YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Yên Nghĩa

Tải về
 
NONE

Với tiêu chí giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Yên Nghĩa gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chan, môi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.

Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (5,0 điềm). Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm,"

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.

Câu 2 (0,5 đỉểm). Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn".

Câu 3 (0,5 điểm). Biện pháp tu từ: điệp từ ("nhưng"), lặp cấu trúc câu "bạn có thể không .... nhưng...."

Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (3,0 điểm)

Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.

Thân bài:

* Giải thích:

- Từ “xấu hổ”: Đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.

- Ý nghĩa cả câu: chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và “không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.

* Bàn luận:

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:

+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,hoàn hảo hơn.

* Có thể mở rộng về hiện tượng: “giấu dốt, thói tự kiêu, tự mãn”.

* Bài học rút ra:

- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.

- Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.

- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó.

Câu 2 (5,0 điểm)

Mở bài:

Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một kiệt tác của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.

- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.

- Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau.

- Giới thiệu đoạn thơ.

Thân bài:

- Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

- Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

- Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”

- Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.

Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ" Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều.

Từ khi xa nhà đến nay “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ “nắng mưa” (hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người.

Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghóa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, mà nỗi xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần.

→ Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế mà, nàng đã quên cảnh ngộ của mình để ngó về người thân, thế mới biết Kiều là con người vị tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi: Kiều quên mình để chỉ nghó về Kim Trọng, bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là người con hiếu thảo.

Kết bài: số phận hẩm hiu của Kiều khi bị bán đến lầu xanh. Ở đây, Kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được Kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đam mê có nghĩa là bạn quan tâm tới những gì bạn làm,không phải chỉ là sự quan tâm hời hợt mà là sự quan tâm thật sự. Bạn sẽ trở thành người có động lực, thường xuyên hứng khởi và nhiệt tình. Những gì bạn làm có ý nghĩa rất quan trọng - không phải là vấn đề tiền bạc, danh vọng hay địa vị. Đó chính là sự đóng góp hữu ích cho cuộc sống con người, cho xã hội và môi trường. Nếu bạn không đam mê bạn sẽ làm gì? Nếu bạn đam mê thì bạn sẽ đam mê cái gì? Nếu không phải bây giờ thì là khi nào?

(Trích Đam mê và dũng cảm, những quy tắc trong quản lí, Richard)

a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên

b. (0,5 điểm) Theo văn bản, có đam mê bạn sẽ trở thành người như thế nào?

c. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong câu: "Nếu không phải bây giờ thì là gì nào?"

d. (1,0 điểm) Trông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (trả lời trong khoảng 5 dòng)

Câu 2. (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 15 đến 20 dòng) về chủ đề: Tuổi trẻ cần có đam mê như thế nào để đóng góp hữu ích cho cuộc đời?

Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ sau:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1.

a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b. Theo văn bản, có đam mê bạn sẽ trở thành người có động lực, thường xuyên hứng khởi và nhiệt tình.

c. Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu: “Nếu không phải bây giờ thì là khi nào?”:

+ Tạo điểm nhấn cho đoạn văn, tăng sức gợi hình gợi cảm.

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của đam mê.

+ Như một lời thúc giục con người hành động vì đam mê.

d. Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải. Gợi ý:

Thông điệp em cho rằng có ý nghĩa nhất đó là: Sống cần phải có đam mê. Lý giải: Nếu sống không có đam mê thì tất cả công việc chúng ta làm chỉ mang tính chất hời hợt và vì thế thành quả mà nó mang lại cũng không khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo và không có mục đích.

Câu 2.

Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề, có thể trích dẫn câu nói "Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn"

Thân đoạn

- Giải thích:

+ "Đam mê": Là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được điều gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Là một quá trình trải nghiệm, khi bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công việc một thời gian, cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống.

–> Khẳng định: Tuổi trẻ cần có đam mê, có sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê đó để đóng góp hữu ích cho cuộc đời.

- Tuổi trẻ cần có đam mê như thế nào để đóng góp hữu ích cho cuộc đời?

+ Đam mê học hỏi sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình.

+ Đam mê trong công việc.

+ Bạn có đam mê đồng nghĩa với bạn có mục tiêu cuộc đời, bạn sẽ có mục đích sống, từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thành công.

- Bàn luận, mở rộng, liên hệ:

+ Kể câu chuyện về những người theo đuổi đam mê và thành công: Newton, Ê-đi-xơn.

+ Tuổi trẻ ngày nay: Học sinh, sinh viên thành công với những sáng chế khoa học.

- Phản đề: có nhiều người học trong trạng thái ép buộc, dễ cảm thấy nhàm chán, bực tức, dẫn đến mệt mỏi, hiệu quả không cao.

- Liên hệ bản thân

Kết đoạn

- Khái quát chung

Câu 3.

Mở bài

- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ kỳ vĩ.

Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: Đẹp, rộng lớn, lộng lẫy:

- Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng

- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.

b. Nổi bật hơn cả là người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp

* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.

- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát: "Ta hát bài ca gọi cá vào..."

- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc:

+ Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

+ Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

+ Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn

“Hát rằng : cá bạc biến động lặng

.............

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”

*Cảnh đoàn thuyền trở về

c. Bình minh trên biển

Kết bài

- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

"...Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."

( Trích Ngữ văn 9 - Tập 1, NXBGD Việt Nam - 2014, trang 48)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn văn. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó nhằm thể hiện điều gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Lời thoại trong đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Theo em lời thoại đó gợi cho ta hiểu điều gì về tâm hồn của nhân vật? (1,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 

Câu 1. ( 2,0 điểm)

“Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác ( phương châm lịch sự )."

Từ những suy nghĩ của mình, em hãy viết một đoạn văn chia sẻ với mọi người về giá trị của phương châm hội thoại trên trong cuộc sống.

Câu 2. ( 5,0 điểm) 

Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:

"Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước, nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề  thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân."

(Trích "Chị em Thuý Kiều" - Ngữ văn 9 Tập 1)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần I. Đọc - hiểu

Câu 1. 

- Tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương

- Tác giả: Nguyễn Dữ

Câu 2.    

- Từ xưng hô : "Thiếp” – “chàng”

- Nhằm : Tạo nên tính cổ xưa cho văn bản, thể hiện thái độ tình cảm thân thiết, chân thành của người nói (hoặc sự thuỳ mị của người nói )

Câu 3.

- Lời thoại là lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh

- Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương: ( viết thành đoạn văn ngắn)

+ Nàng Vũ là người sống nặng nghĩa nặng tình, luôn biết ơn người giúp đỡ mình, sống có trước có sau

+ Nàng trọng danh dự, trở về trên bến sông thoả tâm nguyện được giải oan

+ Nàng có tấm lòng vị tha, nhân hậu  ( bao dung, độ lượng )

+ Ẩn trong đó là nỗi niềm xót xa : khao khát hạnh phúc nơi trần thế ( nặng tình dương thế) nhưng vĩnh viễn không bao giờ có được ( sự thật thì vẫn mãi mãi cách xa)

Phần II. Làm văn

Câu 1.

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.

-  Giải thích:

+ Tế nhị và tôn trọng : khéo léo (nhã nhặn), đối xử đúng mực với người khác trong giao tiếp.

- Tế nhị và tôn trọng người khác:

Câu 2.

Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, văn bản,  đoạn thơ.

- Nêu vấn đề: Đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều . Thể hiện rõ nét cảm hứng nhân văn của nhà thơ.

Thân bài

1.  Giải thích: Cảm hứng nhân văn: cảm hứng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người, yêu thương, lo lắng cho số phận con người.

2. Biểu hiện, cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du:

2.1.Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhan sắc của con người.

* Vẻ đẹp củaThúy Vân ( 4 câu đầu) :

+ "Trang trọng khác vời" : Lời giới thiệu và nhận xét vẻ đẹp cao sang, quí phái, khác thường, ít người sánh được

+ "Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua tóc, tuyết nhường da " : Miêu tả chi tiết, cụ thể: khuôn mặt, đôi mày,mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói

- Hình ảnh : ước lệ tượng trưng, nghệ thuật ẩn dụ , kết hợp đối, liệt kê

=> Gợi ra vẻ đẹp đầy sức sống nhưng phúc hậu, đoan trang, đầy đặn trong sự hòa hợp với thiên nhiên

* Vẻ đẹp của Thuý Kiều : Có vẻ đẹp sắc sảo tinh anh của trí tuệ, mặn mà, đằm thắm của tâm hồn

+ Làn thu thuỷ , nét xuân sơn: đôi mắt trong sáng, long lanh như nước mùa thu, đôi mày thanh tú trẻ trung như nét núi mùa xuân.  Vẻ đẹp mang chiều sâu tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của con người ( Đôi mắt thể hiện nét tinh anh của trí tuệ và tâm hồn ).

+ Hoa ghen- liễu hờn : vẻ đẹp tươi thắm , thiên nhiên kém tươi xanh trước vẻ đẹp của nàng

+ Nghiêng nước nghiêng thành: vẻ đẹp say đắm lòng người

+ Sắc đành đòi một : đỉnh cao của sắc đẹp, không ai bằng

=>  Bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh ước lệ tượng trưng qua các hình ảnh ẩn dụ, kết hợp điển cố, tiểu đối, từ gợi tả . Nguyễn Du miêu tả khái quát mà không đi vào miêu tả chi tiết, nhà thơ chọn cách đặc tả ....

- Gợi ra  vẻ đẹp của Kiều: Kiều diễm, lỗng lẫy, sắc sảo mặn mà, hấp dẫn cuốn hút trẻ trung đầy sức sống, rung động lòng người vượt trội thiên nhiên. Kiều đẹp toàn vẹn, cả về hình thể lẫn tâm hồn, không có cái đẹp nào sánh kịp.

2.2 Trân trọng, ngợi ca tài năng của con người.

2.3 Yêu thương, quan tâm, dự cảm, lo lắng cho tương lai, số phận con người.

3. Đánh giá :

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị và cảm hứng nhân đạo của đoạn thơ nói riêng, đoạn trích và Truyện Kiều nói chung

- Suy nghĩ, liên hệ

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

Đọc văn bản sau:

Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, Phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con.

(...) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lý giúp chúng định hướng tương lai.

Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ. Khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song đó không phải là niêm yêu thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một tước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt” giấc mơ đó ". Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo, chuyên gia cho biết.

(Theo Vân Huyền, Khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm):

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm):

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.

Câu 3 (1,0 điểm):

Nêu nội dung chính của văn bản trên

Câu 4 (1,0 điểm):

Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ việc đọc hiểu văn bản ở phần I, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.

Câu 2 (6,0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồn trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Cá nụ cá chim cùng cả đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp tràng cao

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

- Thành phần biệt lập trong câu là: Chắc chắn – thành phần tình thái

Câu 3:

- Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý:

- Đoạn trích đang nói tới thực hướng dạy con của các bậc phụ huynh hiện nay. Đồng thời nói lên tiếng nói con trẻ với mong muốn được thực sự phát triển, hướng tới đam mê của mình.

Câu 4:

- Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý: Không đồng tình: Vi việc ép những đứa trẻ đi theo con đường mà cha mẹ chúng muốn sẽ khiến những đứa trẻ trở thành những người máy, luôn làm theo những gì được sắp đặt từ trước. Không phát huy được hết khả năng của mình.....

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề:

+ Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình.

+Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.

Thân đoạn

1. Giải thích

- Giải thích về ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

2. Bình luận và chứng minh

- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống:

+ Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Phân tích được con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?

+Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. Dẫn chứng cụ thể.

- Nó là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

- Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những chông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình. Dẫn chứng cụ thể.

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định. Dẫn chứng cụ thể.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

- Phê phán: Những người không có khát vọng, ước mơ,.. .

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Mở rộng trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.

+ Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn.

Kết đoạn

- Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.

- Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ.

2. Thân bài

Vẻ đẹp thiên nhiên và người lao động thể hiện qua cảnh đánh cá trên biển đêm:

a. Hình ảnh thiên nhiên: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy

-Thiên nhiên ở đây là những sự vật cụ thể: là mặt trời, là sóng biển, là màn đêm được miêu tả bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo

- Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng

+ Thiên nhiên biển khơi là những đêm trăng đẹp rực rỡ sắc màu như một bức tranh

+ Thiên nhiên trong mắt nhìn của tác giả là hình ảnh từng đàn cá quý tung tăng bơi lội

+ Thiên nhiên là niềm tự hào, yêu mến của nhà thơ về sự giàu đẹp của thiên nhiên.

- Nghệ thuật: Nói quá, nhân hoá, bút pháp lãng mạn làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập vào thiên nhiên, vũ trụ.

→ Cả đoạn thơ là bức tranh sơn mài lộng lẫy, thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. b. Hình ảnh con người lao động tinh thần làm chủ biển khơi

- Hình ảnh những người lao động hiện lên trong bài thơ là hình ảnh những người dân chài đang ra khơi đánh cá.

Hình ảnh người lao động hiện lên với vẻ đẹp quả cảm. Mặc cho đêm tối, mặc cho gió khơi, đoàn thuyền của họ vẫn ra tận ngoài khơi xa để dò cá trong lòng biển.

- Cuộc sống đánh bắt cá của ngư dân giống như một trận chiến đấu với vũ khí là những tấm lưới.

"Ta hát bài ca... trăng cao"

- Bóng trăng in xuống mặt nước hòa vào sóng vỗ mạn thuyền cùng câu hát ngân vang của người đánh cá tạo thành bài ca lao động hân hoan tràn ngập niềm vui, niềm tin. Tiếng hát của người lao động có khả năng kì diệu gọi cá vào lưới.

- Nghệ thuật: Sử dụng các động từ như “lướt, đậu, dò, dàn đan..” gợi không khí lao động khẩn trương, đoàn kết. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, dàn đan thế trận, bao vây, buông lưới...

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của thiên nhiên và con người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

[1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp nhứng hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị... và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

[2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facbook, đăng story,... Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.

(Theo Thu Phương)

Đề 1:

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các câu trong đoạn văn [1]

Câu 2. (1.0 điểm). Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.

Câu 3 (1.0 điểm). Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn. Trong câu văn trên, từ "ôm" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó.

Đề 2:

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2].

Câu 2. (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:

Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ.

Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

Câu 1 (2.0 điểm). Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.

Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được "Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa" (Abbe'Pre'vost)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Đề 1:

Câu 1: Cách giải: Từ ngữ liên kết: Smartphone

Câu 2: Cách giải: Thành phần phụ chú đóng vai trò làm trạng ngữ: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay.

Câu 3: Cách giải: Sử dụng với nghĩa chuyển. Ý nghĩa: Giữ chặt không rời.

Đề 2:

Câu 1: Cách giải: Phép liên kết: Phép nối và phép lặp

Hình thức liên kết:

+ Phép nối: Cùng vì

+ Phép lặp: Smartphone

Câu 2: Cách giải: Thành phần biệt lập: Những thứ từng là bầu trời tuổi thơ (thành phần phụ chú)

Câu 3: Cách giải: Phép lặp: “nghiện”

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.

Thân đoạn

1. Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại thông minh, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

2. Bàn luận

a) Thực trạng

- Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học: Sử dụng điện thoại chưa đúng cách, chưa đúng mục đích.

b) Nguyên nhân

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người

- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

c) Hậu quả

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức.

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

d) Biện pháp khắc phục: Sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

3. Bài học nhận thức và hành động để sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

Kết đoạn

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá - Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình.

Câu 2:

Cách giải:

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh.

- Giới thiệu khái quát về tình cảm cha con của ông Sáu và trích dẫn nhận định “Tấm long của người cha là tuyệt tác của tạo hóa”

Thân bài

1. Tóm tắt truyện

- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.

- Khi ông Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi. Tám năm trời cha con em chỉ biết nhau thông qua 2 tấm ảnh. Lần nghỉ phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong tấm ảnh. Đến lúc Thu nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tiếp tục đi chiến đấu. Và lần gặp mặt ấy là lần đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con Thu.

2. Phân tích

* Tình cảm của ông Sáu đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.

a. Trên đường về thăm nhà

+ Trong lòng ông bồi hồi xúc động: cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng ông. Người cha được về thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu.

+ Khao khát đốt lòng ông là được gặp con, là được nghe con gọi tiếng ba, để được sống trong tình cảm cha con, mà lâu nay ông chưa từng được sống, bấy lâu ông mong đợi.

+ Khi trông thấy đứa trẻ chơi trước sân nhà, ông đã cất tiếng gọi con thân thương trìu mến bằng tất cả tấm lòng mình: Thu con! Ba đây con! Ba đây con”.

=> Tiếng gọi thổn thức của người cha cất lên từ sâu thẳm trái tim của người lính sau bao năm xa cách làm xao động tâm hồn người đọc. Nhưng trái với niềm mong đợi của ông, những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy: “Bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy” khiến ông Sáu sững sờ, thất vọng, rơi vào tâm trạng hụt hẫng.

b. Những ngày ở bên con

c. Trong những ngày ở khu căn cứ

Kết bài

- Khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng và sâu nặng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Yên NghĩaĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF