YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Chánh Lộ

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có năm 2021 Trường THCS Chánh Lộ. Đề thi gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án hướng dẫn giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS CHÁNH LỘ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Hãy chọn câu đúng:

A. Phi kim dẫn điện tốt.

B. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

C. Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn và khí.

D. Phi kim có ánh kim.

Câu 2. Hỗn hợp A gồm một rượu no đơn chức và một axit no đơn chức. Chia A thành 2 phần đều nhau:

- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc)

- Phần 2: Este hóa hoàn toàn thu được một este. Đốt cháy este thì lượng nước sinh ra là:

A. 6,3 g

B. 3,6 g

C. 8,1 g

D. 1,8 g

Câu 3. Biết 1 mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 1432 kJ. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 kg etilen là:

A. 50281,4 kJ

B. 50128,4 kJ

C. 51142,85 kJ

D. 50812,4 kJ

Câu 4. Cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng với nhau?

A. SiO2 và CaO

B. SiO2 và H2O

C. SiO2 và H2SO4

D. SiO2 và CO2

Câu 5. Phản ứng xảy ra khi cho 1 mol axetilen phản ứng với 2 mol brom trong nước được biểu diễn bằng phương trình hóa học nào?

A. 3Cl2+ 2Fe → 2FeCl3

B. HCl + Na2S → H2S + NaCl

C. 2HCl + FeSO4→ FeCl2+ H2SO4

D. HCl + NaOH → NaCl + H2O

Câu 6. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra:

A. 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

B. HCl + Na2S → H2S + NaCl

C. 2HCl + FeSO4 → FeCl2 + H2SO4

D. HCl + NaOH → NaCl + H2O

Câu 7. Một loại cao su tổng hợp (cao su buna) có cấu tạo mạch như sau:

-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-....

Công thức chung của cao su này là:

A. (-CH2-CH=)n

B. (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)n

C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n

D. (-CH2-CH=CH-)n

Câu 8. Hàm lượng glucozơ trong máu người không đổi và bằng bao nhiêu phần trăm?

A. 0,1 %

B. 0,001 %

C. 1 %

D. 0,01 %

Câu 9. Biết 0,1 mol hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch clo 1M. Vậy X là chất nào sau đây?

A. C6H6

B. CH4

C. C2H4

D. C2H2

Câu 10. Khi đốt 5g một mẫu thép trong dòng Oxi thì thu được 0,1g khí CO2. Vậy phần trăm cacbon có chứa trong thép là:

A. 5,4%

B. 0,54%

C. 10,8%

D. 54%

Câu 11. Khi cho hiđrocacbon đi qua nước brom thì không có hiện tượng gì, nhưng khi cho hỗn hợp của nó với brom ra ánh sáng thì thấy hơi brom dần nhạt màu. Chất nào sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên (biết hiđrocacbon ở thể khí ở điều kiện thường)?

A. C2H4

B. CH4

C. CH4, C6H6

D. C6H6

Câu 12. Cho 8,7 g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc thu được 1,9 lít khí Cl2 (ở đktc) theo phương trình hóa học:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Hiệu suất của phản ứng là:

A. 80%

B. 75%

C. 85%

D. 70%

Câu 13. Các axit palmitic và stearic được trộn với parafin để làm nến. Công thức phân tử của 2 axit trên là:

A. C15H31COOH và C17H35COOH

B. C15H31COOH và C17H29COOH

C. C15H29COOH và C17H25COOH

D. C15H31COOH và C17H33COOH

Câu 14. Dãy các đơn chất được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là:

A. F2, Cl2, S, N2

B. F2, Cl2, Br2, I2

C. I2, Br2, Cl2, F2

D. S, Cl2, F2, O2

Câu 15. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1.620.000 đvC. Giá trị của n trong công thức (-C6H10O5-)n là:

A. 8000

B. 9000

C. 7000

D. 10000

Câu 16. Dẫn các khí CH4, CH2=CH2, CH3-CH=CH2 qua nước clo. Phương trình hóa học của phản ứng là:

A. CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl (2)

B. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (1) C. Cả (2) và (3)

D. CH3-CH=CH2 + Cl2 → CH3-CHCl-CH2Cl (3)

Câu 17. Khi cho dung dịch axit HCl dư vào dung dịch gồm KHCO3 và K2CO3 sẽ xảy ra phản ứng:

A. HCl + KHCO3 → KCl + H2O + CO2 (1)

B. 2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O + CO2 (2)

C. Có thể xảy ra phản ứng (1) hoặc (2)

D. Xảy ra cả phản ứng (1) và (2)

Câu 18. Trong phân tử metan

A. có 4 liên kết đơn C-H

B. có 1 liên kết đơn C-H và 3 liên kết đôi C=H

C. có 2 liên kết đơn C-H và 2 liên kết đôi C=H

D. có 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H

Câu 19. Cấu tạo của phân tử benzen có đặc điểm gì?

A. Sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều (1)

B. Cả (1) và (2)

C. Có 3 liên kết đôi C = C xen kẽ ba liên kết đơn C - C (2)

D. Có 3 liên kết đơn C - C và ba liên kết đôi C = C (3)

Câu 20. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ?

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac

D. Tất cả các dung dịch trên

Câu 21. Hỗn hợp A gồm một axit no, đơn chức và một este no, đơn chức. Lấy m gam hỗn hợp này thì phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Đốt cháy hỗn hợp này thu được 0,6 mol CO2. Lượng nước thu được là:

A. 2,61g

B. 10,8g

C. 2,16g

D. 1,08g

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 30cm3 hỗn hợp metan và hiđro cần 45cm3 oxi. Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là:

A. 19cm3 và 11cm3

B. 20cm3 và 10cm3

C. 18cm3 và 12cm3

D. Cùng là 15cm3

Câu 23. Có ba lọ chứa các dung dịch sau: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Có thể dùng các thuốc thử nào sau đây để phân biệt?

A. Giấy quỳ tím và Na

B. Na và AgNO3/NH3

C. Giấy quỳ tím và AgNO3/NH3

D. Tất cả đều đúng

Câu 24. Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X. Sản phẩm thu được chỉ có CO2, hơi nước. Trong thành phần của X có thể có nguyên tố nào?

A. C, H, O

B. C, H

C. C, H, O, N

D. C

Câu 25. Hợp chất B có 27,8% C và 72,2% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất B là:

A. 1 : 1

B. 2 : 1

C. 1 : 2

D. 1 : 3

Câu 26. Có 2 mảnh lụa bề ngoài giống nhau, một mảnh làm bằng tơ tằm và một mảnh được chế tạo từ gỗ bạch đàn. Chọn cách đơn giản để phân biệt chúng trong các cách sau:

A. Giặt rồi phơi, mảnh nào mau khô hơn, mảnh đó làm bằng tơ tằm.

B. Đốt một mẩu, có mùi khét là làm bằng tơ tằm.

C. Ngâm vào nước xem mảnh nào ngấm nước nhanh hơn là làm từ gỗ.

D. Không thể phân biệt được.

Câu 27. Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2%N2, 2%CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 g kết tủa. Giá trị của V (đktc) là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 3,36 lít

Câu 28. Đun nóng m1 gam rượu no đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC thu được m2 gam một chất Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của X là:

A. C2H5OH

B. Kết quả khác

C. C3H7OH

D. C4H9OH

Câu 29. Cho 12,8g kim loại M phản ứng vừa đủ với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) tạo ra một muối có công thức là MCl2. Vậy M là kim loại:

A. Fe

B. Cu

C. Mg

D. Zn

Câu 30. Nguyên tố X ở chu kỳ 3, nhóm VI; nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính phi kim của X và Y thì thấy:

A. Y mạnh hơn X

B. Không so sánh được

C. X mạnh hơn Y

D. X và Y có tính phi kim tương đương nhau

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

A

A

C

C

A

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

A

C

D

C

D

A

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

C

C

C

B

A

C

B

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nhờ 10ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch glucozo (dư), sau khi kết thúc phản ứng, người ta thu được một lượng Ag cân nặng 0,864 gam. Tính hiệu suất phản ứng (Ag = 108)

Câu 2: Viết phương trình hóa học của H2N – CH2 – COOH lần lượt với NaOH, C2H5OH.

Câu 3: Hai phân tử X và Y có công thức cấu tạo lần lượt là:

HO – CH2 – COOH và H2N – CH2 – COOH. Viết các phương trình hóa học với Na.

Câu 4: Hãy điền Đ (nếu đúng) S (nếu sai) vào bảng sau:

 

Đ hay S

1

Glucozo tác dụng được với AgNO3 trong NH3

 

2

Saccarozo tác dụng được với H2O trong axit

 

3

Xenlulozo không tác dụng với natri

 

4

Tinh bột tác dụng với iotcho màu xanh

 

5

Axit axetic tác dụng được với rượu etylic trong axit

 

6

Amino axit bị thủy phân trong môi trường axit hay kiềm

 

7

Rượu etylic tác dụng với natri

 

8

Benzen không tác dụng với nước

 

Câu 5: Trộn 50ml axit axetic (D = 1,03 g/cm3) với 50ml nước cất (D = 1 g/cm3). Tính nồng độ % của axit axetic trong dung dịch đó.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Dãy các chất tan được trong nước là:

A.K2O, BaO, C2H5OH

B.CuO, CaO, CH3COOH

C.CuSO4, AlCl, Fe(OH)­3

D.CO2, SO3, BaSO4

Câu 2: Sục khí C2H2 qua dung dịch Br2 sẽ làm dung dịch

A. Giảm khối lượng

B. Tăng khối lượng

C. Không thay đổi khối lượng

D. Không thay đổi màu sắc.

Câu 3: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để tạo kết tủa tối đa với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M là

A.200ml

B.30ml

C.25ml

D.60ml

Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có phản ứng thủy phân?

A.Tinh bột, xenlulozo, PVC.

C.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, chất béo.

C.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, glucozo.

D.Tinh bột, xenlulozo, protein, saccarozo, PE.

Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất thuộc loại polime?

A.Metan, etilen, polietilen.

C.Metan, tinh bột, polietilen.

C.Poli (vinyl clorua), etilen, polietilen.

D.Poli (vinyl clorua), tinh bột, polietilen.

Câu 6: Đốt cháy chất hữu cơ X trong oxi tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2, X là?

A. Xenlulozo

B. Tinh bột

C. Protein

D. Poli (vinyl clorua)

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất phản ứng với kim loại natri?

A. CH3COOH, (C6H10O5)n

B. CH3COOH, C2H5OH

C. C2H5OH, (C6H10O5)n

D. C2H5OH, CH3COOC2H5

Câu 8: Khi chưng khô 25ml dung dịch CuSO4 0,5M, người ta thu được một lượng CuSO4 là: (cho Cu = 64, S = 32, O = 16)

A.2,0 gam

B.2,5 gam

C.6,25 gam

D.5,0 gam.

Câu 9: Etanol tan vô hạn trong nước là vì trong phân tử C2H6O

A. Chỉ có liên kết đơn.

B. Ngoài 2 nguyên tố cacbon, hidro còn có nguyên tố oxi.

C. Có nhóm –OH

D. Chỉ có 2 nguyên tử C.

Câu 10: Cho 6,9 gam etanol tác dụng hết với kim loại kali. Thể tích (ở đktc) khí hidro thu được là (H = 1, C =12, O = 16)

A.1,68 lít

B.3,36 lít

C.4,48 lít

D.5,6 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

B

D

C

B

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

C

A

C

B

D

C

A

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Viết 3 phương trình phản ứng điều chế glucozo.

Câu 2: Để xác minh đường glucozo (thường có trong nước tiểu của người bệnh đái đường) người ta chọn thuốc thử nào? Viết phương trình hóa học để minh họa.

Câu 3: Khi đốt cháy cùng số mol các khí: CH4, C2H4, C3H4, C4H4. Tính tỉ lệ theo thể tích của khí oxi cần dùng để đốt cháy mỗi chất (đo cùng điều kiện).

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 964,2 gam một loại chất béo thuộc dạng (RCOO)3C3H5, cần vừa đủ 130 gam NaOH. Tính khối lượng muối của axit hữu cơ thu được.

Câu 5: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch cân lại thấy nặng thêm 0,8 gam. Khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu là bao nhiêu gam? 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 

Lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C hoặc D trong các câu sau:

Câu 1: Hãy chỉ ra công thức nào viết đúng của Ben zen?

Câu 2: Dãy oxit nào sau đây gồm toàn oxit bazơ

A.CuO, BaO, MgO, K2O, CaO.          

B.N2O5, CO2, K2O, CaO, MgO.         

C. CuO, BaO, CO2, P2O5, K2O.

D. CO2, BaO, N2O5, P2O5, MgO.

Câu 3: Công thức cấu tạo của axit axetic là:

A. C2H6O         

B. CH3–COOH              

C. C4H10          

D. CH3–O–CH3

Câu 4: Trong các chất sau chất nào tác dụng với Natri:

A. CH3–CH3       

B. CH3–CH2–OH                  

C. C6H6       

D. CH3–O–CH3.

Câu 5: Trong 200 ml dung dịch rượu 450 chứa số ml rượu etylic nguyên chất là:

A. 100ml                 

B. 150ml               

C. 90ml         

D. 200ml

Câu 6: Axit axetic không phản ứng được với:

A. NaOH         

B. Na2CO3              

C. Na           

D. CH3COOC2H5

Câu 7: Các chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:

A. CH4, C2H4Br2, CaCO3

B. C2H5ONa, NaCl, CH3COONa

C. C2H4Br2, CO2, H2O

D. CH4, C2H4, C6H12O6

Câu 8: Phản ứng đặc trưng của liên kết đôi là gì?

A. phản ứng oxi hóa khử             

B. phản ứng cháy

C. phản ứng cộng                  

D. phản ứng thế

II/ TỰ LUẬN 

Câu 1: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch bị mất nhãn sau: HCl, Na2SO4, H2SO4.

Câu 2: Viết các phương trình phản ứng hóa học theo chuỗi biến hóa sau:

Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3  →Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 6,5 g Zn bằng 500ml dd H2SO4 loãng dư.

a/ Viết PTHH và tính thể tích khí thoát ra ở (đktc).

b/ Tính nồng độ M của dd H2SO4 đã dùng.

Cho biết: Zn= 65; O= 16; H =1; S= 32.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Chánh Lộ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF