YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Bình

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Bình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 7

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy chọn một đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài

Câu 1: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn này:

A.Nóng lên 

B. Lạnh đi

C. Ban đầu nóng, sau đó lạnh  

D. Không có hiện tượng gì cả

Câu 2: Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi:

A. từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

B. từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

C. từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.

D. không theo một quy luật nào cả.

Câu 3: Để đo cường độ dòng điện khoảng 120mA, ta nên chọn ampe kế nào trong các ampe kế sau:

A. Ampe kế có GHĐ là 100mA – ĐCNN là 2mA

B. Ampe kế có GHĐ là 150mA – ĐCNN là 1mA

C. Ampe kế có GHĐ là 15mA – ĐCNN là 0,2mA

D. Ampe kế có GHĐ là 5mA – ĐCNN là 0,05mA

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?

A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6 V khi chưa mắc vào mạch.

B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.

C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.

D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Câu 5: Chọn phát biểu sai:

A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.

B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.

D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

Câu 6: Chất nào sau đây là chất dẫn điện?

A.Sắt                          

B. Nhựa 

C. Thủy tinh                

D. Cao su

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7 (2 điểm): Đổi các đơn vị sau:

a.28 V = …………….kV   

b. 0,25 A = …………mA

c.0,024 V = ………...mV 

d. 2020 mA = …………A

Câu 8 (2 điểm):

a.Chất dẫn điện là gì? Cho hai ví dụ về chất dẫn điện?

b. Giải thích hiện tượng sau: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị dựng đứng lên?

Câu 9 (2 điểm): Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp), dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc nối tiếp, một ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch.

Câu 10 (1 điểm): Một bóng đèn ghi 12V, được mắc trong mạch điện với hiệu điện thế là U1 = 6V thì cường độ dòng điện là I1, nếu hiệu điện thế đặt vào là U2 = 9V thì cường độ dòng điện là I2. So sánh cường độ dòng điện I1 và I2. Giải thích? 

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.A

5.B

6.A

 

II. TỰ LUẬN

Câu 7:

a.28 V = 28/1000 = 0,028 kV   

b.0,25 A = 0,25.1000 = 250 mA

c.0,024 V = 0,024.1000 = 24 mV 

d.2020 mA = 2020/1000 = 2,02 A

Câu 8:

a.

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

Ví dụ:

+ Kim loại: sắt, nhôm,…

+ Các dung dịch muối.

b.

Vì khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc đã cọ xát vào nhau, kết quả là cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của lược nhựa làm cho nó có khả năng hút được các vật nhé. Trong trường hợp này, vật nhẹ bị hút chính là các sợi tóc. Do đó, tóc bị dựng đứng lên.

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2 điểm):

a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?

b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?

Câu 2 (2 điểm):

Dòng điện trong kim loại là gì? Lấy ví dụ về vật dẫn điện và vật cách điện?

Câu 3 (1 điểm):

Hoạt động của các dụng cụ: Máy sấy tóc, nồi cơm điện, dựa trên các tác dụng  nào của dòng điện ?

Câu 4 (2 điểm):

Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ gì và cách mắc dụng cụ đó vào mạch điện như thế nào? Có thể dùng ampe kế có GHĐ 4000mA để đo cường độ dòng điện 5A không?

Câu 5 (1,5 điểm):

Mắc nối tiếp 2 bóng đèn có ghi 12V vào 1 nguồn điện thì thấy đèn sáng bình thường. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch đó? Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 am pe kế, 1 vôn kế đo hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn, 1 bóng đèn, một nguồn điện và khóa k?

Câu 6 (1,5 điểm):

Trên một bóng đèn có ghi 8V, đặt vào 2 đầu bóng đèn này hiệu điện thế 6 V thì thấy ampe kế chỉ I. Đặt vào 2 đầu bóng đèn hiệu điện thế 7V thì thấy ampe kế chỉ I2. So sánh I1  và I2. Giải thích vì sao có kết quả đó? 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.

b) Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.

c) Xăng là chất dễ cháy, khi xe di chuyển xăng bị xóc và ma sát tạo ra các điện tích, bánh xe bằng cao su nên không cho các điện tích chạy xuống đất. Nên cần có sợi xích để dẫn các điện tích này xuống đất tránh cháy nổ.

Câu 2:

Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Ví dụ: Vật cách điện: Sứ, giấy, vải, nhựa, cao su

Vật dẫn điện: dây đồng, dây nhôm, sắt, nước muối…

Câu 3:

Máy sấy tóc: tác dụng từ .

Nồi cơm điện: Tác dụng nhiệt.

Câu 4:

Dùng ampe kế mắc nối tiếp và mạch điện

Đổi 4000mA = 4A

Do 4A<5A => Không được

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong các cách nào nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện.

A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn

B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần

C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa

D. Hơ nóng thước nhựa trên ngọn lửa

Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị xọ xát trở thành nhiễm điện âm vì:

A. Vật đó mất bớt điện tích dương. 

B. Vật đó nhận thêm điện tích dương.

C. Vật đó mất bớt electron

D. Vật đó nhận thêm electron.

Câu 3: Dòng điện là

A. Dòng dịch chuyển có hướng

B. Dòng electron dịch chuyển

C. Dòng các điện tích dịch chuyển

D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện

A. Ly thủy tinh           

B. Ruột bút chì

C. Thanh gỗ khô        

D. Cục sứ

Câu 5: Chất dẫn điện tốt nhất, chất cách điện tốt nhất là

A. Đồng và nhựa

B. Nhôm và sứ

C. Bạc và sứ

D. Bạc và nước nguyên chất.

Câu 6: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:

A. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.

B. Electron âm và electron dương

C. hat nhân âm và hạt nhân dương

D. Ion âm và ion dương

Câu 7: Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:

A. Chế tạo bóng đèn

B. Chế tạo nam châm

C. Mạ điện

D. Chế tạo quạt điện

Câu 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích?

A. Quạt điện               

B. Bàn là điện 

C. Bếp điện                 

D. Nồi cơm điện

Câu 9: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:

A. Làm nóng dây dẫn

B. Hút các vụn giấy

C. Làm quay kim nam châm

D. Làm tê liệt thần kình.

Câu 10: Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?

A. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ 

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học

D. Tác dụng sinh lý và tác dụng từ

ĐÁP ÁN

1-B

2-D

3-D

4-B

5-D

6-A

7-C

8-A

9-B

10-A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

A. Vôn                              B. Ôm

C. Ampe                           D. Oát

Câu 2: Một vật nhiễm điện âm khi

A. Nhận thêm electron

B. Mất bớt electron

C. Nhận thêm điện tích dương

D. Số điện tích dương bằng số điện tích âm

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?

A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch

B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch

C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín

D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng

Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

A. Dây nhôm                     

B. Dây đồng

C. Ruột bút chì                  

D. Thủy tinh

Câu 5: Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là:

A. 40 V và 70 mA   

B. 40 V và 100 mA    

C. 50 V và 70 mA   

D. 30 V và 100 mA

Câu 6: Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do:

A. một đoạn dây thép

B. Một đoạn dây đồng

C. Một đoạn dây nhựa 

D. Một đoạn dây nhôm

Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện

A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay

B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên 

C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên

D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 8: Điền từ vào chỗ trống :

Mỗi nguyên tử gồm……….. mang điện tích dương và …………… mang điện tích âm.

II. TỰ LUẬN

Câu 9: Nếu 5 tác dụng của dòng điện. Trình bày tác dụng từ của dòng điện?

Câu 10:

Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào?

...

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1-A

2-A

3-A

4-D

5-A

6-C

7-D

 

Câu 8:

Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.

II. TỰ LUẬN

Câu 9:

+ Năm tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng quang, tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học.

+ Tác dụng từ: Dòng điện có thể tác dụng lực hút, đẩy lên kim nam châm giống như 1 kim nam châm. Nên ta nói dòng điện có tác dụng từ. Tác dụng này của dòng điện được ứng dụng trong chuông điện, nam châm điện.

Câu 10:

Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampe kế, mắc nối tiếp trong mạch, cực dương nối với cực dương của nguồn, cực âm nối về phía cực âm của nguồn điện.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện tác dụng với nhau như thế nào?

Câu 2. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 3. Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?

Câu 4. Để đo cường độ dòng điện, ta mắc ampe kế như thế nào? Đơn vị mà ampe kế đo được là gì?

Câu 5. Cho mạch điện như hình 47

Hiệu điện thế ở hai đầu các bóng đèn Đ1 , Đ2 , Đ3, Đ4 là:

U1  = 3,5V,

U2  = 4V,

U3 =1V,

U4 = 3,5V.

Hỏi:

a. Hiệu điện thế của nguồn điện và hai đầu Đ2 ,Đ3

b. So sánh hai bóng Đ1 và Đ3

c. So sánh độ sáng hai bóng Đ2  và Đ3

- Ampe kế A1 dùng thang đo có GHĐ 200mA, gồm 100 độ chia. Kim chỉ ở vạch thứ 40.
Câu 6. Trong mạch điện sau:

- Ampe kế A2  dùng thang đo có GHĐ 200mA, có 100 độ chia. Kim chỉ ở vạch thứ 60.

- Ampe kế A3  dùng thang đo có giới hạn đo 400mA. có 100 độ chia. Kim chỉ ở vạch thứ bao nhiêu?

Câu 7. Cho mạch điện như hình vẽ:

a ) Biết hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23  = 3,6V.

Tính U13?

b) Biết U13 = 12V; U12 = 4,8V. Hãy tính U23?

c) Biết U23 = 12V; U13 = 24,2V. Hãy tính U12?

...

ĐÁP ÁN

Câu 1. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện  cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

Câu 2. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

Câu 3.  Một vật mang điện tích âm nếu thừa êlectron, mang diện tích dương nếu thiếu êlectron.

Câu 4.

- Để đo cường dộ dòng điện, ta dùng ampe kế. Ampe kế được mắc nối tiếp với dụng cụ cần đo.

-  Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).

Câu 5.

a ) Nguồn điện có hiệu điện thế 12V; U23=5V

b) Hai bóng Đ1 và Đ3  là khác nhau.

c ) Hai bóng Đ2 và Đ3  sáng không như nhau.

Câu 6. Dòng điện qua Đ1 là 80mA, qua Đ2  là 120mA, qua A3  là 200mA.

Vậy kim cua A3 chỉ vạch thứ 50.

Câu 7.

a) Ta có: U13=U12+U23=6V.

b) Ta có: U23=U13−U12 =12V–4,8V=7,2V.

c) Ta có: U12=U13−U23 =24,2V−12V=12,2V

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON