YOMEDIA

Các dạng bài tập ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong học tập, Học247 đã sưu tầm và biên soạn để gửi đến các em tài liệu Các dạng bài tập ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020, tài liệu này giúp các em tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học, phục vụ cho quá trình ôn tập và rèn luyện, nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2019-2020

 

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

A. electron, proton và nơtron                                                              B. electron và nơtron

C. proton và nơtron                                                                             D. electron và proton

Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. Số proton và điện tích hạt nhân                                                     B. Số proton và số electron

C. Số khối A và số nơtron                                                                   D. Số khối A và điện tích hạt nhân

Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

A. Có cùng số khối A                                                                         B. Có cùng số proton

C. Có cùng số nơtron                                                                        D. Có cùng số proton và số nơtron

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố. (2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.  (4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.

A. 3 và 4                                               B. 1 và 3                                 C. 4                                    D. 3

Câu 7: Chọn câu phát biểu sai :

1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân

2. Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối

3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

4. Số prôton =điện tích hạt nhân

5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron

A. 2,4,5                                   B. 2,3                                      C. 3,4                                   D. 2,3,4

Câu 8: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \({}_{12}^{24}{\rm{Mg; }}{}_{12}^{25}{\rm{Mg}};\,\,{}_{12}^{26}{\rm{Mg}}\). Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14  

B. Đây là 3 đồng vị.

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.         

D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n                            

B. Tổng số p và số e được gọi là số khối

C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân                      

D. Số p bằng số e

Câu 10: Nguyên tử \({}_{13}^{27}Al\)  có :

A. 13p, 13e, 14n.                                                                    B. 13p, 14e, 14n. 

C. 13p, 14e, 13n.                                                                     D. 14p, 14e, 13n.

Câu 11: Nguyên tử canxi có kí hiệu là \({}_{20}^{40}{\rm{Ca}}\) . Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng.          B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.

C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.                D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.

DẠNG 2: TÌM SỐ P, E, N, SỐ KHỐI A - VIẾT KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :

A.  27                                               B. 26                                     C. 28                                 D. 23

Câu 14: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là

A. \({}_{19}^{38}K\)                                             B. \({}_{19}^{39}K\)                                 C.\({}_{20}^{38}K\)                              D. \({}_{20}^{38}K\)

Câu 15: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. 119                                              B. 113                                  C. 112                                D. 108

Câu 16: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. 57                                                B. 56                                    C. 55                                  D. 65

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.

1. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là :  

A.  10                                               B. 11                                      C. 12                               D.15

2. Số khối A của hạt nhân là :               

A . 23                                               B. 24                                       C. 25                             D. 27

Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.Điện tích hạt nhân của X là:

A. 18   B. 17                                    C. 15                                                                            D. 16

Câu 19: Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p,n,e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là:

A. 122 B. 96                                                C. 85                                                       D. 74

Câu 20: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 17                                                B. 18                                    C. 34                                  D. 52
Câu 21: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. \({}_8^{16}{\rm{X}}\)                                             B. \({}_9^{19}{\rm{X}}\)                                 C. \({}_9^{10}{\rm{X}}\)                               D. \({}_9^{18}{\rm{X}}\)

Câu 22: Tổng số hạt của một nguyên tử là 13. Số khối của nguyên tử đó là:

A. 8                                                  B. 10                                    C. 11                  D. Tất cả đều sai.

Câu 23: Tổng số hạt mang điện trong ion AB43- là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B lần lượt là:

A. 16 và 7                                    B. 7 và 16                            C. 15 và 8                          D. 8 và 15

Câu 24: Trong phân tử M2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X là:

A. K2O                                             B. Rb2O                               C. Na2O                             D. Li2O

Câu 25: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là:

A. 12                                           B. 20                                    C. 26                                  D. 9

1. Tính nguyên tử khối trung bình.

2.  Xác định phần trăm các đồng vị

- Gọi % của đồng vị 1 là x %

⇒ % của đồng vị 2 là (100 – x).

- Lập phương trình tính nguyên tử khối trung bình ⇒ giải được x.

3.  Xác định số khối của các đồng vị

- Gọi số khối các đồng vị 1, 2 lần lượt là A1; A2.

- Lập hệ 2 phương trình chứa ẩn A1; A2 Þ giải hệ được A1; A2.

Câu 27: Định nghĩa về đồng vị nào sau đây đúng:

A. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số nơtron, khác nhau số prôton.

B. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số nơtron, khác nhau số prôton

C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số prôton, khác nhau số nơtron

D. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton, khác nhau số nơtron

Câu 28: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học:

A.   6A 147B 15                               B.   8C168D 178E 18           C.  26G5627F56          D. 10H20   ; 11I 22

Câu 29: Oxi có 3 đồng vị O, O, O số kiếu phân tử O2 có thể tạo thành là:

A. 3                                                  B. 4                                      C. 5                              D. 6

Câu 30: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16­­­­O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:      

A. 3                                                   B. 16                                  C. 18                             D. 9

Câu 31: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là \({}_7^{14}{\rm{N}}\)  (99,63%) và \({}_7^{15}{\rm{N}}\)  (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là:  

A. 14,7                                             B. 14,0                                  C. 14,4                         D. 13,7

Câu 32: Tính nguyên tử khối trung bình của Mg biết Mg có 3 đồng vị \({}_{12}^{24}Mg\)( 79%), \({}_{12}^{25}Mg\)( 10%), còn lại là \({}_{12}^{26}Mg\)?

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF