YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Văn Ơn

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Văn Ơn dưới đây dược HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm đề và đáp án chi tiết nhằm giúp các em lớp 11 dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ, vận hội và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu, tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất là về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta đã cảnh báo và suốt hai thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua. Do đó, hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi bất cứ ai, cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân. “Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.”

Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (1,0 điểm)

Câu 2:  Giải thích khái niệm toàn cầu hóa trong văn cảnh trên? (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giải thích vì sao: “tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước” (2,0 điểm).

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Phân tích bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh/chị có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy nđộng kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài

Yêu cầu cụ thể

Câu 1.(1 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa: “Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽkhông thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân”

Câu 2.(1 điểm)

- Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng, mở rộng những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, thông tin ... giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Đó là xu thế tất yếu, một đòi hỏi chính đáng để xây dựng, phát triển mỗi quốc gia và giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại.

- Nó mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức cho các quốc gia.

Câu 3.(2 điểm)

Viết đoạn văn giải thích:

Hình thức: Viết đúng quy ước đoạn văn và số câu mà đề quy định.

Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của mình về lí do nhưng cần làm rõ:

- Tụt hậu: là chậm, kém phát triển, là thụt lùi, thua kém so với các nước khác. Nó biểu hiện ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng, giáo dục, công nghệ,...

- Độc lập, chủ quyền dân tộc: là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm mà bao thế hệ ông cha đã phải đánh đổi bằng xương máu để giành lại từ tay những kẻ xâm lược.

- Tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước, vì:

+ Chất lượng đời sống thấp làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, có thể gây bất ổn chính trị.

+ Không có sức mạnh kinh tế, kĩ thuật, quân sự,... sẽ không có đủ sức mạnh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch.

+ Có thể bị lệ thuộc, trở thành "sân sau" của các nước khác, từ kinh tế đến chính trị.

=> Nói cách khác, nếu không nỗ lực phát triển toàn diện đất nước, chúng ta sẽ trở thành một dân tộc nhược tiểu, nền độc lập và chủ quyền dân tộc sẽ bị đe dọa.

- Do vậy, mỗi công dân cần ý thức được trách nhiệm của mình: học tập, rèn luyện cả đức, tài, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù,... để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc

II. LÀM VĂN (6 điểm)

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

* Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

a. Phân tích 2 câu đề: Nỗi lòng cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình

-  Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

 Trơ cái hồng nhan với nước non”

+ Thời gian: đêm khuya

+ Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh

=> Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận về sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn:

+ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.

+ Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó gợi cho ta nghĩ đến một câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long thành hoài cổ (“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”).

- Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.” 

+ Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

+ Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

+ Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.

b. Phân tích 2 câu luận: Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

+ Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây".

+ Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người.

+ Kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh => Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá.

=> Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.

- Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:

“Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,

 Mảnh tình san sẻ tí con con.” 

+ "Ngán" là chán ngán, là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của con người.

+ Từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa chỉ tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với con người thì tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại.  Hai từ "lại" trong cụm từ "xuân đi xuân lại lại" cũng mang hai nghĩa khác nhau. Từ "lại" thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi, đó là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

+ Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp => Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.

* Suy nghĩ về cuộc sống người phụ nữ hiện nay

- Người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn người phụ nữ trong xã hội xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ.

- Người phụ nữ trong xã hội ngày nay: Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được những vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống. Họ là những công dân bình đẳng trong xã hội, không phải cam chịu số phận, sự sắp đặt của cha mẹ, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa. Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

* Kết luận.

2. Đề thi số 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

1) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)

2) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm)

3) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? ( 1 điểm)

Văn bản trên được trích trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

2.  Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do(vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan? ( 1 điểm)

Biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì đó là cách tốt nhất giúp ông thể hiện tài năng và thực hiện lí tưởng (trí quân trạch dân) của mình.

3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? ( 1 điểm)

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản:

- Liệt kê những danh vị, chức vụ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại tướng, Phủ doãn.

- Điệp từ “khi”

- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào của tác gỉa vì ông đã tạo dựng được một sự nghiệp lẫy lừng, hơn đời.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

a. Mở bài

 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.(0,5 điểm)

b. Thân bài

* Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ:

- Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai. (Học sinh phân tích hai câu đề và hai câu thực để thấy được công việc làm ăn nhọc nhằn, vất vả, đầy hiểm nguy và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đương để mưu sinh)

- Hình ảnh người phụ nữ với số kiếp vất vả và món nợ tình phải trả trong cuộc đời. (Học sinh phân tích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, thành ngữ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa để thấy được điều đó)

- Hình ảnh người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: Chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, trọn vẹn trách nhiệm làm vợ làm mẹ; cam chịu, chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết.(Học sinh phân tích các từ ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công…để thấy được đức hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú. (4 điểm)

* Nhận xét, đánh giá(2 điểm)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ  Câu 1 đến Câu 4:

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

Câu 1. (0.25 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

Câu 2. (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. (0.5 điểm): Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4.(0.25 điểm): Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”.

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

Câu 5. (0.25 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 6. (0.25 điểm): Xác định một biện pháp tu từ trong bốn dòng đầu của đoạn thơ?

Câu 7.(0.5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của tiếng Việt qua hai câu thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Câu 8.(0.5 điểm): Trước thực trạng đáng buồn là giới trẻ ngày nay đang làm cho tiếng Việt mất dần vẻ đẹp và sự trong sáng, anh chị hãy nêu ra ít nhất hai giải pháp cho vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Trả lời khoảng 5-7 dòng. 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí (0.25 điểm)

Câu 2:

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (mồ hôi rơi) (0.25 điểm)

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người (0.25 điểm)

Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nông dân, công nhân trong cuộc sống. (0.5 điểm)

Câu 4: Tiêu đề: Yêu Tổ quốc hoặc Tổ quốc của tôi (0.25 điểm)

Câu 5: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương (0.25 điểm)

Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh/ so sánh (Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa; mềm mại như tơ) hoặc biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (óng tre ngà và mềm mại như tơ) (0.25 điểm)

Câu 7: Hai câu thơ cho thấy tiếng Việt vừa mộc mạc, chân chất, khỏe khắn, gần gũi (như đất cày); vừa có sự lung linh, óng ả, thanh tao (óng tre ngà). Hai câu thơ thật đặc sắc, là một sự phát hiện, đúc kết của nhà thơ về vẻ đẹp phong phú, tinh tế và đậm bản sắc dân tộc của tiếng Việt (0.5 điểm)

Câu 8: Thí sinh trình bày giải pháp theo quan điểm riêng của mình, phải nêu ít nhất hai giải pháp.  Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục (0.5 điểm)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (3 điểm)

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóccẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế.Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm) 

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị,  cuộc  sống riêng không biết đến điều gì xảy ra  ở bên ngoài ngưỡng  cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng) (0,25 điểm)

II .LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I .ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận. 

Câu 2. (0,5 điểm)

Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3. (1 điểm)

Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóccẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…) 

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm,dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy. 

Câu 4. (1 điểm)

Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm 

của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I . ĐỌC HIỂU (3 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Xuất hiện trong buổi giao lưu “Hiến tạng – hạnh phúc chính là cho đi”, với tư cách khách mời, chị Thùy Dương đến sớm. Gương mặt người phụ nữ trẻ bình thản, sẵn sàng cho một buổi chuyện trò dài về cô con gái nhỏ và nghĩa của cao đẹp của cô bé.

Hải An mới 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu lan tỏa. giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân. Có thể với những đứa trẻ khác, câu chuyện chết thì đi hiến xác vì có nhiều người cần của bà ngoại chỉ là câu chuyện nghe lúc đấy rồi quên nhưng Hải An không quên, cô bé đã muốn hiến toàn bộ nội tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng bởi hình hài khác, nhưng vẫn là con theo cách đặc biệt nhất.

Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Hữu Hoàng  – giám đốc ngân hàng mắt bệnh viện mắt trung ương cho biết từ quyết định hiến giác mạc của Hải An đến nay đã có hơn 1300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng, rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người đã tâm sự với chị: em đã ăn chơi trác táng nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh em sẽ mang lại sự sống cho người khác.

Cuộc sống luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Hiện tại dẫu buồn bã, bi đát đến đâu, chỉ cần vững tin yêu thương suy nghĩ tích cực thế nào bạn cũng sẽ vượt qua. Câu chuyện của chị Dương và bé Hải An như những chấm son, đẹp như đóa hoa tô điểm cho đời, như những ngôi sao lấp lánh trong đêm để người ta thêm tin vào điều kỳ diệu và tình yêu trong cuộc sống. Giác mạc của bé Hải An không chỉ đem đến ánh sáng cho hai người mà trên hết đó là tình yêu, là cảm hứng của sự tử tế được lan truyền đến mọi người xung quanh”

1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản

2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Anh/chị hiểu như thế nào là “tận hiến”?

3. Theo tác giả, câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người như thế nào?

4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao?

II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau:

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phần phồng hơn mươi tháng, trong tin quan như trời hạn trông mưa;

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thỏi mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bỏng bong che trắng lốp, muôn tới ăn gan;

Ngày xem ống khỏi chạy đen xì, muốn ra cắn cổ

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói loài, đâu dung lũ treo dê bán chó

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ

Khá thương thay:

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh:

Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiếu mộ

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn:

Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố

Người cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi

Trong ta cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ

Chi nhọc quan quân gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vài, liều mình chẳng có

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I . ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

- Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Tận hiến là thái độ sống, cách ứng xử cao đẹp tạo nên từ sự tự nguyện dâng hiến tất cả, vật chất và tinh thần, sự sống và cái chết cho cuộc đời.

Câu 3: (1 điểm)

- Theo tác giả câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người:

+ Đã có hàng trăm người đăng kí hiến tặng giác mạc trong đó có mẹ cô bé Hải An

+ Có những người đã thay đổi cách sống của họ, đã  biết quý trọng bản thân.

+ Cảm hứng từ những điều tử tế được lan truyền đến mọi người.

Câu 4: (1 điểm)

- Đồng tình

- Lí giải:

+ Cho đi là trao yêu thương, dành sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ với người khác.

+ Khi cho đi ta sẽ đem hạnh phúc cho người khác và cho chính bản thân mình.

+ Khi cho đi mọi người sẽ sống lương thiện, vị tha, nhân ái, cao thượng hơn

+ Khi cho đi, ta sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho chính mình.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Văn Ơn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON