YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Kim Đồng

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Kim Đồng. Đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1. Trắc nghiệm 

Câu 1. Trong các hợp chất dưới đây hợp chất nào là hợp chất hữu cơ?

A. H2CO3         

B. C3H8         

C. NaHCO3           

D. CO2

Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau?

A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với axit

B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo

C. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol

D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

Câu 3. Số liên kết đơn trong phân tử C4H10

A. 10            

B. 12                  

C. 13                             

D. 14 

Câu 4. Đề làm tinh khiết etylen có lẫn tạp chất CO2 và SO2, có thể dùng chất nào sau đây lấy dư:

A. Br2              

B. Cl2              

C. Giấm               

D. CaO

Câu 5. Từ 60ml rượu 50o có thể pha bao nhiêu ml rượu 20o

A. 300ml

B. 150ml

C. 250ml

D. 200ml

Câu 6. Chất tác dụng với kim loại Na:

A. CH4

B. C2H5OH

C. C2H4

D. C3H8

Câu 7. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. glixerol và muối của một axit béo.        

B. glixerol và axit béo.

C. glixerol và xà phòng.                             

D. glixerol và muối của các axit béo

Câu 8. Cho các cặp chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

A. 0,56 lít.

B. 4,48 lít.

C. 2,24 lít.   

D. 3,36 lít.

Câu 10. Có ba lọ không nhãn đựng: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây ?

A. Dùng quỳ tím và nước.       

B. Khí cacbon đioxit và nước.

C. Kim loại natri và nước.       

D. Phenolphtalein và nước.

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Thức hiện dãy chuyển hóa sau:

C2H4   → C2H5OH  → CH3COOH →  CH3COOC2H5  → CH3COONa

Câu 2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau: tinh bột, glucozo và saccarozo

Câu 3. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm CH4, C2H2 vào dung dịch brom dư, thấy khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 16gam.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính thành phần, phần trăm thể tích mỗi khí A

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 1,15 g một chất hữu cơ, sau phản ứng thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,35 g H2O.Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ. Biết tỉ khối hơi của chất hữu cơ so với khí O2 là 1,4375.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

B

D

B

B

D

C

C

A

Phần 2. Tự luận 

Câu 1.

1. C2H4 + H2O → C2H5OH

2. C2H5OH + O2   → CH3COOH + H2O

3. CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

4. CH3COOH+ NaOH → CH3COONa + H2O

Câu 2.

- Hòa tan mẫu thử từng chất vào nước, chất không tan là tinh bột.

- Nhỏ dung dịch AgNO3/NH3 vào các chất còn lại, chất nào xảy ra phản ứng tráng gương là glucozơ.

C6H12O6 + Ag2O  → C6H12O7 + 2Ag ↓

- Saccarozơ không phản ứng với AgNO3/NH3

Câu 3.

a) \({n_{B{r_2}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1mol\)

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,1← 0,1

b)

\(\begin{gathered}
  {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,1 \times 22,4 = 2,24 l\'i t \hfill \\
  {V_{C{H_4}}} = 3,36 - 2,24 = 1,12 l\'i t \hfill \\
  \% {V_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{3,36}} \times 100 = 66,67\%  \hfill \\
  \% {V_{C{H_4}}} =  100  -  66,67  = 33,33\%  \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Câu 4.

Gọi công thức hợp chất hữu cơ cần tìm là: CxHyOz

M = 32 x 1,4375 = 46

\(\begin{gathered}
  {n_C} = {n_{C{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05mol  \to  {m_C} = 0,05 \times 12 = 0,6g \hfill \\
  {n_{{H_2}O}} = \frac{{1,35}}{{18}} = 0,075mol  =  >  {n_H} = 0,15mol  \to  {m_H} =  0,15g \hfill \\
  {m_O} =  {m_A}  -  {m_C}  -  {m_H}  =  1,15  -  0,6 - 0,15 = 0,4g  =  >  {n_O} = 0,025mol \hfill \\ 
\end{gathered} \)

x : y: z = 0,05 : 0,15 : 0,025

x : y: z = 2 : 6 : 1

CTĐGN: (C2H6O)n = 46 →  n = 1

CTPT: C2H6O

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Có ba lọ không nhãn đựng: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây?

A. Dùng quỳ tím và nước.

B. Khí cacbon đioxit và nước.

C. Kim loại natri và nước.

D. Phenolphtalein và nước.

Câu 2. Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là (không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)

A. CH3COOH và NaOH.                  

B. CH3COOH và H3PO4.

C. CH3COOH và Ca(OH)2.               

D. CH3COOH và Na2CO3.

Câu 3. Thành phần trong quả nho chín có chứa nhiều:

A. Protein

B. Glucozo

C. Tinh bột

D. Xenlulozo

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là

A. 0,56 lít.           B. 4,48 lít.              

C. 2,24 lít.         D. 3,36 lít.

Câu 5. Trong các chất sau: Mg, Cu, MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3. Dung dịch axit axetic tác dụng được với chất nào:

A. MgO, KOH, Na2SO4,  Na2SO3                  

B. Cu, MgO, Na2SO4, Na2SO3               

C. Mg, MgO, KOH, Na2SO3     

D. Mg, Cu, MgO, KOH     

Câu 6. Sử dụng thuốc thử nào sau đây để nhận biêt các chất khí sau: CH4, C2H2, CO2

A. Dung dịch nước vôi trong, quỳ tím

B. Dung dich nước vôi trong, dung dịch brom

C. Dung dịch phenolphtalein, dung dịch nước vôi trong

D. Cả A, B, C

Câu 7. Thể tích rượu etylic có trong 500 ml rượu 45o

A. 225ml

B. 22,5ml

C. 445ml

D. 9ml

Câu 8. Phản ứng đặc trưng của liên kết đơn là gì:

A. Phản ứng thế

B. Phản ứng cháy

C. Phản ứng cộng

D. Phản ứng oxi hóa khử

Câu 9. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. glixerol và muối của một axit béo.        

B. glixerol và axit béo.

C. glixerol và xà phòng.                               

D. glixerol và muối của các axit béo.

Câu 10. Cho phản ứng sau: CH4 + Cl2 → ? + HCl. Sản phẩm còn lại của phản ứng là chất nào?

A. CH3

B. CH4

C. CH3Cl

D. CH4Cl

Câu 11. Cần bao nhiêu lít brom 0,1M để tác dụng hết với 0,224 lít etilen (đktc).

A. 0,1 lít

B. 0,01 lít

C. 0,001 lít

D. 0,05 lít

Câu 12. Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C2H6O biết A không tham gia phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của A là

A. CH3-CH2OH.

C. CH3-O-H-CH2.

B. CH3-O-CH2.

D. CH3-O-CH3

Câu 13. Hợp chất không tan trong nước là

A. CH3-CH2-COOH.

C. C6H12O6.

B. CH3-CH2-OH.

D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 14. Cho 45 gam axit axetic tác dụng với 69 gam rượu etilic thu được 41.25 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hóa là:

A. 60,5%

B. 62%

C. 62,5%

D. 75%

Câu 15. Đốt cháy dẫn xuất của hidrocacbon X, chứa 1 nguyên tử oxi theo sơ đồ sau: X    +      3O2  → 2CO2   +    3H2O            

X là

A. C2H4O.     

C. C3H8O.    

B. C2H6O.   

D. C3H6O.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 15 đến câu 25 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

A

B

B

C

C

6

7

8

9

10

C

A

A

D

C

11

12

13

14

15

A

D

D

C

B

16

17

18

19

20

B

A

A

B

C

21

22

23

24

25

A

C

C

A

A

ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần?

A. Na, Mg, Al, K.      

B. K, Na, Mg, Al.      

C. Al, K, Na, Mg.        

D. Mg, K, Al, Na.

Câu 2. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng cộng?

A. Axetilen.               

B. Benzen.                 

C. Etilen.                    

D. Metan.

Câu 3. Dãy nào sau đây gồm các chất đều là hidrocacbon?

A. C2H6, C4H10, C2H4.                                   

B. C2H4, CH4, C2H5Cl.

C. CH4, C2H2, C3H7Cl.                                  

D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 4. Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

A. một liên kết đơn.                                       

B. một liên kết ba.                  

C. hai liên kết đôi.                                         

D. một liên kết đôi.

Câu 5. Hidrocacbon X có số nguyên tử hidro bằng số nguyên tử cacbon, không tham gia phản ứng cộng hợp brom. Chất X có thể là

A. metan.                   

B. etilen.                     

C. axetilen.                 

D. benzen.      

Câu 6. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp etilen là

A. PP (polipropylen).                         

B. PVC (poli(vinyl clorua)).  

C. PE (polietilen).                                          

D. TNT (trinitrotoluen).

Câu 7. Phản ứng hóa học đặc trưng của các hidrocacbon có liên kết kém bền là phản ứng

A. cộng.                     

B. cháy.                     

C. thế.                        

D. thủy phân.

Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với axit axetic?

A. Fe, KCl, C2H5OH.                                    

B. CaCO3, CuO, NaOH.        

C. KOH, HCl, Mg.                                        

D. Na2CO3, Cu, NaOH.

Câu 9. Để làm sạch khí CH4 có lẫn khí CO2, có thể dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư

A. dung dịch Ca(OH)2.                                  

B. dung dịch Br2.

C. bột CuO (nung nóng).                               

D. dung dịch H2SO4.

Câu 10. Metan và etilen đều tham gia phản ứng

A. cộng brom.

B. thế clo.                   

C. cháy.                      

D. trùng hợp.                                            

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

B

D

A

B

D

6

7

8

9

10

C

A

B

A

C

11

12

13

14

15

A

C

D

D

C

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

a) CH4 + Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) →

b) C2H4 + H2O →

c) CaC2 + H2O  →

d) C2H5OH + Na →

e) CH3COOH + NaOH →

g) (RCOO)3C3H5 + NaOH →

Câu 2: 

a) Viết công thức cấu tạo của C2H2 và C2H6.

b) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt hai khí: metan (CH4) và etilen (C2H4). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

c) Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Đun nóng hỗn hợp benzen và brom (xúc tác bột sắt).

- Thí nghiệm 2: Cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ, sau đó để yên.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H6. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

Câu 4: 

a) Trên nhãn một chai cồn y tế có ghi: Cồn 70o. Nêu ý nghĩa của con số trên và tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 50 ml cồn 70o.

b) Đun sôi hỗn hợp gồm 9,2 gam rượu etylic và 6,0 gam axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) một thời gian thu được 5,28 gam etyl axetat. Tính hiệu suất của phản ứng giữa rượu và axit.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng.

a, Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brôm là:

A. CH4, C6H6          

B. C2H4, C2H2                 

C. CH4, C2H2                

D. C6H6, C2H2.

b, Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Na0H là:

A. CH3C00H; C6H1206                                      

B. CH3C00H; C2H50H                                     

C. CH3C00H; CH3C00C2H5

D. CH3C00C2H5; C2H50H.

c, Công thức của rượu etylic là:

A. CH3COOH          

B. C2H5OH                     

C. C2H7O           

D. CH3C00C2H5

d, Độ rượu là:

A. số (ml) rượu etylic có trong 100(ml) hỗn hợp rượu và nước.      

B. số (g) rượu etylic có trong 100 (g) nước.

C. số (g) rượu etylic có trong 100 (g) hỗn hợp rượu và nước.           

D. số (ml) rượu etylic có trong 100 (ml) nước.

e, Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Na là:

A. CH3C00H; C6H1206                                     C. CH3C00H; CH3C00C2H5

B. CH3C00H; C2H50H                                     D. CH3C00C2H5; C2H50H.

g, Axit axetic có tính axit vì:

A. Phân tử có chứa nhóm –OH                        B. Phân tử có chứa nhóm–OH và nhóm–COOH

C. Phân tử có chứa nhóm –COOH              D. Phân tử có chứa C, H, O

Câu 2: Nối một chất ở cột trái ứng với tính chất ở cột phải theo bảng sau :

Hợp chất

Tính chất

1.Benzen

2. Axit axetic

3. Rượu etylic

4. Glucozơ

A. Tác dụng với Na giải phóng khí H2, dễ cháy trong không khí sinh ra CO2 và H2O.

B. Tác dụng với kiềm tạo glixerol và muối axit hữu cơ

C. Tác dụng với Na giải phóng Hidrô, tác dụng với bazơ, oxit bazơ sinh ra muối và nước, tác dụng với muối cacbonat sinh ra khí CO2

D. Tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu

E. Không tác dụng với kim loại Na, khi cháy sinh ra CO2, H2O và có nhiều muội than.

1-…..                           2-……             3-……             4-…..

II. Tự luận (7,5 đ).

Câu 1( 3 đ):  Hoàn thành các phương trình sau(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

a/ CH4 + Cl2  →  ............ .......+ ...................

b/ C2H4 + Br2 →...................

c/ CH3COOH + ....................... →(CH3COO)2Mg + .........

d/ CH3COONa + ..................... →   CH3COOH + ..................

e/ C2H5OH + ...........................→ CH3COOH   + .................

g/ C6H12O6 + Ag2O →................. + ......................

Câu 2:Nêu 2 cách khác nhau để phân biệt rượu etylic và axit axetic bằng phương pháp hóa học, viết PTHH minh họa nếu có.

Câu 3: Cho 10,6g hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Kim Đồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF