YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Chí Quốc

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập kiến thức, chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Chí Quốc. Tài liệu được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, giúp các em tự luyện tập làm đề. Chúc các em thi tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

NGÔ CHÍ QUỐC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 7

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).

Chọn câu trả lời đúng nhất. (mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1/ Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 2/ câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 3/ Lòng yêu thương con người

A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.

B. Hạ thấp giá trị con người.

C. Xuất phát từ tấm lòng, vô tư, trong sáng.

D. Làm những điều có hại cho người khác.

Câu 4/ Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 5/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6/ Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Một câu nhịn chín câu lành.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.

D. Anh em bất hòa.

Câu 8/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

A. góp phần làm phong phú truyền thống.

B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.

C. tự hào về truyền thống của gia đình.

D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.

Câu 9/ Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác.

D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 10/ “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm)

Câu 1/ (2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Tại sao học sinh cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo đã dạy mình?

Câu 2/ (1,0 điểm). Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

Câu 3/ (2,0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém.

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu

Đáp án

I. Trắc nghiệm. 5,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

C

B

C

A

D

D

D

II. Tự luận. 5,0 điểm

1

(2,0 đ)

* Khái niệm:

Tôn sư trọng đạo là:

+ Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi .

+ Coi trọng và làm theo những đạo lí thầy cô dạy bảo. Có hành động đền đáp công ơn thầy cô.

* Ý nghĩa:

Tôn sư trọng đạo sẽ:

- Giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội .

- Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy .

2

(1,0 đ)

- Đối với HS:

+ Chăm ngoan học giỏi,

+ Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ,

+ Yêu thương yêu anh chị em.

+ Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

3

(2,0 đ)

a. Nhận xét:

- Không tán thành việc làm của Tuấn.

-Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô.

b. Nếu là Tuấn em sẽ:

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn.

- Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập.

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGÔ CHÍ QUỐC- ĐỀ 02

Câu 1: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.

B. Mang tiền về cho bố mẹ.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 2: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết.

B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.

C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.

D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Câu 3: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.

D. Cả A,B, C.

Câu 4: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 5: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

Câu 6: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực.

D. Khiêm tốn.

Câu 7 : Biểu hiện của đức tính trung thực là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A,B, C.

Câu 8 : Biểu hiện của không trung thực là?

A. Giả vờ ốm để không phải đi học.

B. Nói dối mẹ để đi chơi game.

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. Cả A,B, C.

Câu 9: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?

A. Không nói leo trong giờ học.

B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đạp xe thật nhanh về nhà.

D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.

Câu 11 : Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 12: Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.

B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.

C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?

A. Lên án, tố cáo.

B. Làm theo.

C. Không quan tâm.

D. Nêu gương.

Câu 14: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?

A. V là người có lòng tự trọng.

B. V là người có lòng yêu thương mọi người.

C. D là người sống giản dị.

D. D là người trung thực.

Câu 15:Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 16: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?

A. D là người vô trách nhiệm.

B. D là người vô tâm.

C. D là người vô ơn.

D. D là người vô ý thức.

Câu 17 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A,B, C.

Câu 18 : Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?

A. Trách nhiệm.

B. Vô ơn.

C. Trung thành.

D. Ý thức.

Câu 19: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Tri ân các thầy cô giáo.

B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.

C. Tri ân học sinh.

D. Giúp đỡ học sinh.

Câu 20:Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 21: Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào ?

A. V là người trách nhiệm.

B. V là người giả tạo.

C. V là người vô ơn.

D. V là người tốt bụng.

Câu 22 : Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là?

A. Cùng nhau làm bài khó.

B. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.

C. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.

D. Cả A,B, C.

Câu 23 : Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?

A. Chia rẽ.

B. Vô ơn.

C. Trung thành.

D. Khoan dung.

Câu 24: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 25: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Nói với cô giáo để cô xử lí.

C. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.

D. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.

Câu 26:Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?

A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.

B. Tính chất của gia đình.

C. Mục đích của gia đình.

D. Đặc điểm của gia đình.

Câu 27: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không ?

A. Không vì con bị đi tù.

B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.

C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.

D. Cả A và B.

Câu 28 : Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

A. Bố mẹ yêu thương con cái.

B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.

C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.

D. Cả A,B, C.

Câu 29 : Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

A. Con cái đánh bố mẹ.

B. Bố mẹ ly thân.

C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

D. Cả A,B, C.

Câu 30: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A,B, C.

Câu 31: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

B. Phô trương cho mọi người biết .

C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.

D. Cả A và C.

Câu 32 : Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A,B, C.

Câu 33 : Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

D. Cả A,B, C.

Câu 34:Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 35: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương con cháu.

C. Giúp đỡ con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 36: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 37: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?

A.G là người tự tin.

B. G là người tự ti.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Câu 38 : Biểu hiện của tự tin là?

A. Không dựa dẫm vào người khác.

B. Không mặc cảm với hoàn cảnh, số phận.

C. Không mặc cảm với ngoại hình xấu.

D. Cả A,B, C.

Câu 39 : Biểu hiện của người không tự tin là?

A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo.

B. Không dám giơ tay phát biểu.

C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác.

D. Cả A,B, C.

Câu 40: Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?

A. Tự trọng.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Tự tin.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

D

21

D

31

D

2

D

12

D

22

D

31

D

3

D

13

A

23

A

33

D

4

D

14

B

24

D

44

B

5

D

15

A

25

D

35

A

6

C

16

C

26

A

36

C

7

D

17

D

27

D

37

A

8

D

18

B

28

D

38

D

9

D

19

A

29

D

39

D

10

A

20

C

30

D

40

D

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGÔ CHÍ QUỐC- ĐỀ 03

Câu 1: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?

A. Không nói leo trong giờ học.

B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

D. Cả A,B, C.

Câu 2: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đạp xe thật nhanh về nhà.

D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.

Câu 3 : Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.

B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.

C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 5: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?

A. Quy chế và cách ứng xử.

B. Nội quy và cách ứng xử.

C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

D. Quy tắc và cách ứng xử.

Câu 6: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?

A. Nội quy chung.

B. Quy tắc chung.

C. Quy chế chung.

D. Quy định chung.

Câu 7: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?

A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.

B. Tính Trung thực và thẳng thắn.

C. Tính răn đe và giáo dục.

D. Tính tuyên truyền và giáo dục.

Câu 8: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là?

A. Tự lập và tự trọng.

B. Khiêm tốn và thật thà.

C. Cần cù và tiết kiệm.

D. Trung thực và thẳng thắn.

Câu 9: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Lòng tự trọng.

D. Khiêm tốn.

Câu 10 : Biểu hiện của lòng tự trọng là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A,B, C.

Câu 11 : Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?

A. Đọc sai điểm để được điểm cao.

B. Không giữ đúng lời hứa.

C. Bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Cả A,B, C.

Câu 12: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?

A. Danh dự.

B. Uy tín.

C. Phẩm cách.

D. Phẩm giá.

Câu 13: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?

A. Thật thà.

B. Lòng tự trọng.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Câu 14 : Biểu hiện của đức tính trung thực là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A,B, C.

Câu 15 : Biểu hiện của không trung thực là?

A. Giả vờ ốm để không phải đi học.

B. Nói dối mẹ để đi chơi game.

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. Cả A,B, C.

Câu 16: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

Câu 17: Đối lập với trung thực là?

A. Giả dối.

B. Tiết kiệm.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Câu 18: Yêu thương con người là gì?

A. Quan tâm người khác.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.

D. Cả A,B, C.

Câu 19: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Mọi người kính nể và yêu quý.

C. Mọi người coi thường.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 20: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Lòng yêu thương mọi người.

B. Tinh thần đoàn kết.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng trung thành.

Câu 21: hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu 22: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 23: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?

A. D là người vô trách nhiệm.

B. D là người vô tâm.

C. D là người vô ơn.

D. D là người vô ý thức.

Câu 24 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A,B, C.

Câu 25: Sống đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Cả A,B, C.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

11

D

21

D

31

D

2

A

12

C

22

A

31

A

3

D

13

B

23

C

33

D

4

D

14

D

24

D

44

D

5

C

15

D

25

D

35

D

6

D

16

D

26

C

36

D

7

A

17

A

27

C

37

D

8

A

18

C

28

D

38

D

9

C

19

A

29

A

39

A

10

D

20

A

30

D

40

A

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGÔ CHÍ QUỐC- ĐỀ 04

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện lòng khoan dung?

A. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn.                          

B. Đỗ lỗi cho người khác.                           

C. Gợi ý giúp bạn sửa khuyết điểm.                      

D. Hay chê bai mọi người.

Câu 2. Rộng lòng tha thứ nghĩa là gì?

A. Giản dị.                               B. Tiết kiệm.                  

C. Cần cù.                                D. Khoan dung.

Câu 3. Theo em ý kiến nào dưới đây nói về khoan dung?

A. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.                 

B. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác trong mọi hoàn cảnh.                   

C. Người có lòng khoan dung là người cổ hủ, lạc hậu.             

D. Không cần thiết phải sống khoan dung vì những người đã mắc lỗi đều không biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

Câu 4. Biểu hiện không thể hiện lòng khoan dung?

A. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.

B. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.               

C. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.             

D. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. 

Câu 5. Danh ngôn “Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sửa được. Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắc” nói về đức tính gì?

A. Trung thực.                                   B. Chăm chỉ.                            

C. Giản dị.                                         D. Khoan dung.

Câu 6. Ý nghĩa của lòng khoan dung là? 

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có thể lợi dụng người khác để giúp họ đạt được mục đích.                      

B. Người khoan dung sẽ trở thành người nhu nhược.               

C. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.     

D. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau đơn giản hơn, dù có làm gì sai cũng sẽ được tha thứ.

Câu 7. Là một học sinh THCS, em cần làm gì để rèn luyện đức tính khoan dung?

A. Chỉ cần tốt với bạn bè, không cần chăm chỉ học và thực hiện nội quy nhà trường vì nếu vi phạm thì xin các bạn bao che để không ảnh hưởng kết quả của lớp.                  

B. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.    

C. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, tha thứ mọi lỗi lầm của người khác.           

D. Bằng mọi cách để đạt điểm cao trong các kì thi, đạt học sinh giỏi để mọi người kính trọng mình.

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.

B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.                   

C. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.                  

D. Anh em bất hòa.        

Câu 9. Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người cần làm gì?

A. Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị.                            

B. Không cần quan tâm giáo dục con, để con tự phát triển.                          

C. Vợ chồng bất hòa, không chung thủy.                        

D. Lối sống thực dụng, quan niệm lạc hậu.

Câu 10. Theo em công việc trong gia đình là nhiệm vụ của ai?

A. Của cha và mẹ.                             

B. Của mẹ và con gái.              

C. Của cha và con trai.                                

D. Của tất cả mọi thành viên trong gia đình.

Câu 11. Gia đình văn hóa là gì?

A. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ và nhất định phải giàu có.                   

B. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.              

C. Gia đình có đông con, con cái quan tâm, chăm sóc tốt cho cha mẹ lúc già yếu. 

D. Gia đình luôn thể hiện ra bên ngoài là đoàn kết với xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân với cộng đồng còn trong gia đình thế nào cũng được.

Câu 12. Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

A. Chăm ngoan, học giỏi, làm tốt bổn phận với gia đình, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.    

B. Chỉ cần học thật giỏi để bố mẹ tự hào với mọi người.          

C. Kiếm được nhiều tiền đưa cho bố mẹ.               

D. Làm tất cả việc nhà để bố mẹ có thời gian đi làm.

Câu 13. Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa?

A. Giúp cho làng xóm được xếp hạng cao trong xã.        

B. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.                     

C. Tăng thêm thu nhập của gia đình, các thành viên được sống sung sướng.                             

D. Góp phần tạo sự bình đẳng giữa các gia đình, không có gia đình giàu và không có gia đình nghèo.

Câu 14. Ý kiến nào không đúng về gia đình văn hóa?

A. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình.                                    

B. Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, yêu thương chăm sóc nhau.           

C. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình, không cần quan tâm ai cả.

D. Mọi thành viên trong gia đình sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội.

Câu 15. Gia đình Hòa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.                      

B. Yêu thương con cháu.                             

C. Giúp đỡ con cháu.                         

D. Quan tâm con cháu.

Câu 16. Ý nghĩa của kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Giúp bản thân và gia đình ngày càng giàu có, hưởng thụ cuộc sống đầy đủ vật chất.

B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.               

C. Thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, làm gia đình nổi tiếng.           

D. Loại bỏ sự lạc hậu của các truyền thống, làm mới cuộc sống.         

Câu 17. Câu tục ngữ nào nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.                             

B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.                             

C. Giấy rách phải giữ lấy lề.                         

D. Một nắm khi đói bằng một gói khi no.

Câu 18. Theo em, để kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần làm gì?

A. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những điều đã lạc hậu.                                

B. Trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải kiếm thật nhiều tiền để cho gia đình, dòng họ quý trọng.               

C. Khoe khoang về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ với tất cả mọi người để họ nể sợ.

D. Trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

B

D

C

B

C

A

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

B

C

A

B

C

D

B

A

B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a. Biện pháp đúng: truy bài, giảng lại kiến thức khó, hướng dẫn bạn làm bài tập về nhà. Vì làm như vậy là giúp đỡ nhau, cùng nhau ôn tập để đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra.  

b. Biện pháp sai: chỉ bài nhau trong lúc kiểm tra. Vì làm như vậy là gian dối với thầy cô, hại bạn, vi phạm nội quy nhà trường.  

3 điểm

 

2

a. Câu tục ngữ trên nói về sự tự tin.

b.

- Tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện sự mạnh dạn tự tin

- Trau dồi kiến thức 

- Suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không hoang mang dao động

- Vững tin ở bản thân, dám nghĩ, dám làm

2 điểm

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGÔ CHÍ QUỐC- ĐỀ 05

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Bỏ qua tất cả khuyết điểm của bạn vì thương bạn.

B. Tỏ vẻ khó chịu khi thấy người khác có thói quen, sở thích khác mình.

C. Nhẹ nhàng nhắc nhở khi bạn làm điều gì không đúng.

D. Khi bạn mắc khuyết điểm thì phê bình gay gắt.

Câu 2. Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Lan là người như thế nào?

A. Giản dị.                               

B. Tiết kiệm.                  

C. Cần cù.                                

D. Không có lòng khoan dung.

Câu 3. Theo em ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về khoan dung?

A. Khoan dung giúp cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.              

B. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn.          

C. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.                   

D. Khoan dung chỉ nên đối với những người thân thiết, có quan hệ họ hàng với mình.

Câu 4. Theo em, vì sao mỗi chúng ta cần có lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người?

A. Khi mọi người biết bỏ qua lỗi lầm của người khác thì đến lượt mình cũng sẽ được mọi người bỏ qua dù là lỗi lầm có hậu quả lớn.

B. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa người với người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.               

C. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng từ đó sẽ lợi dụng được người khác.            

D. Nhờ có lòng khoan dung xã hội sẽ không còn người xấu, mọi người sẽ sống trong yên bình.  

Câu 5. Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về đức tính gì?

A. Khoan dung.                                 

B. Chăm chỉ.                            

C. Giản dị.                                         

D. Trung thực.

Câu 6. Hành vi không thể hiện lòng khoan dung là? 

A. Sơn đang lấy xe đạp ở nhà xe thì bị một em lớp dưới xô vào làm Sơn ngã. Sơn đứng dậy và hỏi han xem em nhỏ có bị sao không rồi dặn em lần sau phải cẩn thận hơn.                          

B. Huệ thấy Hoa mới mua dép đẹp nên Huệ đi nói xấu với bạn bè là Hoa điệu đà. Hoa biết chuyện nên đã nói chuyện riêng với Huệ để Huệ hiểu dép cũ của Hoa bị hỏng nên Hoa mới phải mua dép mới.                 

C. Hùng ngồi bàn trước hay rung đùi và tựa lưng vào bàn của Huy, Huy bực mình lấy mực bôi vào mép bàn khiến áo trắng của Hùng bị vấy mực.                                

D. Trung cho Trúc mượn tẩy nhưng Trúc không may làm mất. Trúc đã xin lỗi Trung và Trung chấp nhận tha thứ cho Trúc.

Câu 7. Để rèn luyện đức tính khoan dung, cần tránh điều gì sau đây?

A. Bằng mọi cách để đạt điểm cao trong các kì thi, đạt học sinh giỏi để nếu vi phạm thì xin các bạn bao che để không ảnh hưởng kết quả của lớp.              

B. Trước khuyết điểm của người khác, tùy mức độ, có thể tha thứ hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục.

C. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.    

D. Lắng nghe ý kiến và hiểu người khác.

Câu 8. Ý kiến nào đúng về xây dựng gia đình văn hóa?

A. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.          

B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.    

C. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.         

D. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.           

Câu 9. Vì sao con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình?

A. Vì sau này khi cha mẹ già yếu, con cái sẽ nuôi cha mẹ.                           

B. Vì con cái được tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, hiện đại hơn cha mẹ.                       

C. Vì con cái cũng là thành viên trong gia đình, cũng có trách nhiệm đối với gia đình mình.                           

D. Vì cha mẹ bận rộn, không ở nhà nhiều như con cái.

Câu 10. Theo em, gia đình nào là gia đình văn hóa?

A. Gia đình giàu có, vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.

B. Gia đình giàu có, vợ chồng không chung thủy, không yêu thương, không giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.

C. Gia đình đông con, nghèo túng.                                 

D. Gia đình giàu có nhưng thiếu nền nếp gia phong.

Câu 11. Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá mỗi người cần làm gì?

A. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.              

B. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, còn nghĩa vụ công dân ngoài xã hội thì không cần quan tâm.          

C. Bằng mọi cách làm giàu cho gia đình.               

D. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; nếu gia đình giàu có thì có thể tham gia những thú vui thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội.

Câu 12. Để có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình, các thành viên cần làm gì?

A. Con cái phải nghe theo mọi lời nó của cha mẹ, không được phản đối cha mẹ.  

B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai.                  

C. Con cái phải kiếm được nhiều tiền đưa cho bố mẹ.              

D. Nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

D

B

A

C

A

B

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

C

B

C

A

B

D

A

C

B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Không đồng ý.

- Bởi vì không phải bất cứ sự chung sức, giúp đỡ nào cũng là đoàn kết, tương trợ. Nếu chung sức để làm điều xấu xa thì người ta gọi đó là sự lôi kéo, kết bè, kết đảng đáng bị phê phán và lên án… Ở trường hợp này, giữa các bạn lớp 7A không chỉ lôi bè kết cánh mà còn vi phạm nội quy, kỉ luật và đạo đức của học sinh… 

3 điểm

2

- Không đồng ý. 

- Vì suy nghĩ và việc làm của Đức cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tinh thần hăng hài tham gia các hoạt động chung của tập thể…

2 điểm

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Chí Quốc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON