YOMEDIA

Dạng bài tập tìm Cảm ứng từ tổng hợp và Nguyên lí chồng chất Từ trường năm 2019

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp Dạng bài tập tìm Cảm ứng từ tổng hợp và Nguyên lí chồng chất Từ trường năm 2019 môn Vật lý 11. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

CẢM ỨNG TỪ TỔNG HỢP.

NGUYÊN LÍ CHỒNG CHẤT TỪ TRƯỜNG

1) Cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm.

Vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra:  

\(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} + ... + \overrightarrow {{B_n}} \)

+) Trường hợp tổng quát   \(\left( {\overrightarrow {{B_1}} ,\overrightarrow {{B_2}} } \right) = \alpha \Rightarrow B = \sqrt {B_1^2 + B_2^2 + 2{B_1}{B_2}\cos \alpha } \)

+) Trường hợp đặc biệt thứ nhất  \(\overrightarrow {{B_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{B_2}} \Rightarrow \alpha = {0^ \circ } \Rightarrow B = {B_1} + {B_2}\)

+) Trường hợp đặc biệt thứ hai  \(\overrightarrow {{B_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{B_2}} \Rightarrow \alpha = {180^ \circ } \Rightarrow B = \left| {{B_1} - {B_2}} \right|\)

+) Trường hợp đặc biệt thứ ba  \(\overrightarrow {{B_1}} \bot \overrightarrow {{B_2}} \Rightarrow \alpha = {90^o} \Rightarrow B = \sqrt {B_1^2 + B_2^2} \)

+) Nếu  \({B_1} = {B_2} \Rightarrow B = 2{B_1}\cos \frac{\alpha }{2}\).

2) Cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm bằng không.

Bước 1: Tính B1,B2 do I1,I2 gây ra tại M

Bước 2: Cảm ứng từ tổng hợp tại M bằng 0: \(\overrightarrow {{B_M}} = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} = \overrightarrow 0 \Rightarrow \overrightarrow {{B_1}} = - \overrightarrow {{B_2}} \) , tức là:

+) \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) ngược chiều nhau.

+) Độ lớn bằng nhau: B1 = B2 ⇒ phương trình chứa r1,r2 . Kết hợp với đề bài tìm ra r1,r2 là vị trí để cảm ứng từ tại đó bằng 0.

3) Bài tập vận dụng

Ví dụ 1: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ \({I_1} = 12{\rm{A;}}{I_2} = 15{\rm{A}}\) chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1  15 cm và cách dây dẫn mang dòng I2   5 cm.

Lời giải:

Giả sử 2 dây dẫn ngược chiều được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ

\(\begin{array}{l} {B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}}}{{AM}} = 1,{6.10^{ - 5}}T\\ {B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_2}}}{{BM}} = {6.10^{ - 5}}T \end{array}\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là  \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)

Vì   \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \)   cùng phương, cùng chiều nên \(\overrightarrow B \) cùng phương, cùng chiều với  \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \)  và có độ lớn  :

\(B = {B_1} + {B_2} = 7,{6.10^{ - 5}}T\)

Ví dụ 2: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ  \({I_1} = 6{\rm{A;}}{I_2} = 12{\rm{A}}\) chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1  5 cm và cách dây dẫn mang dòng  I2 15 cm.

Lời giải:

Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.

\(\begin{array}{l} {B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}}}{{AM}} = 2,{4.10^{ - 5}}T\\ {B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_2}}}{{BM}} = 1,{6.10^{ - 5}}T \end{array}\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là: \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \) .

Vì   \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \)   cùng phương, ngược chiều nên \(\overrightarrow B \) cùng phương, cùng chiều với  \(\overrightarrow {{B_1}} \) và có độ lớn  :

\(B = {B_1} - {B_2} = 0,{8.10^{ - 5}}T\)

Ví dụ 3: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ  \({I_1} = 9{\rm{A;}}{I_2} = 16{\rm{A}}\) chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1  6 cm và cách dây dẫn mang dòng I2   8 cm.

Lời giải:

Giả sử hay dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.

\(\begin{array}{l} {B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}}}{{AM}} = {3.10^{ - 5}}T\\ {B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_2}}}{{BM}} = {4.10^{ - 5}}T \end{array}\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại M là:  \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)

Từ hình vẽ, suy ra độ lớn:  

\(B = \sqrt {B_1^2 + B_2^2} = {5.10^{ - 5}}T\)

...

---Để xem tiếp nội dung của Chuyên đề Dạng bài tập tìm Cảm ứng từ tổng hợp và Nguyên lí chồng chất Từ trường, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Dạng bài tập tìm Cảm ứng từ tổng hợp và Nguyên lí chồng chất Từ trường năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON