YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi giữa Học kì 1 sắp đến. Chúc các em đạt được kết quả thật tốt của bài thi này nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: VẬT LÍ 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. ĐỀ SỐ 1

I/ Trắc nghiệm khách quan:

*Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Khi đặt một một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I . Hệ thức nào d­ưới đây biểu thị định luật Ôm

A. \(I = \frac{U}{R}\)                                                       C. \(I = \frac{R}{U}\)

B. \(R = \frac{U}{I}\)                                                      D. \(U = \frac{I}{R}\)

Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 3. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là

A. 3Ω.                                  B. 12Ω.                                      C.0,33Ω.                        D. 1,2Ω.

Câu 4. Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là :

A . 1,5 A                              B. 1A                                         C. 0,8A                          D. 0,5A

Câu  5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm

 A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

B. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.

C. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.

D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

Câu 6. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1,l2 . Điện trở tương ứng của chúng thỏa  mãn điều kiện:

A. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\).

B. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_2}}}{{{l_1}}}\)

C.  R1 .R2 =l1 .l2 .     D.  R1 .l1 = R2 .l2 .

Câu 7.  Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây       

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.

C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.         

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 8.Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu đây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp hai lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có có điện trở lớn gấp mấy lần so với dây thứ hai:

A. 8 lần

B. 10 lần

C. 4 lần

D. 16 lần

Câu 9. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện  S1 = 0.5mm2 và  R1  =8,5 W .Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5W , có tiết diện S2 là :   

A.S2 = 0,33 mm2                                                      B. S2 = 0,5 mm

C. S2 = 15 mm2                                                            D. S2 = 0,033 mm2.

Câu  10.Hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật  liệu, có cùng chiều dài, có tiết diện lần lượt là S1,S2 ,diện  trở  tương ứng  của chúng thỏa điều kiện:

A. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_1}}}{{{S_2}}}\)

B. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)

C. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{S_1^2}}{{S_2^2}}\)

D. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{S_2^2}}{{S_1^2}}\)

 

Câu11. Cho mạch điện như hình vẽ:

Với: R1 = 15 ; R3 = R2 =10  

Điện trở tương đương của mạch.

A. 10        B. 15       C. 20       D. 35

Câu 12. Biến trở là một linh kiện :

A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch .

C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch .

D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch .

Câu 13. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ  thay đổi:

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở

B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn

C. Chiều dài dây dẫn có dòng điện chạy qua của biến trở

D. Nhiệt độ của biến trở

Câu 14. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở :

A. Ôm ( W)                   B.   Oát (W)               C.  Ampe (A)                   D. Vôn (V)

Câu 15. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:

A. Vật liệu làm dây dẫn.                                         B. Chiều dài của dây dẫn.

C. Tiết diện của dây dẫn.                                        D. Khối lượng của dây dẫn.

Câu 16. Trong các kim loại sau kim loại nào dẫn điện kém nhất.

 A. Đồng             B. Nhôm                         C. Vofram               D. Sắt

II/ Tự luận:

Câu 17: Phát biểu nội dung định luật Ôm. Viết hệ thức của định luật và nêu rõ ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.

Câu 18: Một dây dẫn bằng nikêlin  điện trở suất là 0,40. 10-6 m , có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.

1/ Tính điện trở của dây.

2/ Tính cường độ dòng điện qua dây.

Câu 19: Cho ba điện trở R1 = 6 ; R2 = 12 ; R3 = 16  được mắc với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V

1/ Vẽ sơ đồ 4  cách mắc 3 điện trở trên vào mạch

2/ Trường hợp đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song.Tính:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.

ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

B

B

B

A

A

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

B

C

B

C

A

D

D

II. Tự luận:

Câu

Đáp án

Câu 17

 

-  Nội dung định luật Ôm

Cường độ dòng điệnchạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, tỉ lệ nghịch với điện trở của dâ.

Biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)

Trong đó:

        I:

Cường độ dòng điện (A)

       R:

Điện trở của dây dẫn (W )

         U : Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây

Câu 18

Tóm tắt

l = 100m

S= 0,5 mm2 = 0,5. 10-6m2

\(\rho \)= 0,40. 10-6Wm

R=?

I=?

GIẢI

- Điện trở của dây:

\(R = \rho \frac{l}{S} = 0,{40.10^{ - 6}}\frac{{100}}{{0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 80(\Omega )\)

- Cường độ dòng điện qua dây:

\(I = \frac{U}{R} = \frac{{120}}{{80}} = 1,5(A)\)

Câu 19

a) Sơ đồ mạch điện : ( HS tự vẽ)

 b) R1//R2//R3

R1= 6W          R2= 12 W             R3= 16W             U= 2,4V

b1) R=?

b2) I? I1?  I2?  I3?

GIẢI

Điện trở tương đương của đoạn mạch

\(\begin{array}{l}
\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{R{}_2}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{16}} = \frac{5}{{16}}\\
 =  > R = 3,2\Omega 
\end{array}\)

Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở

\(\begin{array}{l}
I = \frac{U}{R} = \frac{{2,4}}{{3,2}} = 0,75(A)\\
{I_1} = {\frac{U}{R}_1} = \frac{{2,4}}{6} = 0,4(A)\\
{I_2} = \frac{U}{{{R_2}}} = \frac{{2,4}}{{12}} = 0,2(A)
\end{array}\)

I = I1+ I2+ I3 =>I3=  I- ( I1+ I2) = 0,75- 0,6 = 0,15(A)

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG - ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Điện trở của vật dẫn là đại lượng

A. Đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.

B. Tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật.

C. Đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.

D. Tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật.

Câu 2. Công thức nào sau đây không phải  là công thức tính công suất điện:

A. P = R.I2                B. P = U.I2                C. P =               D. P = U.I

Câu 3. Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào nếu tiết diện của nó tăng lên 4 lần:

A. Tăng lên 16 lần.                                          B. Giảm đi 16 lần.

C. Tăng lên 4 lần.                                            D. Giảm đi 4 lần.

Câu 4. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 5. Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Am pe kế.                                                   B. Vôn kế.

C. Công tơ điện.                                             D. Đồng hồ đo điện đa năng

Câu 6. Hai điện trở R1= 10  và R2= 15  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 1A. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 25

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 1A

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 25V

D.Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 10V

Câu 7.Trên bóng đèn có ghi 12V- 6W. Cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường là:

A. 0,5A                       B: 2A                         C: 3A                          D:  1A

Câu 8.Trong các biểu thức sau đây đâu là biểu thức cúa định luật Jun-Len Xơ

A. Q=I. .t            B.Q= .t          C.Q= .Rt            D.Q=I.R.

II. Tự luận

Câu 9. Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu của một bóng đèn có điện trở 110 . Tính cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn khi đó.

Câu 10. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.

 Biết: \({R_1} = {R_2} = 20\Omega ,{R_3} = 25\Omega \)

 Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB

Câu 11. Một bóng đèn có ghi 220V-110W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết rằng  mỗi ngày bóng đèn được thắp sáng trong 6 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) và số tiền điện phải trả,biết 1kw.h có giá 1400đ?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

D

D

C

D

A

C

 

II. Tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đáp án tự luận các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG - ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Một dây đồng có: l=100m; S= 1,7.10-6 m2;  =1,7.10-8 Wm thì điện trở  của dây là:

A. 1W                          B. 2W                          C. 3W                          D. 4W

Câu 2. Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất điện:

A. P = R.I2                  B. P = U.I2                  C. P =                   D. P = U.I

Câu 3. Định luật Jun - len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Nhiệt năng             B. Hoá năng    C. Cơ năng                  D. Quang năng        

Câu 4. Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Am pe kế.                                       B. Vôn kế.

C. Công tơ điện.                                 D. Đồng hồ đo điện đa năng

Câu 5. Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào nếu tiết diện của nó tăng lên 4 lần:

A. Tăng lên 16 lần.                              B. Giảm đi 16 lần.

C. Tăng lên 4 lần.                                            D. Giảm đi 4 lần.

Câu 6.Trong các biểu thức sau đây đâu là biểu thức cúa định luật Jun-Len Xơ

A. Q=I. .t                B. Q= .t                         C. Q= .Rt                D. Q=I.R.

Câu 7. Hai điện trở R1= 10  và R2= 15  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 1A. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 25

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 1A

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 25V

D.Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 10V

Câu 8. Biến trở dung để điều chỉnh

A.Hiệu điện thế trong mạch 

B. Cường độ dòng điện trong mạch      

C.Chiều dòng điện trong mạch

D. Nhiệt độ của biến trở trong mạch

II. Tự luận

Câu 9. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.

 Biết: \({R_1} = {R_2} = 20\Omega ,{R_3} = 25\Omega \)

 Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB

Câu 10. Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu của một bóng đèn có điện trở 110 . Tính cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn khi đó.

Câu 11. Một bóng đèn có ghi 220V-110W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết rằng  mỗi ngày bóng đèn được thắp sáng trong 6 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) và số tiền điện phải trả,biết 1kw.h có giá 1400đ?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

C

D

C

D

B

 

II. Tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đáp án tự luận các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG - ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật Ôm là:

A. \(I = \frac{R}{U}\)

B. R = U.I

C. \({\rm{I}} = \frac{{\rm{U}}}{{\rm{R}}}\)

D. \({\rm{U}} = \frac{{\rm{I}}}{{\rm{R}}}\)

Câu 2: Một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 15  và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,3A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?

A. 45V

B. 4,5V

C. 50V

D. 0,02V

Câu 3: Công thức nào sau đây cho phép xác định điện trở một dây dẫn hình trụ đồng chất?

A. R = \(rho \frac{l}{S}\)

B. R =\(\rho \frac{S}{l}\)

C. R = \(l\frac{S}{\rho }\)

D. R = \(S\frac{l}{\rho }\)

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ sau:                                         

    Khi dịch chyển con chạy C về phía N thì độ sáng của đèn thay đổi như thế nào?

A. Sáng mạnh lên

B. Sáng yếu đi

C. Không thay đổi

C. Có lúc sáng mạnh, có lúc sáng yếu

Câu 5: Số vôn và sè oát ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biÕt:

A. hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó khi hoạt động bình thường.

B. hiệu điện thế  đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó.

C. hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động.

D. số vôn và số oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.

Câu 6: Công của dòng điện không tính theo công thức nào?

A. \(A = U.I.t\)

B. \(A = \frac{{{U^2}}}{R}t\)

C. \(A = {I^2}.R.t\)

D. \(A = I.R.t\)

Câu 7: Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu?

A. 1584 kJ

B. 26400 J

C. 264000 J

D. 54450 kJ

Câu 8: Câu nào sau đây không phải là lợi ích khi tiết kiệm điện năng:

A. Giảm chi tiêu cho gia đình.

B. Các dụng cụ và thiết bị điện nhanh hỏng hơn.

C. Giúp các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.

D. Dành một phần điện năng cho sản xuất và xuất khẩu,...

Phần II. Tự luận

Câu 9:

a) Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

b) Cho hai điện trở R1 = 20Ω, R2 = 30Ω mắc nối tiếp. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

Câu 10: Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế bằng một dây dẫn dài thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu vẫn dùng dây loại đó nhưng rất ngắn thì đèn càng sáng mạnh hơn. Hãy giải thích tại sao?

Câu 11: Một dây dẫn bằng nikêlin có tiết diện đều, có điện trở suất ρ = 0,4.10-6Ω.m. Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu dây, ta đo được cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A.

a) Tính điện trở của dây.

b) Tính tiết diện của dây biết nó có chiều dài 5,5m.

Câu 12: Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C thì mất một thời gian 14phút 35giây.

a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K

b) Mỗi ngày đun sôi 5l nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng giá mỗi KW.h là 1500đ.

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

A

A

A

D

A

B

 

Phần II: Tự luận

---(Còn tiếp)--

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG - ĐỀ 05

 A –  Trắc nghiệm:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:  

A. R = U/I.                      B. I = U/R.                    C. I = R/U.                                 D. U = I.R.

Câu 2: Điện trở R = 8  mắc vào 2 điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:

A. 96A.                          B. 4A.                             C. A                                    D. 1,5A.  

Câu 3: Hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch  được tính bằng công thức:

A.  R =R1+R2

B.  R=  \(\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)        

C. \(Rt = \frac{{{R_1} + {R_2}}}{{{R_1}.{R_2}}}\)

D.  R = \(\frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Câu 4:  Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5W. Dây thứ hai có điện trở 10W . Chiều dài dây thứ hai là:   

A. 40cm .                        B.10cm .                      C. 20cm .                 D. 5 cm .

Câu 5: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?

A. Q = I.R.t                    B. Q = I.R².t               C. Q = I².R.t                                  D. Q = I².R².t

Câu 6: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80W  và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây là:

A. 200J.                      B. 300J.                          C. 400J.                                     D. 500J.

Câu 7: Dây dẫn có chiều dài  l, tiết  diện S và làm bằng chất có điện trở suất  r , thì có điện trở R  được tính bằng công thức .        

A. R = \(\rho \frac{S}{l}\).               B. R = \(\rho \frac{L}{S}\).

C. R = \(\frac{l}{{\rho .S}}\).            D. R  = \(\frac{S}{{\rho .l}}\).

Câu 8: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A. Công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là:       

A. 6J                            B. 60J                         C. 600J                                   D. 6000J

B – Tự luận 

Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ , trong đó điện trở  R1 = 5 Ω, R2 = 15 Ω, vôn kế chỉ 3 V.

            a/Tính RAB  và số chỉ của ampe kế A.

            b/Tính U­AB  và hiệu điện thế giữa hai đầu R1.

Bài 2: Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V, mỗi ngày bếp sử dụng 30 phút.

          a) Tính điện năng mà bếp tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày)?

          b) Nếu giá điện sinh hoạt  là 1750 đồng /1kWh, tính tiền điện phải trả trong 1 tháng.

    c) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 15 giây?

         d) Dùng bếp điện trên để đun sôi 2  lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu. Biết hiệu suất của bếp là 75%, nhiệt dung riêng của nước là c = 4 200J/kg.K.

ĐÁP ÁN

A –  TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

 

B

D

D

A

C

D

A

B

B – TỰ LUẬN

---(Còn tiếp)--

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON