YOMEDIA

Bài tập chủ đề Lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích môn Vật lý 11

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Bài tập chủ đề Lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng dạng bài, giúp các em đi sâu vào kiến thức trọng tâm, dễ dàng áp dụng để giải các dạng bài tập liên quan. Hi vọng tài liệu này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các em.

ATNETWORK
YOMEDIA

Chuyên Đề Vật Lý 11

LỰC ĐIỆN TỔNG HỢP TÁC DỤNG LÊN MỘT ĐIỆN TÍCH

- Khi một điện tích điểm q chịu tác dụng của nhiều lực tác dụng \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,...\) do các điện tích điểm q1,q2… gây ra thì hợp lực tác dụng lên q là:  

\(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} + ... + \overrightarrow {{F_n}} \)

- Các bước tìm hợp lực \(\overrightarrow F \) do các điện tích q1, q2... tác dụng lên điện tích q0:

            Bước 1: Xác định vị trí điểm đặt các điện tích (vẽ hình).

            Bước 2: Tính độ lớn các lực F1, F2 lần lượt do q1, q2 tác dụng lên q0.

            Bước 3: Vẽ hình các vectơ lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,...\)

            Bước 4: Từ hình vẽ xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực \(\overrightarrow F \) .

- Các trường hợp đặc biệt:

 \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)  cùng chiều thì  \(F = {F_1} + {F_2}\left( {\alpha = 0;cos\alpha = 1} \right)\)

 \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều thì   \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\left( {\alpha = \pi ;cos\alpha = - 1} \right)\)

 \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)  vuông góc thì  \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \left( {\alpha = 90^\circ ;cos\alpha = 0} \right)\)

 \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)  cùng độ lớn F1 = F2 thì  \(F = 2{F_1}\cos \frac{\alpha }{2}\)

Tổng quát\({F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha \) (a là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \) )

Ví dụ 1: Hai điện tích  \({q_1} = {8.10^{ - 8}}C;{q_2} = - {8.10^{ - 8}}C\) đặt tại A, B trong không khí (AB = 6cm). Xác định lực tác dụng lên \({q_3} = {8.10^{ - 8}}C\) , nếu

a) CA = 4 cm, CB = 2 cm.            

b) CA = 4 cm, CB = 10 cm.               

c) CA = CB = 5 cm.

Lời giải

Lực tổng hợp tác dụng lên q là:  

\(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)

a) Vì AC + CB = AB nên C nằm trong đoạn AB.

 

  q1, q3 cùng dấu nên \(\overrightarrow {{F_1}} \)  là lực đẩy

 q2, qcùng dấu nên \(\overrightarrow {{F_2}} \) là lực hút

Do và cùng chiều ⇒ \(\overrightarrow F \)cùng chiều \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \) ,

\(\begin{array}{l} F = {F_1} + {F_2}\\ = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{A{C^2}}} + k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}}\\ = {9.10^9}.\left( {\frac{{\left| {{{8.10}^{ - 8}}{{.8.10}^{ - 8}}} \right|}}{{{{\left( {{{4.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} + \frac{{\left| {{{8.10}^{ - 8}}{{.8.10}^{ - 8}}} \right|}}{{{{\left( {{{2.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}}} \right)\\ = 0,18N \end{array}\)

b) Vì CB - CA = AB nên C nằm trên đường AB, ngoài khoảng AB, về phía A.

\(\begin{array}{l} {F_1} = {9.10^9}\frac{{{{8.10}^{ - 8}}{{.8.10}^{ - 8}}}}{{{{\left( {{{4.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} = {36.10^{ - 3}}N;\,\,\,\\ \,{F_2} = {9.10^9}\frac{{{{8.10}^{ - 8}}{{.8.10}^{ - 8}}}}{{{{\left( {{{10.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} = 5,{76.10^{ - 3}}N \end{array}\)

Do \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) ngược chiều,  \(\overrightarrow {{F_1}} > \overrightarrow {{F_2}} \)

 \(\overrightarrow F \) cùng chiều \(\overrightarrow {{F_1}} \) và  \(F = {F_1} - {F_2} = 30,{24.10^{ - 3}}N\)

c) Vì C cách đều A, B nên c nằm trên đường trung trực của đoạn AB

\(\begin{array}{l} {F_1} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{A{C^2}}} = 23,{04.10^{ - 3}}N;\,\,\\ \,\,\,{F_2} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{C{B^2}}} = 23,{04.10^{ - 3}}N \end{array}\)

Vì F= F2 nên  \(\overrightarrow F \) nằm trên phân giác góc  \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} } \right)\)

\( \Rightarrow \overrightarrow F \bot CH\)  (phân giác của 2 góc kề bù)  

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow F //AB\\ \Rightarrow \alpha = \left( {\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} } \right) = CAB\\ F = 2{F_1}\cos \alpha = 2{F_1}\frac{{AH}}{{AC}}\\ = 2.23,{04.10^{ - 5}}.\frac{3}{5}\\ \Leftrightarrow F = 27,{65.10^{ - 3}}N \end{array}\)

Ví dụ 2: Ba điện tích điểm \({q_1} = {4.10^{ - 8}}C;{q_2} = - {4.10^{ - 8}}C;{q_3} = {5.10^{ - 8}}C\) đặt trong không khí tại 3 đỉnh ABC của 1 tam giác đều, cạnh a = 2cm.

Xác định vector lực tác dụng lên q3.

Lời giải

 Ta có:  \(\overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_{13}}} + \overrightarrow {{F_{23}}} \)

với  \({F_{13}} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{{a^2}}};{F_{23}} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{{a^2}}}\)

\(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| \Rightarrow {F_{13}} = {F_{23}}\) 

và  \(\alpha = \left( {{F_{13}},{F_{23}}} \right) = 120^\circ \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {F_3} = {F_{13}} = {F_{23}}\\ = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{4.10}^{ - 8}}{{.5.10}^{ - 8}}} \right|}}{{{{\left( {{{2.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}}\\ = {45.10^{ - 3}}N \end{array}\)

Ví dụ 3: Người ta đặt 3 điện tích \({q_1} = {8.10^{ - 9}}C,{q_2} = {q_3} = - {8.10^{ - 9}}C\) tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên \({q_0} = {6.10^{ - 9}}C\) đặt tại tâm O của tam giác.

Lời giải

 Ta có  :

\(\begin{array}{l} {r_1} = {r_2} = {r_3} = \frac{2}{3}OA = 2\sqrt 3 cm\\ {F_1} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_0}} \right|}}{{A{O^2}}} = 3,{6.10^{ - 4}}(N);\\ {F_2} = k\frac{{\left| {{q_0}{q_2}} \right|}}{{B{O^2}}} = 3,{6.10^{ - 4}}(N)\\ {F_3} = k\frac{{\left| {{q_3}{q_0}} \right|}}{{C{O^2}}} = 3,{6.10^{ - 4}}(N) \end{array}\)

Lực tác dụng lên  \({q_0}:\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_{23}}} \)

Ta có: \({F_{23}} = \sqrt {F_2^2 + F_3^2 + 2{F_2}{F_3}\cos 120^\circ } = 3,{6.10^{ - 4}}N\) 

Vì  tam giác ABC đều nên \(\overrightarrow {{F_{23}}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{F_1}} \Rightarrow F = {F_1} + {F_{23}} = 7,{2.10^{ - 4}}N\) 

 

...

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Bài tập chủ đề Lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chủ đề Lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích môn Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON