Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của Ta-go nhằm giúp các em hiểu được thông điệp từ bài thơ của Ta-go: Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, bất diệt. Hy vọng rằng bài văn mẫu này sẽ giúp các em viết văn ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Mây và sóng.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
* Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:
- R.Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ, nửa đầu thế kỉ XX.
- Ông sinh ra và lớn lên ở Can-cut-ta, Ben-gan, có năng khiếu văn chương và sáng tác rất sớm.
- Là người sôi nổi, nhiệt thành, ông say mê tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ, đa dạng (thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tranh nghệ thuật...)
- “Mây và sóng” in trong tập “Trẻ thơ”, xuất bản năm 1909 bằng tiếng Ben-gan. Sau này, tác giả tự dịch sang tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915. Nội dung ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
b. Thân bài:
* Những câu chuyện tưởng tượng kì diệu của cậu bé kể cho mẹ nghe:
- Câu chuyện thứ nhất: Mây rủ cậu bé đi chơi xa
+ Những người sống trên mây khoe với cậu bé cuộc sống tự do rong chơi suốt cả ngày, được đi khắp nơi, đến cả những chốn có bình minh vàng và vầng trăng bạc.
+ Rủ rê và hướng dẫn cậu bé cách đi: ... đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.
+ Thái độ của cậu bé: thích thú nhưng băn khoăn vì:Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? Nghĩ ra trò chơi thay thế: Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng. Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
- Câu chuyện thứ hai: Sóng rủ cậu bé đi chơi
+ Những người sống trong sóng khoe với cậu bé cuộc sống đầy thú vị: ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn... ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.
+ Rủ rê và hướng dẫn cậu bé: Hãy đến rìa biển cá, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
+ Thái độ của cậu bé: phân vân, do dự vì làm sao có thể rời mẹ mà đi, được? Nghĩ ra trò chơi thay thế: Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ...
* Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt:
- Nhà thơ đã mượn những hình ảnh tuyệt đẹp và vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với tình cảm mẹ con ruột thịt, khẳng định tình mẫu tử là không gì thay thế được.
- Nêu lên quy luật của tình mẫu tử: với con, mẹ là tất cả và đối với người mẹ thì con là tất cả. Tình mẹ con hiện diện khắp nơi trên trái đất này và đó là cội nguồn của sự sống bất diệt.
c. Kết bài:
- Bài thơ “Mây và Sóng” ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc vì tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
- Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ bay bổng đồng thời cũng là bài học thấm thía cho tất cả mọi lứa tuổi: hạnh phúc đích thực chính là những tình cảm yêu thương chân thành, tha thiết nhất quanh ta.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của bản thân về bài Mây và sóng của Ta-go.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Bài thơ được viết vào năm 1915, bằng hình ảnh mây và sóng tác giả đã gợi ra cho em bé một cách tưởng tượng riêng nói lên cái tình yêu thiên nhiên vô tư hồn nhiên của em. Bên cạnh đó là những đối đáp rủ rê từ chối khiến em bé tự chủ được bản thân qua đời sống tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của em.
Mở đầu là lời rủ rê hết sức hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Là những trò chơi rất thú vị. Với trẻ em, các em rất muốn ham chơi, muốn khám phá nhiều nét riêng biệt muốn tìm những cái thú vị mà người lớn khó mà tưởng tượng được. Với em bé được tác giả này khắc họa cũng thế, em rất muốn đi chơi, rất ham chơi nhưng vì nhớ đến mẹ mà em từ chối các lời rủ rê đó một cách rất khôn khéo và nhanh.
Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
"Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."
Ở hai đoạn tiếp theo là sự chỉ dẫn của mây và sóng để em bé lên chơi cùng họ, nhưng em bé đã từ chối. Tất cả chỉ vì nhớ mẹ đang ở nhà đợi. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu thương mẹ mình. Và cũng không thể bỏ lại cuộc chơi ở đây mà em bé đã mở ra một hướng khác với mình.
Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:
"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".
Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:
"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".
Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!
Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".
Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?” Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:
"Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?
Họ (sóng) bên mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…".
Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.
Ở các đoạn thơ còn lại là những lời đối đáp rát trẻ thơ và hồn nhiên của em với sóng. Các hình ảnh này hiện về làm cho em lại có cảm giác muốn đi chơi những cũng vì nghĩ tới mẹ, thương mẹ mà em bé bỏ cuộc chơi và về với mẹ mình. Thế nhưng em lại nghĩ theo hướng khác đưa mẹ làm sóng và em bé lăn tăn gợn bên lòng mẹ. Qua sự đối đáp của em bé với mây và sóng cho thấy em bé là một người rất yêu thương mẹ mình. Dù có cuộc chơi có vui tới đâu em cũng không bỏ mẹ mà đi chơi.
Qua bài thơ này, tác giả đã gợi được trong lòng người đọc với sự hiện hữu của em bé đó là một tình cảm thiêng liêng của em dành cho mẹ, là coi ngợi tình yêu của mẹ dành cho người con của mình và tác giả cũng rất cảm động tới tấm lòng thiết tha, nồng hậu của em bé đối với mẹ mình.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan. trong một gia đình quý tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.
Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức hoạ.
Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông.
Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. May ân cần rủ em bé cùng du ngoạn với " bình minh vàng", và đùa cùng "trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc ”
Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:
“Mẹ mình đang đợi ở nhà ”con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm... là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ.
Ngắm mây bay... rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn". Và rồi cứ đi đến bờ biển... sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ... Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: "Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?". Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào... Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:
"Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.”
Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ;
"Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào".
Câu thơ "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ " là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Mẹ là bến bờ để ôm con sóng vào lòng. Lúc "con cười vang vỡ tan vào lòng mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa bao điều.
Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong Mây và sóng rất yêu thương mẹ hiền.
Mây và Sóng là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng sóng, mây, mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----