HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Giải bài toán về Lực tác dụng lên điện tích đặt trong từ trường môn Vật lý 11. Tài liệu được biên soạn nhằm hướng dẫn các em học sinh lớp 11 phương pháp giải các dạng bài tập về điện từ trường, đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
Bài Toán Về Lực Tác Dụng Lên Điện Tích
Đặt Trong Điện Trường
Năm học: 2019-2020
- Cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra:
+) \(\overrightarrow {{E_M}} \) có phương nằm trên đường thẳng nối điện tích điếm Q với điểm M, chiều đi ra nếu Q dương, có chiều đi vào nếu Q âm.
+) Độ lớn \({E_M} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon r_M^2}}\)
⇒ Khi Q, e không đổi ta có:
\(E = \frac{1}{{{r^2}}} \Leftrightarrow r = \frac{1}{{\sqrt E }} \Rightarrow \frac{{{E_M}}}{{{E_N}}} = \frac{{r_N^2}}{{r_M^2}}\)
- Lực do điện trường \(\overrightarrow E \) tác dụng lên điện tích q đặt trong nó:
+) Biểu thức: \(\overrightarrow F = q.\overrightarrow E \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} q > 0 \Rightarrow \overrightarrow F \uparrow \uparrow \overrightarrow E \\ q < 0 \Rightarrow \overrightarrow F \uparrow \downarrow \overrightarrow E \end{array} \right.\)
+) Độ lớn: \(F = \left| q \right|E\)
Ví dụ 1: Xác định vectơ cường độ điện trường tại M trong không khí cách điện tích điểm \(q = {2.10^{ - 8}}C\) một khoảng 3 cm. |
Lời giải
Ta có q > 0 nên vecto E có gốc đặt tại M, chiều đi ra xa điện tích q
Độ lớn : \(E = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{1.0,{{03}^2}}} = {2.10^5}V/m\)
Ví dụ 2: Một điện tích q trong nước \(\left( {\varepsilon = 81} \right)\) gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 26 cm một điện trường \(E = 1,{5.10^4}V/m.\) Hỏi tại điểm N cách điện tích q một khoảng r = 17 cm có cường độ điện trường bằng bao nhiêu? |
Lời giải
Khi q, e không đổi thì \(E = \frac{1}{{{r^2}}}\) nên:
\(\begin{array}{l} \frac{{{E_M}}}{{{E_N}}} = {\left( {\frac{{{r_N}}}{{{r_M}}}} \right)^2}\\ \Rightarrow \frac{{1,5}}{{{E_M}}} = {\left( {\frac{{17}}{{26}}} \right)^2} \Rightarrow {E_M} \approx 3,{5.10^4}V/m \end{array}\)
Ví dụ 3: Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q < 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 49 V/m, tại B là 16 V/m. a) Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB. b) Nếu đặt tại M một điện tích \({q_0} = {2.10^{ - 2}}C\) thì lực điện tác dụng lên nó có độ lớn là bao nhiêu? Xác định phương chiều của lực này. |
Lời giải
a) Ta có: \(2{r_M} = {r_A} + {r_B}\left( 1 \right)\)
Mà \(E = \frac{1}{{{r^2}}} \Rightarrow r = \frac{1}{{\sqrt E }}\) nên :
\(\begin{array}{l} \left( 1 \right) \Leftrightarrow \frac{2}{{\sqrt {{E_M}} }} = \frac{1}{{\sqrt {{E_A}} }} + \frac{1}{{\sqrt {{E_B}} }}\\ \Leftrightarrow \frac{2}{{\sqrt {{E_M}} }} = \frac{1}{7} + \frac{1}{4}\\ \Rightarrow {E_M} \approx 26V/m \end{array}\)
Do q < 0 ⇒ E hướng vào điện tích q
b) \(F = {q_0}.{E_M} = {2.10^{ - 2}}.26 = 0,52N;{q_0} > 0\)
\( \Rightarrow F\) cùng chiều với E nên lực điện này là lực hút.
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Giải bài toán về Lực tác dụng lên điện tích đặt trong từ trường môn Vật lý 11. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.