YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Tây có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Tây có đáp án được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT SƠN TÂY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

I/ Phần tự luận:

Câu 1. Nêu những điểm khác nhan cơ bản của phân bào nguyên nhiễm với phân bào giảm nhiễm?

Câu 2. Tóm tắc quá trình xâm nhiễm của virus? Vì sao virus chỉ tồn tại ký sinh trên tế bào vật chủ?

 II/ Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Năng lượng được tích lũy trong tế bào những dạng nào?

A/ Dạng nhiệt năng

B/ Dạng điện năng

C/ Dạng quang năng

D/ Dạng hóa năng ATP.

Câu 2. Chuyển hóa vật chất trong tế bào là:

A/ biến chất này thành chất khác

B/ quá trình tổng hợp hay phân giải các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng

C/ Chuyển cơ năng thành điện năng

D/ chuyển quang năng thành hóa năng

Câu 3. Enzim được hiểu là:

A/ chất xúc tác cho phản ứng hóa học

B/ là cơ chất tham gia phản ứng sinh học để tạo ra sản phẩm

C/ là chất xúc tác cho phản ứng hóa sinh, diễn ra trong điều kiện bình thường cơ thể sinh vật chấp nhận được

D/ chất xúc tác mạnh

Câu 4: En zim khi tham gia xúc tác có đi vào tạo thành sản phẩm không?

A/ Có

B/ Không tạo bất kỳ sản phẩm trung gian nào

C/ Có tham gia và không tái tạo được.

D/ Chỉ làm nhiệm vụ xúc tác để tạo phức hợp trung gian

Câu 5. Tại sao khi lên men rượu người ta phải đợi cho cơ chất (nguyên liệu chín) nguội đến 35 đến 40 độ C?

A/ Vì en zim chỉ thích ở nhiệt độ ấy

B/ Vì em zin không thể hoạt động ở nhiệt độ dưới 30 độ C

C/ Vì tránh hiện tượng sinh ra sản phẩm lạ

D Vì en zim dễ biến tính, mất hoạt tính khi nhiệt độ cao

Câu 6. Khi lên men rượu ta có thể dùng đồng thời nhiều loại en zim bất kỳ không?

A/ Có thể

B/ Không thể

C/ Dùng nhiều loại em zim có đối kháng nhau

D/ Dùng nhiều loại em zin có thứ tự, cùng xúc tác chuỗi phản ứng để sinh ra sản phẩm cuối cùng mà ta cần

Câu 7. Tại sao phải cho muối ăn 5% vào lu (hủ) khi muối dưa chua đã đạt độ chín (đủ chua)?

A/ Vì cho muối ăn vào để mặn làm ngon sản phẩm

B/ Vì muối ăn cũng là en zim

C/ Vì  muối ăn là chất ức chế

D/ Vì dưa chua quá lạt

Câu 8. Hô hấp tế bào có giống quá trình đốt cháy chất hữu cơ trong không khí không?

A/Hoàn toàn tương tự

B/ Khác nhau rất nhiều về bản chất

C/ Không có sự thâm za của en zim

D/ Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng

Câu 9. Năng lượng được tạo ở quá trình hô hấp tế bào là dạng :

A/ dạng nhiệt năng

B/ dạng cơ năng

C/ dạng thế năng

D/ dạng hóa năng ATP

Câu 10. Chuỗi vận chuyển electron trong quá trình hô hấp được hiểu:

A/ tương tự như electron đang chạy trong dây dẫn kim loại

B/ là sự cho nhân giữa các chất tham gia các phản ứng oxy hóa khử

C/ chuyện động theo chiều chênh lẹch hiệu điện thế

D/ là bản chất thay đổi tính ôxy hoa khử của các chất vận chuyển như: NADH, NAD+, FAD+, FADH2)

Câu 11. Quang hợp gồm các pha:

A/ pha sáng

B/ pha sáng không cần ánh sáng

C/ pha sáng quang phân ly nước

D/ pha sáng và pha tối

Câu 12. Tại sao các cây họ xương rồng lại được gọi là thực vật CAM- C3?

A/ Vì  xương rồng không có là

B/ Vì  khả năng chịu đựng nắng hạn

C/ Vì  nó ít tạo ra lượng đường

D/ Vì  đa số sản phẩm quang hợp được tạo ra đầu tiên hầu hết là chất hữu cơ có ba cacbon

Câu 13. Oxy được sinh ra từ quá trình quang hợp từ hợp chất nào?

A/ Từ quá tách ôxy trong CO2

B/ Từ quá trình tách ôxy từ phân tử nước

C/ từ quá trình hô hấp nội bào sinh ra

D/ từ các hoạt động sinh lý khác

Câu 14. Pha tối quang hợp không cần ánh sáng vì:

A/Vì không cần năng lượng

B/ Vì không cần thải CO2

C/ Vì  chỉ sử dụng năng lượng từ pha sáng chuyển sang

D/ vì chỉ dùng en zim để tổng hợp các chất

Câu 15. Nguyên phân được hiểu đúng là:

A/ Phân đôi tế bào

B/ phân bào mà kết quả tế bào mới được sinh ra giống như tế bào ban đầu về chất lượng sống lượng nhiễm sắc thể

C/ không có hoạt động nhân lên nhiễm sắc thể

D/ hình thức phân bào đơn giản nhất

Câu 16. Tai sao tê bào được coi là một đơn vị sống toàn vẹn?

A/ Vì tế bào chứa đủ vật chất di truyền của loài

B/ Vì tế có khả năng tái sinh

C/ Vì tế bào phát sinh giao tử đơn bội

D/ Vì tế bào có khả năng hình thành mô

Câu 17. Giảm phân được hiểu đúng là:

A/ phân bào bị giảm đi số lượng

B/ số lượng tế bào được sinh ra bị giảm số lượng

C/ vì tế bào giao tử được hình thành có số lượng NST đơn bội (n)

D/ vì chỉ có ở phát sinh bào tử

Câu 18. Quá trình giảm phân có mấy lần nhân lên nhiễm sắc thể?

A/ Có 1 lần, ở lần phân bào thứ I

D/ Có 2 lần

C/ Có 4 lần

D/ Có 5 lần tương ứng với 5 kỳ phần bào

Câu 19. Giảm phân là một quá trình chỉ diễn ra

A/ tế bào rễ của thực vật sinh sản bằng rễ – củ

B/ ở tế bào lá của thực vật sinh sản bằng lá

C/ ở túi bào tử đối với dương xỉ

D/ ở tế bào sinh sản của sinh vật sinh sản hữu tính.

Câu 20. Môi trường sống của vi sinh vật ít phổ biến phổ biến là:

A/ môi trường tự nhiên

B/ môt trường nhân tạo

C/ môi trường bán nhân tạo

D/ môi trường sinh vật

Câu 21. Các kiểu dinh dưỡng thường được căn cứ trên các yếu tố nào sau đây:

A/ Nguồn  gốc các bon và năng lượng cung cấp cho VSV

B/ Chất các bon lấy từ đâu

C/ Năng lượng cung cấp có nguồn từ đâu

D/ Môi trường sống của vi sinh vật

Câu 22. Nấm men dùng lên men rượu là sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng nào/

A/ Hóa tự dưỡng

B/ Hóa dị dưỡng

C/ Quang dị dưỡng

D/ Quang tự dưỡng

Câu 23. Phân giải của vi sinh vật có bản chất giống những quá trình nào dưới đây?

A/ Đốt cháy chất hữu cơ trong không khí

B/ Tiêu hóa của động vật bật cao

C/ Hô hấp nội bào

D/ Phản ứng hóa học

Câu 24. Các loài vi sinh vật sống trong đất sử dụng năng lượng từ nguồn nào cung cấp?

A/ từ ánh sáng mặt trời

B/ từ nguồn các bon tự tổng hợp

C/ từ phản ứng do chúng tự chuyển hóa các chất

D/ từ các chất CO2 và CH4 có trong đất

Câu 25. Nhận định nào sau đây là đúng?

A/ Hầu hết vi sinh vật đều có hại

B/ Hầu hết là có lợi

C/ Một số có lợi và một số có hại

D/ Không có lợi vì chúng sống ký sinh

Câu 26. Phân hữu cơ vi sinh là:

A/ muôi cấy VSV để làm phân

B/ nuôi cấy vi sinh vật có ích để chế biến phân hữu cơ

C/ dùng xác vi sinh vật để làm phân

D/ nuôi cấy vi sinh vật để diệt trừ sâu hại

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A/ Vi rus là sinh vật sống có cấu tạo đơn bào

B/ Vi rus là vật chất sống ký sinh, chưa có cấu tạo tế bào

C/ Vi rus là sinh vật sống tự do gây bệnh

D/ Vi rus là vi khuẩn siêu nhỏ

Câu 28. Tại sao vi rus là đối tượng nguy hiểm?

A/ vì virus rất nhỏ khó phát hiện

B/ vì virus chỉ nhân lên khi đã vào trong tế bào vật chủ

C/ vì khả năng tồn tại của virus trong môi trường rất nhiều 

D/ vì  con người chưa hiểu biết đầy đủ về nó.

ĐÁP ÁN

I. Tự luận

Câu 1.

* khác nhau về nguyên lý:

+ Hình thức phân bào ở tế bào sinh dưỡng;

+ Nhân lên và phân chi nhiễm sắc thể, sau đó tiến hành phân chia tế bào;

+ Quá trình chỉ diễn ra 1 lần nhân lên NST và 1 lần phân chia tế bào;

+ Thời gian diễn ra ngắn,  được tiến hành liên tục trong chu kỳ sinh trưởng của cơ thể sinh vật.

- Hình thức phân bào phát sinh giao tử ở tế bào sinh sản ( sinh dục);

- Quá trình gồm 1 lân nhân lên nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào;

- Thời gian kéo dài hơn, chỉ diễn ra ở giai đoạn chín của tế bào sinh dục mẹ.

* khác nhau về kết quả:

+ Nguyên phân giúp cơ thể tăng lên về số lượng tế bào theo công thức (a x 2 k) tế bào mới.

+ Về vật chất di truyền đảm bảo sự bảo toàn về số lượng và chất lương NST trong tế bào con (2n).

- Giảm phân tạo ra giao tử, để hình thành giao tử đực hoặc giao tử cái (trứng – noãng; tinh trùng – hạt phấn) cho sinh sản hữu tính.

- Tạo ra giao tử đơn bội 1(n), khác nhau về chất lượng NST (tạo ra nhiều kiểu giao tử khác nhau (2n) kiểu giao tử (n là số nhiễm sắc thể đơn của tế bào mẹ);

- Mỗi tế bào sinh dục khi đã trải qua giảm phân chỉ 1 lần, tạo ra 1 trứng (noãng) hoặc 4 tinh tử đực.

Câu 2.

- Tiếp xúc > Xâm nhập > nhân lên> phát tán.

- Toàn bộ quá trình đều diễn ra trong tế bào vật chủ, lấy vật chất trong tế bào chủ để xây dựng lõi và vỏ cho virus

- Do đặc tính này mà virus phải ký sinh bắt buộc, dễ biến đổi cấu trúc gen, là tính chất nguy hiểm đối với rirus độc hại!

II. Trắc nghiệm

1D

2B

3C

4D

5D

6D

7C

8B

9D

10D

11D

12D

13B

14C

15B

16A

17C

18A

19D

20B

21A

22B

23C

24C

25C

26B

27B

28B

 

 

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT SƠN TÂY- ĐỀ 02

Câu 1: Thể đột biến là gì?

A. Cá thể mang đồng thời nhiều đột biến

B. Quần thể có nhiều cá thể mang đột biến

C. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình

D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình

Câu 2: Một gen dài 3621 A0, có X = 30 % tổng số nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit tự do mỗi loại  môi trường cung cấp khi gen nhân đôi liên tiếp 4 đợt?

A. A = T = 6390; G = X = 9585                         B. A = T = 2982; G = X = 4473

C. A = T = 2556; G = X = 3834                         D. A = T = 5964; G = X = 8946

Câu 3: Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ  giữa các nuclêôtit A:T:G:X = 1:3:4:2. Gen chứa 1560 liên kết hiđrô. Xác định chiều dài của gen?

A. 3060 A0                     B. 4080 A0                     C. 2550 A0                     D. 2040 A0

Câu 4: Một gen tiến hành phiên mã 6 lần và đã sử dụng của  môi trường 9000 nuclêôtit  tự do. Số chu kỳ xoắn của gen nói trên là:

A. 90                               B. 180                             C. 150                             D. 75

Câu 5: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là:

A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

B. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axitamin

C. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 loại axitamin

Câu 6: Một gen cấu trúc tiến hành phiên mã liên tiếp 5 lần tạo ra số phân tử mARN là?

A. 5                                 B. 25                               C. 15                               D. 10

Câu 7: Một tế bào sinh dưỡng 2n=8, sau 3 lần nguyên phân liên tiếp môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể là?

A. 54                               B. 56                               C. 60                               D. 64

Câu 8: Hợp chất nào sau đây có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Prôtêin                       B. Mônôsaccarit           C. Phênol                       D. Pôlisaccarit

Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?

A. Từ cả 2 mạch                                                   

B. Khi thì mạch gốc khi thì mạch bổ sung

C. Từ mạch bổ sung                                            

D. Từ mạch mang mã gốc

Câu 10: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong  nguyên phân ?

A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa                  

B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối

C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối                  

D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-30 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT SƠN TÂY- ĐỀ 03

Câu 1:

a. Nêu diễn biến quá trình nguyên phân và kết quả.

b. So sánh sự phân chia tế bào chất trong nguyên phân ở tế bào thực vật và tế bào động vật.

Câu 2:

a. Kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng có nguồn năng lượng và cacbon là gì, lấy một ví dụ về sinh vật có kiểu dinh dưỡng đó?

b. Trong thí nghiệm lên men rượu từ đường lactozơ thì ống nghiệm chứa nước đường có bổ sung bánh men rượu sau một thời gian có mùi rượu và bọt khí nổi lên còn ống đối chứng chứa nước cất có bánh men thì lại không có hiện tượng trên. Giải thích?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

1

 

 

 

a

a. Diến biến quá trình nguyên phân:

- Kì đầu: các NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con dần biến mất.

- Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Kì sau: các NST kép tách tâm động thành 2 nhóm NST đơn giống hệt nhau và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.

- Kì cuối: các NST đơn trở về dạng sợi mảnh.

Kết quả tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

b

b.  so sánh phân chia tế bào chất:

- Tế bào thực vật: có thành xenlulozơ nên tế bào mẹ hình thành vách ngăn ở giữa tế bào chia tế bào chất của tế bào mẹ thành hai tế bào con.

- Tế bào động vật: không có thành xenlulozơ nên tế bào mẹ hình thành eo thắt chia tế bào chất của tế bào mẹ thành hai tế bào con.

2.

 

 

 

a

Kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng có nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon CO­2.

Ví dụ: thực vật,…

b

- Ống nghiệm thí nghiệm: nấm men đã chuyển hóa đường thành rượu etylic và giải phóng CO­2.

- Ống đối chứng chứa nước cất nên không có quá trình lên men --> không có mùi rượu, không có bọt khí.

3

 

 

 

a

Đặc điểm các giai đoạn sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:

- Pha tiềm phát: Số lượng tế bào không đổi, vi khuẩn thích nghi với môi trường.

- Pha luỹ thừa: Vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quần thề trao đổi chất mạnh nhất.

- Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng, trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi, kích thước tế bào nhỏ hơn pha log.

- Pha suy vong : Số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới tạo thành.

b

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục trải qua 2 pha đó là pha tiềm phát và lũy thừa, vì bổ sung liên tục chất dinh dưỡng nên không có pha cân bằng và suy vong.

4

 

 

 

a

- Số lần phân đôi: 2 x 24 x 2 = 96.

- Số tế bào sau 2 ngày: 500 x 296

b

- Số tế bào con tạo ra: 50 x 27 = 6400 (tế bào).

- Số tinh trùng tạo ra = 6400 x 4 x 0,1 = 2560 (tinh trùng).

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT SƠN TÂY- ĐỀ 04

Câu 1: Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào được chia thành những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của kì trung gian?

Câu 2: Nêu đặc điểm của giảm phân I?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào

- Chu kì tế bào được chia thành hai giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân

- Giai đoạn trung gin gồm 3 pha:

+ Pha G1: là giai đoạn tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng

+ Pha S:  là giai đoạn các NST nhân đôi

+ Pha G2: là giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân bào

Câu 2: Đặc điểm giảm phân I:

- Kì đầu I: Các NST kép bắt đầu co xoắn lại. Các NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn cromatic cho nhau gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Thoi phân bào dần hình thành và một số sợi thoi cũng dính vào tâm động NST. Màng nhân và nhân và nhân con dần tiêu biến

- Kì giữa I: Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của 1 NST trong cặp tương đồng.

- Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng sẽ trượt trên tơ vô sắc về 1 cực của tế bào

- Kì cuối I: NST dãn xoắn, màng nhân nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc biến mất

Câu 3: Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng:

- Nguồn năng lượng:

+ Quang tự dưỡng là ánh sáng

+ Hóa dị dưỡng là chất hữu cơ

- Nguồn carbon chủ yếu:

+ Quang tự dưỡng là CO2

+ Hóa dị dưỡng là chất hữu cơ

Câu 4:

Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật tự hủy ở pha suy vong vì: chất dinh dưỡng không được bổ sung và không lấy đi các chất thải gây hại

Trong môi trường nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra vì: chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên và các chất thải gây độc được lấy ra.

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT SƠN TÂY- ĐỀ 05

Câu 1. Khi nói về chu trình Canvin của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Giai đoạn khử đã chuyển hóa chất APG thành AlPG.

(2). Giai đoạn tái tạo chất nhận đã chuyển hóa AlPG thành Ri1,5diP.

(3). Không có ánh sáng thì vẫn chuyển hóa Ri1,5DiP thành APG.

(4). Không có NADPH thì không xảy ra giai đoạn khử.

   A. 4.                                   B. 1.                                    C. 2.                                   D. 3.

Câu 2. Trong quá trình muối dưa chua, môi trường nuôi cấy vi khuẩn lactic thuộc loại môi trường

   A. tổng hợp.                      B. tự nhiên.

   C. bán tổng hợp.               D. môi trường thí nghiệm.

Câu 3. Tế bào thuộc các mô khác nhau có thời gian chu kì tế bào khác nhau. Sự khác nhau về thời gian của chu kì tế bào chủ yếu phụ thuộc vào thời gian của

   A. pha G2.                         B. pha S.                             C. quá trình nguyên phân.       D. pha G1.

Câu 4. Căn cứ vào đâu người ta chia vi sinh vật thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng?

   A. Nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.

   B. Nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn nitơ.

   C. Nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn hiđrô.

   D. Nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cung cấp cacbon hay hiđrô.

Câu 5. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu

   A. hóa dị dưỡng.               B. quang dị dưỡng.           C. quang tự dưỡng.          D. hóa tự dưỡng.

Câu 6. Hoạt động nào của nhiễm sắc thể trong nguyên phân đảm bảo số lượng nhiễm sắc thể trong hai tế bào con bằng nhau và bằng với mẹ?

(1) Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

(2) Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành 2 nhiễm sắc thể đơn.

(3) Nhiễm sắc thể tháo xoắn cực đại.

(4) Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.

   A. (1), (4).                         B. (1), (2).                          C. (3), (4).                         D. (1), (3).

Câu 7. Quá trình quang hợp cần đến bao nhiêu nhân tố sau đây?

(1). Ánh sáng.  (2). CO2.   (3). H2O.    (4). O2. (5). Bộ máy quang hợp.

   A. 3.                                   B. 5.                                    C. 2.                                   D. 4.

Câu 8. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là

   A. 16.                                 B. 64.                                  C. 128.                               D. 32.

Câu 9. Một tế bào có tổng số nhiễm sắc thể là 2n = 14 nguyên phân một lần, số tế bào con được tạo ra và số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con tương ứng là

   A. 2 và 14.                         B. 4 và 28.                         C. 2 và 28.                         D. 4 và 14.

Câu 10. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.

(2).  Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2.

(3). Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.

(4). Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.

   A. 2.                                   B. 3.                                    C. 1.                                   D. 4.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

A

2

C

3

D

4

A

5

A

6

B

7

D

8

C

9

A

10

B

11

D

12

A

13

D

14

B

15

D

16

A

17

C

18

D

19

C

20

D

21

A

22

C

23

D

24

C

25

B

26

B

27

D

28

A

29

A

30

D

---{Còn tiếp}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Tây có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF