HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài tập ôn tập về oxi - lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020 được trình bày hoàn chỉnh với đáp án rõ ràng, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nâng cao và bổ trợ kiến thức trong quá trình học tập của mình, đồng thời chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!
CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP VỀ OXI – LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2019-2020
Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng
1. FeS2 → SO2 → S → H2S → SO2 → SO3 → SO2 → H2SO4 → BaSO4 → SO2 → NaHSO3
2. FeS → H2S → S → NO2; H2S → H2SO4 → CuSO4; H2S → SO2 → HBr
3. NaCl → NaOH → NaCl → Cl2 → S → H2S → H2SO4 → S;
4. Zn → ZnS → H2S → SO2 → H2SO4 → Fe2(SO4)3 → FeCl3
Dạng 2: Nhận biết chất
PP: Dựa vào các đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau của các chất, từ đó phân biệt chúng với nhau, nên sử dụng các phản ứng hóa học đặc trưng.
Ví dụ: Nhận biết 4 dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4
Giải:
Dùng quỳ tím, dung dịch làm quỳ tím chuyển đỏ là: dung dịch axit HCl và H2SO4
Dung dịch không đổi màu quỳ tím là: NaCl, Na2SO4
Để phân biệt dung dịch HCl và H2SO4 , ta dùng dung dịch BaCl2 , dung dịch nào cho kết tủa trắng là H2SO4, không hiện tượng là HCl.
PTPƯ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.
Để phân biệt dung dịch NaCl và Na2SO4, ta dùng dung dịch BaCl2 , dung dịch nào cho kết tủa trắng là Na2SO4 , không hiện tượng là NaCl
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.
Câu 1: Trình bày pp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd sau:
a. NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2
b. HCl, H2SO4, H2SO3
c. KNO3, KCl,K2SO4,K2CO3
d. Na2CO3, Na2S, NaCl,Na2SO4
Câu 2: Nhận biết các khí sau:
a. SO2,SO3, HCl,O2
b. O2,O3,SO2,SO3
c. O2, SO2, Cl2, CO2.
d. Cl2, SO2, CO2, H2S, O2, O3
e. O2, H2, CO2, HCl.
Dạng 3: Bài toán tỉ khối
Bài tập tự luyện
Bài 1: Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm ozon và oxi đối với hidro là 22,4. Xác định % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 2: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với khí hidro bằng 18.
a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính % ( theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp).
Bài 3: 5,6 lít hỗn hợp (Z) gồm O2 và Cl2 ở đktc. Tỉ khối của (Z) đối với khí H2 là 29.
a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp
b. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 4: Hỗn hợp (A) gồm có O2 và O3, tỉ khối của (A) đối với H2 là 19,2.
a. Một mol hỗn hợp (A) có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO
b. Tính mol hỗn hợp (A) cần dùng để đốt cháy hết 1 mol hỗn hợp (B) gồm H2 và CO, biết tỉ khối của B so với H2 là 3,6.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với H2 là 15.
a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).
b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa
Bài 6. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O2 ) có tỉ khối so với H2 là 22,4. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 27,185.
a. Giải thích tại sao tỉ khối so với H2 lại tăng sau phản ứng ?
b. Tính hiệu suất phản ứng
Dạng 4: Kim loại tác dụng với Oxi
Câu 1: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorrua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng của clo trong hỗn hợp A là:
A. 26,5%. B. 73,5%. C. 62,5%. D. 37,5%.
Câu 2. Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O2 trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Tính m?
A. 1,0 gam. B. 0,2 gam. C. 0,1 gam. D. 1,2 gam.
Dạng 5: Kim loại tác dụng với lưu huỳnh
Dạng 6: Bài toán SO2 tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH)
Câu 1: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là ?
A. 24,5 g B. 34,5 g C. 14,5 g D. 44,5 g
Câu 2 : Sục 6,4 gam khí lưu huỳnh đioxit vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là :
A. Na2SO3 ; NaHSO3 B. Na2SO3
C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4
Câu 3 : Sục 4,48 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là :
A. NaHSO3 ; Na2SO3 B. Na2SO3
C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4
Câu 4 : Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là:
A. 32,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 26 gam
Dạng 7: Bài toán liên quan đến tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng
Câu 1: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam
Câu 4: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam.
Câu 7: Cho 4 gam hỗn hợp gồm: Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 70% và 30 % B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 60% và 40%
Câu 8: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 67,2 lít.
Câu 9 : Một hỗn hợp gồm 18,6 gam kẽm và sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư . Thể tích khí H2 ( đktc) được giải phóng sau phản ứng là 6,72 lít. Thành phần phần trăm của kẽm có trong hỗn hợp là :
A. 96,69% B. 34,94% C. 69,89% D. 50%
Câu 10: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch H2SO4 (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 5,40. D. 1,35.
Câu 11. Hoà tan 2,52 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là:
A. Mg B. Al C. Fe D. Zn
Câu 12. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Kim loại đó là:
A. Mg B. Al C. Fe D. Zn
Câu 13. Cho 2,49 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn tan hoàn toàn trong 500 ml dd H2SO4 loãng ta thấy có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan tạo ra là:
A. 8,25 B. 8,52 C. 5,28 D. 5,82
Câu 14 : Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Mg, Fe. Lấy 6,7 g hhX tác dụng hết với dd H2SO4 thu được 5,6 lít H2 ở đktc và dd A. Cô cạn dd A thu được m (g) muối khan . Giá trị của m là :
A. 6,2g B. 7,2g C. 30,7g D. 31,7g.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
A. 10,27. B. 9,52. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 16: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit H2SO4 dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5)
A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 16,1 gam. D. 27,2 gam.
Câu 17. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lít khí (đktc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A. 44,9 gam. B. 74,1 gam. C. 50,3 gam. D. 24,7 gam
Dạng 8: Bài toán liên quan đến tính chất hóa học của axit H2SO4 đặc
Câu 1. Hòa tan 4,64 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2. Xác định oxit sắt ?
Câu 2. Hòa tan 3,6 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2. Xác định oxit sắt ?
Câu 3. Hòa tan 16 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 40 gam muối khan. Xác định oxit sắt ?
Câu 4. Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,56 lít khí X. Xác định X ?
Câu 2 : Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 5,6 lít khí SO2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :
A. 2,2 g và 3,8 g B. 3,2 g và 2,8 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 2,4 g và 3,6 g
Câu 3 : Cho 17,2 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Khối lượng Fe và Cu có trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 11,2 g và 6 g B. 12 g và 5,2 g C. 2,8 g và 14,4 g D. 6,6 gam và 10,6 g
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG
Câu 1: Đưa mảnh giấy lọc tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột vào bình đựng khí ozon, hiện tượng gì xuất hiện trên giấy lọc?
A. Có màu xanh đậm. B. Có màu đỏ. C. Có màu vàng. D. Không có hiện tượng.
Câu 2: Hỗn hợp 2 khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2. B. N2 và O2. C. H2 và Cl2. D. Cl2 và O2.
Câu 3: Hỗn hợp khí gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là:
A. 25% và 75%. B. 30% và 70%. C. 35% và 65%. D. 40% và 60%
Câu 4: Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được lượng oxi nhiều hơn?
A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2. B. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. 2H2O2 → 2H2O + O2. D. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.
Câu 5: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorrua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng của clo trong hỗn hợp A là:
A. 26,5%. B. 73,5%. C. 62,5%. D. 37,5%.
Câu 6. Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O2 trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Tính m?
A. 1,0 gam. B. 0,2 gam. C. 0,1 gam. D. 1,2 gam.
Câu 7: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. H2S+ Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.
B. CuS + 2HCl → H2S + CuCl2.
C. Na2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2NaNO3.
D. FeS + HCl → H2S + FeCl2.
Câu 8: Cho 0,1 mol H2S hấp thụ hết vào 170 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch sau phản ứng gồm
A. NaHS và Na2S. B. NaHS . C. Na2S. D. Na2S và NaOH.
Câu 9: Để điều chế các khí trong phòng thí nghiệm, nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai?
A. Dùng KMnO4 oxi hoá dung dịch HCl đặc tạo ra khí Cl2.
B. Nhiệt phân KMnO4 tạo ra khí O2.
C. Cho dung dịch HCl dư vào CuS tạo ra khí H2S.
D. Cho dd HCl dư vào dung dịch Na2SO3 tạo ra khí SO2.
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Zn và ZnS bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí (A). Dẫn hỗn hợp khí (A) đi qua dung dịch CuCl2 dư, tạo ra 9,6 gam kết tủa. Phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp (A) là:
A. H2= 50% và H2S = 50%. B. H2= 75% và H2S = 25%.
C. H2= 35% và H2S = 65%. D. H2= 25% và H2S = 75%.
Câu 11: Khí nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. SO2. B. O3. C. CO2. D. N2.
Câu 12: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng ?
A. Fe2O3, KOH, Cu, CaCO3. B. Fe, CuO, Ba(OH)2, Na2CO3
C. CaCO3, Al, Mg(OH)2, CuS. D. Ag, MgCO3, BaSO4, NaOH .
Câu 13: Phản ứng nào sau đây, SO2 thể hiện là chất khử?
A. SO2 + H2O → H2SO3. B. SO2 + Br2 + 2H2O →2HBr + H2SO4
C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. D. SO2 + NaOH → NaHSO3.
Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, khí SO2 được điều chế từ phản ứng nào sau đây?
A. Na2SO3 + dung dịch H2SO4 loãng.
B. FeS2 + O2.
C. S + dung dịch H2SO4 đặc.
D. S + O2.
Câu 15: Khí CO2 có lẫn tạp chất khí SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp khí vào dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch Ba(OH)2. C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch K2SO3.
Câu 16: Cho 0,01 mol SO2 hấp thụ hết vào 160 ml dung dịch NaOH 0,1M. Dung dịch sau phản ứng gồm
A. NaHSO3 và Na2SO3. B. NaHSO3 . C. Na2SO3. D. Na2SO3 và NaOH.
Câu 17: Để phân biệt 4 chất lỏng: HCl, H2SO4, Na2SO4, NaCl. Ta có thể dùng lần lượt các chất
A. quì tím, dd BaCl2. B. dung dịch BaCl2, dd KNO3.
C. dung dịch Ba(NO3)2, dung dịch NaCl. D. quì tím, dung dịch NaNO3.
Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm 0,08 mol mỗi kim loại Mg, Al, Zn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,07 mol một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm khử.
A. SO2. B. S. C. H2S. D. không xác định được.
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp kim loại Al, Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra V lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung sau phản ứng thu được 50,3 muối sunfat khan. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít. B. 5,6 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
Câu 20: Xác định sản phẩm sau phản ứng: KI + KMnO4 + H2SO4 →
A. I2 , K2MnO4 , K2SO4 , H2O. B. I2 , MnO2 , K2SO4 , H2O.
C. I2 , MnSO4 , K2SO4 , H2O. D. I2 , MnSO4 , KOH.
Câu 21. Cho m gam một hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 27. Giá trị của m là:
A. 11,6 gam B. 10,0 gam C. 1,16 gam D. 1,0 gam
Câu 22: Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Tính V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A.32,928 B.22,4 C.33,6 D.26,8
Câu 23: Cho 11,1 gam hỗn hợp hai muối sunfít trung hoà của 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí SO2(đktc). Hai kim loại đó là:
A. Na, K. B. K, Cs. C. Na, Cs. D. Li, Na.
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Các dạng bài tập ôn tập về oxi - lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Chuyên đề oxi - lưu huỳnh trong đề thi đại học
- Đề kiểm tra oxi lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020
Chúc các em học tập thật tốt!