YOMEDIA

Bộ Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Bộ Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ SỐ 1:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12   

 

 

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

 

Câu 1: Để thực hiện trọng tâm của đường lối đổi mới đất nước, Đảng và nhân dân ta phải

A. thu hút và tận dụng vốn đầu tư của nước ngoài.

B. luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tạo thế và lực mới.

C. tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong tổ chức ASEAN.

D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 2: Đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là

A. mở rộng quan hệ với Mĩ.

B. hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

C. mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.

Câu 3: Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện từ khi

A. Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi Đồng minh vào Đông Dương.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi Đồng minh vào Đông Dương.

D. chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập đến khi Nhật đầu hàng.

Câu 4: Thắng lợi nào dưới đây bước đầu chứng tỏ sự đúng đắn trong chủ trương của Đảngtại Hội nghị lần thứ 15 (1959)là chuyển từ đấu tranh chính trị, hòa bình sang sử dụng bạo lực cách mạng?

A. Vạn Tường.               B. Ấp Bắc.                      C. Bình Giã.                    D. Đồng Khởi.

Câu 5: Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất nhằm

A. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

B. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.

C. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.

D. phát triển kinh tế Việt Nam.

Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) là

A. lực lượng của Việt Nam quốc dân đảng đã lớn mạnh.

B. thực dân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc vây ráp.

C. thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.

D. thực dân Pháp tăng cường khủng bố sau vụ ám sát Badanh.

Câu 7: Sau thất bại của chiến dịch Biên giới thu đông 1950, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch

A. Nava.                                                                 

B. đánh nhanh, thắng nhanh.

C. Rơve.                                                                 

D. Đờlát đơ Tatxinhi.

Câu 8: Nội dung nào không nằm trong hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?

A. Nhà Nguyễn  nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

B. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế.

C. Nhà Nguyễn nhượng hẳn 3 tỉnh miền Tây Nam kì cho Pháp.

D. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 20 vạn lạng bạc cho Pháp.

Câu 9: Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng) đánh dấu

A. Mĩ bắt đầu can thiệp vào miền Bắc Việt Nam.

B. Pháp chính thức thừa nhận thất bại ở Việt Nam.

C. Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

D. miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ 1991 – 2000 là

A. tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ.

B. Pháp rút khỏi NATO, Nhật Bản vẫn là thành viên quan trọng của NATO.

C. Pháp trở thành đối trọng của Mĩ, Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản trở thành đối trọng của Mĩ.

Câu 11: Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết với cách mạng Việt Nam vì

A. phong trào công – nông phát triển mạnh.

B. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh.

C. sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.

D. sự chia rẽ và công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Câu 12: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 là do

A. những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc.

B. sự chỉ đạo kịp thời của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

C. ba tổ chức cộng sản ra đời (1929) và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

D. hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929  - 1933 và chính sách khủng bố của thực dân Pháp.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nên kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

A. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng chậm.

B. Phát triển ổn định, là trung tâm kinh tế duy nhất trên thế giới.

C. Phát triển xen kẽ các cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

D. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.

Câu 14: Ngày 26/1/1950, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Ấn Độ?

A. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.

B. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

C. Ấn Độ giành quyền tự trị theo phương án Maobattơn.

D. Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại là gì?

A. Hạn chế về đường lối, phương pháp, tổ chức lãnh đạo.

B. Pháp quá mạnh, vũ khí hiện đại, có kinh nghiệm trên chiến trường.

C. Người đứng đầu nghĩa quân bị ám sát bất ngờ.

D. Thiếu quân số, thiếu vũ khí.

 

ĐỀ SỐ 2:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Năm học: 2017 – 2018

Môn LỊCH SỬ – Khối: 12

Thời gian: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

  Họ và tên: ……………………………………………………. Số báo danh: …………………  

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Cho các sự kiện sau:

1. Nixon tuyên bố mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội - Hải Phòng.

2. Cuộc đàm phán hai bên chính thức diễn ra tại Paris.

3. Nixon tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

4. Hiệp định Paris được ký chính thức.

5. Hội nghị bốn bên họp phiên chính thức đầu tiên tại Paris.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 2 - 1 - 3 - 5 - 4.              

B. 2 - 5 - 1 - 3 - 4.           

C. 1 - 2 - 3 - 4 - 5.               

D. 2 - 3 - 5 - 1- 4.       

Câu 2. Mục tiêu nào không phải của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu đấu tranh chống Mỹ - Diệm?

A. Lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm.                          

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.        

D. Đòi thi hành Hiệp định Geneva 1954.

Câu 3. Ý nghĩa quan trọng cơ bản của phong trào "Đồng Khởi" là gì?

A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công.

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.

C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. Giáng dòn nặng nề vào vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam.

Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra

A. nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước và nhiệm cụ thể của cách mạng từng miền.   

B. đường lối tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa.

C. phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm.

D. biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.

Câu 5. Điểm khác biệt căn bản về nội dung của Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam với Hiệp định Geneva về Đông Dương là

A. Hiệp định Paris quy định các bên trao trả tù bình và dân thường bị bắt trong chiến tranh.

B. Hiệp định Paris nêu rõ các bên cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

C. Hiệp định Paris không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam.

D. Hiệp định Paris yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam.

Câu 6. Trong thời kỳ 1954 - 1975, phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào "Đồng khởi".                                     

B. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.       

C. Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.                   

D. Nổi dậy phá Ấp chiến lược.

Câu 7. Vì sao Mỹ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Paris?

A. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968.

B. Bị thua trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.

C. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

D. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

Câu 8. Để quân ngụy có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mỹ đã thực hiện biện pháp nào?

A. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.

B. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách "bình định".

C. Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế miền Nam.

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.

 Câu 9. Âm mưu cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Đưa quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.                       

B. Dùng người Việt đánh người Việt.

C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Vệt Nam.      

D. Đưa cố vấn Mỹ ào ạt vào miền Nam.

 Câu 10. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là

A. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.                            

B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.                                      

D. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.

 

ĐỀ SỐ 3:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÌNH THUẬN

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12

Năm học: 2017-2018

Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1: Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược

A. “Chiến tranh đặc biệt”.                                   B. “Chiến tranh cục bộ”.

C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.                          D. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Câu 2: Sau Hiệp định Pari được kí kết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21

(7-1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là

A. đế quốc Mĩ xâm lược.                                    

B. chính quyền Sài Gòn.

C. đế quốc Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ.         

D. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 3: Chiến thắng nào chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Vạn Tường.               B. Trà Bồng.                  C. Mỏ Cày.                      D. Ấp Bắc.

Câu 4: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc

A. Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. Mĩ chấp nhận đàm phán, bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

C. quân Mĩ và đồng minh rút hết khỏi chiến tranh Việt Nam.

D. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc thắng lợi đã

A. tạo cơ sở để dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

B. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

Câu 6: Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam được xác định trong Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng

A. con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị Mĩ-Diệm.

B. “phong trào hòa bình” của tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân.

C. con đường đấu tranh vũ trang là chủ yếu, kết hợp đấu tranh ngoại giao.

D. con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp định Pari năm 1973?

A. Quân Mĩ và đồng minh rút khỏi nước ta.  

B. Đất nước đã hòa bình, thống nhất về lãnh thổ.

C. Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.  

D. Miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 8: Quân Mĩ trực tiếp vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam từ sau sự thất bại của chiến lược

A. “Chiến tranh đặc biệt”.                                   B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.                                      D. “Chiến tranh đơn phương”.

Câu 9: Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965-1968), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu

A. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang thất bại ở miền Nam.

C. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

D. uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền đất nước.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)?

A. Làm lung lay tận gốc rễ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Lật đổ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

C. Từ đấu tranh hòa bình giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Bộ Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF