22p63s23p63d34s2

-X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Giải thích

-Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học? Có cùng chu kì không?.

Ví dụ 4: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn.

a) Viết cấu hình electron của X.

b) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng nhóm thuộc hai chu kì kế tiếp ( trên và dưới ) . Giải thích tại sao lại viết được như vậy.

Ví dụ 5: Cho nguyên tố X có Z = 30

a) Viết cấu hình  electron nguyên tử X

b) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng chu kì,thuộc hai nhóm liên tiếp (trước và sau) với nguyên tố X và hãy giải thích vì sao lại viết được như vậy.

Nội dung 2: Dựa vào vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra tính chất của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12).

a) Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhường hay nhận bao nhiêu electron?

b) Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

c) Cho biết hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.

d) Viết công thức phân tử oxit và hidroxit của magie và cho biết chúng có tính chất bazơ hay axit.

Ví dụ 2: Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16).

a) Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhường hay nhận bao nhiêu electron?

b) Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

c) Cho biết hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi và và hóa trị trong hợp chất với oxi.

d) Viết công thức phân tử oxit và hidroxit của lưu huỳnh và cho biết chúng có tính chất bazơ hay axit.

Nội dung 3: Dựa vào vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra tính chất của nguyên tố đó. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Ví dụ 1:

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z=35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hidro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hidro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Ví dụ 2:

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z=12) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

- Công thức của oxit cao nhất, của hidroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của Mg với Na (Z = 11) và AI (Z = 13).

Nội dung 4: Xác định tên nguyên tố dựa vào: Phần trăm  khối lượng của nguyên tố đó trong hợp chất khí với hidro hoặc với oxi. Phản ứng của nguyên tố cần tìm với các chất khác,…

Ví dụ 1: Xác định nguyên tố biết:

1. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng.

2. Oxit cao nhất của một nguyên tó ứng với công thức RO3 , với hidro nó tạo hợp chất khí chứa 94,12%R về khối lượng .

3. Oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm VIIA , có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố mR:mO=7,1: 11,2 .

4.  Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Tỉ lệ thành phần phần trăm của nguyên tố R trong oxit cao nhất và % nguyên tố trong hợp chất khí đối với Hiđro là 0,5955.

5. X và Y là 2 nguyên tố đều có hợp chất khí với H là XHa và YHa . Khối lượng mol chất nầy gấp 2 lần khối lượng mol chất kia. Khối lượng phân tử 2 oxit cao nhất của X và Y (X2Ob và Y2Ob) hơn kém nhau 34u.

a. X,Y là kim loại hay phi kim.

b. Xác định tên X,Y và công thức phân tử các hợp chất của X,Y.

Ví dụ 2: Xác định các kim loại biết:

1. Khi cho 1 g một kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì thu được 0,56 lít khí H2 (ở đktc).

2. Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc). 3. Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224  lít khí thoát ra (đktc).

4. Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3.

5. Cho 8,5g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng với H2O dư thu được 3,36l khí H2 (đktc).

6.  Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2(đktc).

Ví dụ 3: Xác định 2 nguyên tố trong các trường hợp sau:

1. Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27.

2. Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng điện tích hạt nhân của chúng bằng 16.

3. Cho biết hai nguyên tố A và B thuộc nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. A ở lớp ngoài cùng có 6e. Hợp chất (X) của A với hidro trong đó %H = 11,1% (về khối lượng ).

4. Hai nguyên tố A và B có tổng điện tích hạt nhân là 58 . Biết A và B cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp .

5. Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37.

a. Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB .

b. Xác định vị trí của A, B trong bảng TH .Cho biết A,B là kim loại ,phi kim,hay khí hiếm?

BÀI TẬP TỔNG HỢP

Câu 1: Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong HTTH?

A. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

C. Các nguyên tố có số electron hoá trị như nhau được xếp thành một cột.

D. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của khối lượng nguyên tử.

Câu 2: Các nguyên tố cùng chu kỳ thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung:

A. Cùng số lớp electron.                                 B. Cùng số hiệu nguyên tử.

C. Cùng số electron hoá trị .                           D. Cùng số nơtron trong hạt nhân .

Câu 3: Dãy nguyên tố nào cùng một chu kỳ :

A. K, Na, Mg              B. O, Ar, Xe, F                       C. Pb, Zn, Cu, Ag       D. Fe, Se, Kr, Br

Câu 4: Trong nhóm A theo chiều từ trên xuống, tính chất nào của nguyên tử các nguyên tố tăng dần?

A. Tính kim loại                                              B. Độ âm điện

C. Năng lượng ion hóa                                   D. Tính axit của oxit và hidroxit tương ứng

Câu 5: Các nguyên tố cùng trong một nhóm thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung:

A. Cùng số lớp Electron.                                B. Cùng số Electron hoá trị.

C. Cùng số Electron ngoài lớp vỏ.                  D. Cùng điện tích hạt nhân.

Câu 6: Các nguyên tố luôn thuộc nhóm A là:

A. Nguyên tố s, p và d.                                   B. Nguyên tố p,  d và  f

C. Nguyên tố s và  p.                                       D. Nguyên tố s và f.

Câu 7: Nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A) nếu:

A. Thuộc chu kì 1, 2 hoặc 3.

B. Thuộc chu kì 4, 5, 6 hoặc 7.

C. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp s hoặc phân lớp p.

D. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d hoặc phân lớp f.

Câu 8: Trong hệ thống tuần hoàn phân nhóm chính(nhóm A) nào chỉ chứa các nguyên tố kim loại:

A. I, III                   B. II, III,                     C. I, II                         D. I, II, III

Câu 9: Nguyên nhân kim loại có tính khử là:

A. Số electron ở lớp ngoài cùng ít                        

B. Bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử kim phi

C. Số electron ở lớp ngoài cùng nhiều

D. Cả A và B

Câu 10: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kỳ 4 là nguyên tố phi kim:

A. 20                     B. 26                    C. 30                       D.35

Câu 11: Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M có chứa 2 e. Cấu hình điện tử của R và tính chất là:

A. 1s22s22p63s2, R là kim loại                                  B. 1s22s22p63s23p2, R là phi kim

C. 1s22s22p63s23p6, R là khí hiếm                           D. 1s22s22p63s2, R là phi kim

Câu 12: Kim loại hoạt động mạnh nhất ở vị trí nào trong BTH?

A. Ở đầu nhóm IA                                                    B. Ở cuối nhóm IA

C. Ở đầu nhóm VIIA                                                 D. Ở cuối nhóm VIIA

Câu 13: Những tính chất nào sau đây đặc trưng kim loại chuyển tiếp?

A.Ion trong dung dịch không màu, có nhiều số oxi hoá dương

B. Ion trong dung dịch không màu, có nhiều số oxi hoá âm

C.Ion trong dung dịch có màu, có nhiều số oxi hoá dương

D. Ion trong dung dịch có màu, có nhiều số oxi hoá âm

Câu 14: Cho các nguyên tố: X1, X2, X3, X4, X5 lần lượt có cấu hình electron như sau:

X1  : 1s22s22p63s1               

X2  : 1s22s22p63s23p64s2                         

X3  : 1s22s22p63s23p5                          

X4  : 1s22s22p63s23p64s1                    

X5  : 1s22s22p63s23p3

a: Các nguyên tố cùng chu kỳ là:

A.  X1, X2, X3             B.  X1, X3, X5                  C.  X2, X4, X5              D.  X1, X2, X4.

b: Các nguyên tố là phi kim:

A. X1, X2                     B.  X3, X5                          C. X4, X1                     D.  X2, X3

c: Các nguyên tố là kim loại:

A.  X1, X2, X5             B.  X3, X4, X5                  C.  X1, X2, X3              D.  X2, X4, X1

Câu 15: Thứ tự tăng tính kim loại của các kim loại trên là dãy nào dưới đây ?

A. Be , Mg , Ca , K , Rb.                    B. Be , Mg , K , Ca , Rb.

C. Be , K , Mg , Ca , Rb.                    D. Be , Mg , Ca , Rb , K.

Câu 16: Cho các ngtố sau : K , Ca thuộc chu kì 4 và Mg , Al thuộc chu kì 3 của bảng TH . Tính kim loại của các ngtố giảm dần theo thứ tự nào dưới đây ?

\A. Ca , K , Mg , Al    

B. K, Ca , Mg , Al     

C. K , Mg , Ca , Al    

D. K , Ca , Al , Mg

Câu 17: Trong 4 nhóm kim loại dưới đây, nhóm nào gồm 3 kim loại đều đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại?

\A. Pb, Cr, Fe                         B. Hg, Na, Ca                        C. Zn, Ag, Ni                            D. Sn, Pt, K

Câu 18: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tăng dần tính phi kim: F, P, O, S, Si.

A.    F, O, S, P, Si.                  B.  F, O, Si, P, S.                    C.   Si, S, P, O, F                    D.  Si, P, S, O, F

Câu 19: Cho 3 nguyên tố . Sắp xếp 3 nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim là:

A. X,Y,Z                                B. Y,Z,X                                  C. Z,Y,X                                   D. Z,X,Y

Câu 20: Cho các nguyên tố : A, B, C, D  lần lượt có số hiệu nguyên tử là : 13, 14, 15, 16 .Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự  tính phi kim tăng dần là:

A. A, B, C, D                        B.  D, C, B, A                         C. D, A, B, C                            D. B, A, D, C

Câu 21: Chọn thứ tự giảm tính bazơ của các hợp chất sau :

A. Be(OH)2 , Mg(OH)2 , Ca(OH)2 , Ba(OH)2                        B. RbOH , KOH , NaOH , LiOH

C. NaOH , KOH , RbOH , LiOH                                          D. Câu A và B đúng .

Câu 22: Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là:

(X) 1s22s22p63s1                 

(Y) 1s22s22p63s2                     

(Z) 1s22s22p63s23p

Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần:

A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)                               B. X(OH)< Z(OH)3 < XOH

C. Z(OH)3  < Y(OH)2 < XOH                               D. Z(OH)2 < XOH  < Y(OH)

Câu 23: Trong nhóm IA, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính chất biến đổi:

A. Bán kính nguyên tử và tính khử tăng               B. Năng lượng ion hóa và độ  âm điện giảm

C. Cả A và B đúng                                               D. Cả A và B sai.

Câu 24: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần:

A.B < Be < Li < Na.  

B.Na <  Li < Be < B.      

C.Li < Be < B < Na.         

D.Be < Li < Na < B.

Câu 25: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : P, S, Cl, F. Xếp theo chiều giảm dần:

A.P < S < Cl < F.       

B.F < Cl < S < P.                   

C.S < Cl < P < F.       

D.Cl < F < P < S.

Câu 26: Trong chu kỳ 3. Nguyên tử có bán kính lớn nhất :

A. Cl                                   B. Ar                           C. Na                           D. Mg

 

---(Để xem nội dung chi tiết các phần còn lại của chuyên đề vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập chương bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học môn Hóa 10, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF