YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đông Hải

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đông Hải. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi thử phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,

Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,

Tiếng lích chích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

(Nói với em - Vũ Quần Phương, NXB Giáo dục, 2002) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2.

Câu 3. Điều gì khiến cho em bé trong văn bản phải Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật này?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của con cái với cha mẹ.

Câu 2 ( 5,0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

Câu 2. Những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2: các bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Câu 3. “Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ”, ta “mở mắt ra ngay” vì:

+ Ta có thể cảm nhận được tình thương bao la mà cha mẹ dành cho con.

+ Ta biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

+ Ta nhận thấy trách nhiệm lớn lao của con cái đối với cha mẹ của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1 

Dàn ý nghị luận 200 chữ về trách nhiệm của con cái với cha mẹ

a. Giới thiệu vấn đề: trách nhiệm của con cái với cha mẹ

b. Bàn luận vấn đề

* Giải thích:

- Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình

- Trách nhiệm của con cái với cha mẹ: có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

* Vì sao ta phải có trách nhiệm đối với cha mẹ?

- Cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta sinh mạng, nuôi nấng, giáo dục ta thành người.

- Là người luôn bao dung, che chở, ủng hộ bạn trên mọi phương diện.

- Cha mẹ là người duy nhất sẵn sàng hy sinh tất cả vì chúng ta, ước muốn duy nhất của họ là cho chúng ta một cuộc sống tốt nhất.

* Vậy trách nhiệm của con cái với cha mẹ cần thực hiện như thế nào?

- Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, cần có trách nhiệm để cha mẹ sống vui, sống khỏe, không khiến cha mẹ phải phiền lòng. tham gia vào các công việc gia đình, hỗ trợ cha mẹ khi cần thiết.

- Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau.

- Khi cha mẹ tuổi già sức yếu, đầu óc không minh mẫn thì ta lại càng phải ân cần, không để cha mẹ cảm thấy mình là gánh nặng của con cái.

- Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự chu toàn, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

* Phê phán một số những bất cập trong xã hội hiện tại.

- Nhẫn tâm bỏ rơi cha mẹ tuổi già, sức yếu.

- Bỏ bê không thăm hỏi chăm sóc, đối xử lạnh lùng với cha mẹ như người dưng.

- Có kẻ còn ác tâm hành hạ, đánh đập cha mẹ già.

- Mải miết lao theo những cuộc vui của bản thân mà quên mất cần phải hiếu thảo với cha mẹ, để rồi khi cha mẹ mất thì có hối hận đã muộn màng.

c. Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ riêng của bản thân em.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I (6,0 điểm) Viết về tình cảm bà cháu, cố nhà thơ đã ghi lại những dòng hồi tưởng:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(SGK Ngữ văn 9 tập 1- NXBGD năm 2019)

Câu 1. (1,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, hoàn cảnh sáng tác đó có liên quan gì đến chủ đề của tác phẩm?

Câu 2. (1,0 điểm)

Ghi lại một cụm động từ thể hiện tình cảm của người cháu với bà trong đoạn thơ trên. Hãy tìm một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về tình bà cháu, ghi rõ tên tác giả.

Câu 3. (0,5 điểm) Trong đoạn thơ trên, việc lặp lại nhiều lần âm thanh tiếng chim tu hú có ý nghĩa gì?

Câu 4. (3,0 điểm) Dựa vào khổ thơ được trích dẫn trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp trình bày cảm nhận về những dòng kí ức tuổi thơ của tác giá bên bà và bếp lửa. Trong đoạn văn, có sử dụng một câu ghép, một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích câu ghép và lời dẫn trực tiếp đó).

Phần II. (4,0 điểm)

Trong văn bản, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có đoạn viết:

“Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng."

(SGK Ngữ văn 9, tập 1- NXBGD năm 2019) 

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên nêu lên vấn đề gi? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn đó.

Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra “Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em"?

Câu 3. (2,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, cùng với những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3) trang giấy thi về nhận định sau:

“Tuổi trẻ là tương lai của đất nước"

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I

Câu 1

- Tác phẩm: Bếp lửa

- Tác giả: Bằng Việt

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1963, tác giả đang đi du học ở Liên Xô

- Hoàn cảnh sáng tác liên quan gì đến chủ đề của tác phẩm: Bài thơ sáng tác khi tác giả đã trưởng thành, đang học tập ở nơi phương xa, qua dòng hồi tưởng suy ngẫm, đã thể hiện được tình yêu, lòng biết ơn của người cháu với bà, sự trân trọng với cội nguồn gia đình, quê hương

Câu 2

- Cụm động từ thể hiện tình cảm của người cháu với bà trong đoạn thơ “nghĩ thương bà khó nhọc” hoặc “thương bà khó nhọc”.

- Bài thơ cũng viết về tình bà cháu: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Câu 3

Việc lặp lại nhiều lần âm thanh tiếng chim tu hú có ý nghĩa:

- Tiếng chim tu hú gọi về những buổi sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa, gợi không gian vắng lặng mênh mông của làng quê.

- Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

Câu 4

* Hình thức 

- Đủ số câu quy định, có liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn

- Đúng kiểu đoạn văn quy nạp

- Có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp ( gạch chân, chú thích)

* Nội dung : HS khai thác các tín hiệu nghệ thuật, từ ngữ, giọng điệu, hình ảnh trong đoạn văn để làm rõ được các nội dung sau:

- Dòng hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp trong hoàn cảnh: năm lên tám tuổi của nhà thơ, sống cùng bà, cha mẹ đi công tác bận không về.

- Những kỉ niệm gắn bó của nhà thơ bên bà và bếp lửa: cùng bà nhóm lửa, nghe bà kể chuyện những ngày ở Huế...

+ Đối cấu trúc "bà bảo, bà dạy, bà chăm” - “cháu nghe, cháu làm, cháu học” diễn tả sâu sắc, thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, sự chăm chút của bà với đứa cháu nhỏ và người cháu ngoan ngoãn chăm chỉ bên bà.

+ Điệp ngữ “bà, cháu" thể hiện tình cảm bà cháu quấn quýt, yêu thương, bà tân tào , chịu thương , chịu khó , luôn là chỗ dựa vững chắc, thay thế và lấp đầy tất cả, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ. công thầy

- Ấn tượng về âm thanh tiếng chim tu hú:

+ Điệp ngữ “tu hú kêu” gợi âm thanh quen thuộc của làng quê khi hè về xuất hiện trong bài với nhiều ý nghĩa sâu sắc (như trên đã phân tích)

+ Câu cảm thán và câu hỏi tu từ tạo những cung bậc khác nhau của âm thanh tiếng chim tu hÚ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Câu 1: (1 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai."?

Câu 3: (2 điểm) Từ văn bản, hãy rút ra thông điệp mà em tâm đắc nhất? Thông điệp đó có ý nghĩa gì đối với bản thân em?

Phần II. Làm văn (6,0 điểm) 

Câu 1. (1,5 điểm) Tử văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa ước mơ đối với mỗi con người.

Câu 2. (4,5 điểm) Kể một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã trải qua (hoặc được chứng kiến)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2: Trong câu văn: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai."?

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ : hoa hồng , chông gai.

- Tác dụng: giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách.

Câu 3: Học sinh có thể trình bày và lý giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Gợi ý:

- Tuổi trẻ cần có ước mơ của riêng mình,  hãy sống hết mình về ước mơ và hoài bão đó.

- Cuộc đời là cả một hành trình dài, bạn sẽ cảm nhận được cả sự thành công và thất bại.

Phần II. Làm văn (6,0 điểm) 

Câu 1.

Những ý chính cần diễn giải: Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người.

* Giải thích ước mơ là gì? Ước mơ là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài; là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

Muốn biết giá trị thật sự của 1 năm, hãy hỏi 1 học sinh thi rớt đại học. Muốn biết giá trị thật sự của 1 tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non

Muốn biết giá trị thật sự của 1 tuần, hãy hỏi biên tập viên của 1 tạp chí ra hàng tuần

Muốn biết giá trị thật sự của 1 giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau.

Muốn biết giá trị thật sự của 1 phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.

Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi 1 tai nạn liên nghèo.

Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Sea Games.

1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu, 1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả.

Những con người khỏe mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua. Nhưng đối với những bệnh nhân nan y, 1 giây là sự sống.

Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao tháng ngày trại rèn, 1 giãy nói lên tất cả.

1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoay bất tận, 1 giây của hôm nay không như

1 giây của hôm qua và càng không giống 1 giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ phải hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi.

(Theo facebook.com/ruoumocsamocchau)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định và cho biết phép tu từ từ vựng được sử dụng từ dòng 1 đến dòng 6 (từ trên xuống). (0,5 điểm)

Câu 2. Tìm các từ trong các dòng từ 1 đến 6 (từ trên xuống) sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên trường từ vựng đó. (1,0 điểm)

Câu 3. Nội dung chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 4. Em hiểu nội dung hai câu sau như thế nào? (1,0 điểm)

(1) Muốn biết giá trị thật sự của 1 phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.

(2) Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi 1 tai nạn hiểm nghèo.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc sống như thế nào để không bao giờ hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi.

Câu 2. (5,0 điểm) Kể lại tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Qua truyện kể với nhân vật Trường Sinh và Vũ Nương, nhân vật nào gây ấn tượng hơn cho em? Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

1.

- Phép điệp ngữ

- Xác định điệp ngữ: Muốn biết giá trị thật sự của La, hãy hỏi .

2. Gợi ý trả lời:

- Các từ cùng trường từ vựng; năm, tháng, tuần, giờ, phút, giây

- Trường từ vựng chỉ thời gian

3. Nội dung chính văn bản: giá trị quý báu của thời gian đối với cuộc sống con người.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

... Em cu Tai ngủ trên lưng(1) mẹ ơi.

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng (2) mẹ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka - lưi

Lưng (3) núi thì to mà lưng(4) mẹ nhỏ...

a) Trong các từ “lưng” được sử dụng trong đoạn thơ trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? (1,0 điểm)

b) Theo em, từ “lưng” được dùng với nghĩa chuyển trong đoạn thơ trên có thể xem là một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt không? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b) Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)

c) Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp cảnh mùa xuân qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên. (1,5 điểm)

Câu 3. (5,0 điểm)

Tưởng tượng mình là một ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), em hãy kể lại hành trình chuyển ra khơi bằng một bài văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1

a) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “lưng" trong đoạn thơ:

- Nghĩa gốc: các từ "lưng" (1, 2, 4).

- Nghĩa chuyển: từ “lưng" (3).

b) Giải thích

- Từ “lưng" (3) được xem là một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt.

. Vì: Nghĩa của từ “lưng" trong trường hợp này được phát triển trên cơ sở nghĩa gốc, theo phương thức ẩn dụ.

Câu 2

a) Nêu tên tác phẩm và tác giả của đoạn thơ trích:

- Tên tác phẩm: Truyện Kiều (hoặc Đoạn trường tân thanh).

- Tên tác giả: Nguyễn Du.

b) Nội dung chính của đoạn thơ: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng của mùa xuân.

c) Cảm nhận về vẻ đẹp cảnh mùa xuân qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ đã cho

- Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc hài hòa tới mức tuyệt diệu.

- Mùa xuân mhang một vẻ đẹp riêng, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (có non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.

Câu 3. Tưởng tượng mình là một nữ dài trung bai thơ Đoàn thuyền tĩnh của Huy Cận, em hãy kể lại hành trình quyến ra khi bạn một bài văn.

I. Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng làm văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận.

- Đảm bảo kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,

- Có cách viết giảng tạo, có cảm xúc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Đông Hải. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF