YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

Tải về
 
NONE

Một trong những cột mốc quan trọng nhất đối với các em học sinh lớp 9 là kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Để chuẩn bị ôn tập thật tốt, mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ dưới đây. Mỗi đề thi kèm đáp án chi tiết sẽ giúp các em đối chiếu kết quả dễ dàng. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN HỮU THỌ

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 
ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm)

 Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.

 Còn cô kỹ sư chỉ “ô” lên một tiếng! (...)Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành LongNgữ văn 9)

a. Nhận biết

Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

b. Nhận biết

Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

c. Nhận biết

Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

d. Thông hiểu

Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.(1,0 điểm)

Câu 2 (3 điểm). Vận dụng cao

Viết đoạn văn trình bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).

Câu 3 (5 điểm). Vận dụng cao

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mấy sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa ! "

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.."

(Bếp lửa, Bằng Việt, Sách giáo khoa Ngữ văn 9)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tình cảm và suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức Tự sự

b. Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp

Cách giải:

- “Ồ”.

- “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

c. Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và lien kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép thế (ông).

- Phép nối (còn).

d. Phương pháp: căn cứ các thành phần câu đã học

Cách giải:

- Phân tích:

Anh con trai (CN1);  trao bó hoa đã cắt cho người con gái (VN1)

Cô(CN2) ;  đỡ lấy (CN3)

- Kiểu câu: Câu ghép.

Câu 2.

Phương pháp:phân tích, tổng hợp

Cách giải:

a. Về hình thức

- Đảm bảo đúng chủ đề, đúng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội: 0,25 điểm.

- Diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp: 0,25 điểm.

- Viết đúng câu có thành phần phụ chú: 0,25 điểm. Câu cầu khiến: 0,25 điểm. Gạch chân đúng mỗi câu 0,25 điểm.

b. Về Nội dung cần có:

- Ước mơ trong cuộc sống là những kế hoạch, là điều tốt đẹp và hạnh phúc con người muốn có. Mỗi người một ước mơ và đều mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài.

- Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?

- Phân tích con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì.

Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người không hạnh phúc. Ước mơ lành mạnh, chính đáng và không lành mạnh sẽ đưa chúng ta đến đâu?

- Mở rộng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không biết ước mơ.

- Chúng ta hãy xây dựng ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ cho mục đích sống của mình.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu vấn đề: những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng về tình cảm bà cháu và suy tưởng của nhà thơ.

2. Giới thiệu đoạn trích

- Trong dòng hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành từ nơi cuộc sống trăm màu, no ấm, hạnh phúc: Hình ảnh người bà đôn hậu, cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện hàm súc qua hình ảnh:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”

- Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa niềm tin, hạnh phúc: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ …/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

- Bảy câu thơ tiếp nói lên những suy nghĩ của cháu đối với bà và việc bà nhóm lửa.

- Bảy dòng thơ tiếp: “Bếp lửa bà nhen là ngọn lửa “kì lạ và thiêng liêng”. Điệp ngữ “nhóm bếp lửa” “nhóm nồi xôi”,… bốn lần vang lên đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Cảm xúc: niềm thành kính và biết ơn vô hạn của cháu dành cho bà.

- Nhận xét:

+ Tác giả viết bài thơ này khi đang đi du học, xa quê, xa bà. Hình ảnh gắn với bếp lửa trong kí ức và hiện tại tạo nên biểu tượng thống nhất: bà luôn luôn trong trái tim cháu.

+ Bài thơ đã nói lên thật xúc động tình cảm gia đình thắm thiết, sâu nặng.

3. Đánh giá chung

- Tác giả đã sử dụng ngôn tự mộc mạc, giản dị, hàm súc.

- Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh,…

- Bài thơ đã khắc họa thành công tình cảm bà cháu đẹp đẽ, xúc động, thiêng liêng.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (2.0 điểm) Nhận biết

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lẵng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre.

“Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Các em, các em rồi đây sẽ lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép, xi măng cốt sắt.

Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,…

(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, tập hai)

a. Đọc đoạn trích trên, hãy xác định:

- Từ láy (0.5 điểm)

- Thành ngữ (0.5 điểm)

- Khởi ngữ (0.5 điểm)

b. Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển (0.5 điểm)

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Con chim sẻ nhỏ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, tập một)

Trong đoạn thơ trên tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay anh cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đầy này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên, để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lất chiếc khăn tay còn vo tròn giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

- Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chử không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

- Chào anh.

Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:

- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô được vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.

Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lê, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:

- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ nội dung các bài: Từ láy, Thành ngữ, Khởi ngữ

Cách giải

- Từ láy: lồng lộng, mênh mông.

- Thành ngữ: tre già măng mọc.

- Khởi ngữ: Các em.

b. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Cách giải:

- Từ “măng” trong “lứa măng non” được dùng theo nghĩa chuyển.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

1. Giải thích

- Vô cảm: là một trạng thái tinh thần mà ở đó con người không có tình cảm, cảm xúc nhân bản trước bất kì sự vật hiện tượng nào diễn ra xung quanh họ. Họ sống ích kỉ, lành lùng, trái tim băng giá, thờ ơ trước những người gặp bất hạnh, không quan tâm đễn những xấu xa xung quanh mình

2. Bàn luận, chứng minh

- Căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

- Biểu hiện:

+ Không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.

+ Chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân

(Dẫn chứng cụ thể)

- Nguyên nhân của sự vô cảm:

3. Mở rộng và liên hệ bản thân

- Bên cạnh đó vẫn có những người luôn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.

- Yêu thương, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống của mỗi người trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn.

- Liên hệ bản thân

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

Tác giả:

+ Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

+ Thành công ở truyện ngắn và kí.

+ Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

+ Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970 – là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác giả.

- Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết.

- Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.

2.  Phân tích vấn đề

- Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sống đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:

+ Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn.

+ Biếu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.

+ Gửi cô kĩ sư cái khăn tay kèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc.

+ Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

- Nhân vật cô kĩ sư

3. Tổng kết, đánh giá

- Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc.

- “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng  ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1. (2.0 điểm)

a) Nhận biết

Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Trích Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ Văn 9)

b) Nhận biết

Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Trích Bến quê Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 9)

c) Thông hiểu

Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Câu 2. (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139)

a) Nhận biết

Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Nhận biết

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

c) Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

d) Vận dụng

Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương.

Câu 3. (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016). Qua đó làm nổi được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

Cách giải:

- Lời dẫn trong đoạn thơ là:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

- Đó là lời dẫn trực tiếp.

b. Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

Thành phần biệt lập – thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

c. Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

- Chắc hẳn Tế Hanh phải rất yêu quê hương nên ông mới viết được những vần thơ hay như vậy về quê mình.

- Thành phần tình thái: Chắc hẳn.

Câu 2.

a. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Đoàn thuyền đánh cá

Cách giải:

Đoạn thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.

b. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, miêu tả, tự sự.

c. Phương pháp: căn cứ biện pháp So sánh, Nhân hóa

Cách giải:

 - Biện pháp so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

=>  Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Gợi ra điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

+ Gợi ra thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.

+ Nhấn mạnh quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

=>  Tác dụng:

d. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

Tác giả:

+ Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

+ Thành công ở truyện ngắn và kí.

+ Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

+ Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970 – là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác giả.

- Anh thanh niên được miêu tả qua cái nhìn của nhiều nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư… Từ những điểm nhìn ấy tác giả dần khám phá, khắc họa những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn anh.

2.  Phân tích vấn đề

a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:

- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.

+ Thèm người, nhớ người, mong được trò chuyện anh đã dùng khúc gỗ chắn ngang đường.

+ Anh là người có trái tim biết yêu thương, sẻ chia, thân thiện: gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe,; Trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Anh còn là người có tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:

+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình: trồng hoa trước nhà.

+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, tìm cho mình những thú vui lành mạnh: căn nhà anh ở sạch sẽ, đọc sách.

b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.

c. Tình cảm nhà văn

d. Nghệ thuật khắc họa nhân vật

3. Tổng kết

- Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình dị, mà tiêu biểu là anh thanh niên. 

- Truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa…

Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “phải ở dưới quê…” Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, “phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật” Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, “phải ở dưới quê thế nào cũng có người chạy tới can, người ngoài mới tiếng ngọt, tiếng lạt, cũng đỡ căng” Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần “phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo”

(…) Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc…

(Biển của mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 5, 6, 7)

a) Nhận biết

Những phương thức  biểu đạt bào được sử dụng trong đoạn trích trên?

b) Nhận biết

Tại sao chủ nhà lại “hoang mang” và cảm thấy “thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ” trước cô giúp việc?

Câu 2. (3.0 điểm) Vận dụng cao

Thời gian – Quà tặng kì diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 – 400 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay.

Câu 3. (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1. NXBGDVN, 2014)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1.

a)

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: tự sự, nghị luận.

b)

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Chủ nhà “hoang mang” và cảm thấy “thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ” vì:

- Họ sống trong một cuộc sống hiện đại với sự quy chiếu giá trị từ đời sống hiện đại, nếp sống của phố xá kể cả trong sinh hoạt lẫn trong nếp nghĩ.

- Cô giúp việc mang đến gia đình họ những lối suy nghĩ và nếp sống của người ở dưới quê.

Sư chênh lệch về chuẩn mực trong suy nghĩ và nếp sống dẫn đến những khác biệt, xáo trộn về tâm lí khiến chủ nhà hoang mang trước nếp sống và suy nghĩ của chính mình.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

*Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề:

- Thời gian: là khái niệm dùng dể diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng.

- Thời gian trong quan niệm của người xưa là thời gian có khả năng trở đi trở lại – thời gian tuần hoàn. Tuy nhiên, với những nghiên cứu trong xã hội hiện đại, con người biết rằng thời gian là thứ một đi không trở lại – thời gian tuyến tính.

- Như vậy thời gian cho mỗi con người là hữu hạn. Vì vậy, mỗi người cần biết quý trọng quỹ thời gian của mình.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Ý nghĩa của thời gian với lứa tuổi học trò:

+ Khi còn đang ở tuổi học trò – tuổi trẻ, con người sẽ có nhiều thời gian.

+ Thời gian ở thời điểm này nên dùng vào việc học tập, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân

+ Thời gian nên dùng vào việc quan tâm đến gia đình, bạn bè,…

- Thời gian là nhân chứng cho những giá trị đích thực mà mỗi bạn sẽ tạo ra.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, chứng minh, tổng hợp

Cách giải

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

- Từng cầm súng chiến đấu -> am hiểu tâm tư, cuộc đời người lính.

- Bắt đầu sáng tác năm 1947, chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh.

- Đặc điểm thơ Chính Hữu: cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.

Tác phẩm:.

2. Phân tích

a. Biểu hiện của tình đồng chí

* Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:

- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.

- Thấu hiểu:

+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.

+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tài sản quý giá để vào lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.

+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính.

* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:

* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.

b. Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:

* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:

- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.

- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu

-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng.

-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.

=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.

* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

III. Tổng kết:

- Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.

- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Nhận biết

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Nhận biết

Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

Câu 3. Nhận biết

Chép lại câu văn có thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân thành phần trạng ngữ.

Câu 4. Nhận biết

Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oán có liên quan đến hình ảnh nào trong tác phẩm?

Câu 5. Thông hiểu

Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật trong đoạn trích trên là người như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu), trong đó có câu văn chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần biệt lập cảm thán) với câu chủ đề:

Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5.0 điểm) Vận dụng cao

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.



Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) 

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Chuyện người con gái Nam Xương

Cách giải:

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Truyền kì mạn lục). Tác giả là Nguyễn Dữ.

Câu 2.

Phương pháp:

Cách giải:

Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích gồm có: chàng, thiếp.

Câu 3.

Phương pháp: Căn cứ bài Trạng ngữ

Cách giải:

Câu văn có thành phần trạng ngữ là: Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.

Câu 4.

Phương pháp: Căn cứ nội dung văn bản

Cách giải:

Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật Vũ Nương. Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh chiếc bóng trong tác  phẩm.

Câu 5.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật Vũ Nương hiện lên là người thủy chung son sắt nhưng bị nghi oan.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu).

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

- Có câu văn chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần biệt lập cảm thán).

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

- Giải thích: Niềm tin: sự tin tưởng -> Niềm tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

- Vì sao?

- Biểu hiện của niềm tin:

- Liên hệ bản thân

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Mở bài:

“Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.

- Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất Huế.

2. Thân bài:

2.1. Mùa xuân của thiên nhiên

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2.2. Mùa xuân của đất nước

2.3. Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân

3. Kết bài

- Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, khoáng đạt, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Phải là người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những lời thơ hay và đẹp đến thế!

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Hữu ThọĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF