Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Hà Huy Giáp được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn 11, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT HÀ HUY GIÁP |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
1. Đề thi số 1
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau
Chiếc lá không bao giờ nghĩ rằng nó có thể trả hết nợ ân tình của cây, dù nó đã hết lòng hấp thụ ánh nắng mặt trời để khổ công tinh chế nhựa thô thành nhựa luyện nuôi cây. Vì chiếc lá đã quan sát và thấy được sự thật là nó chưa bao giờ ngừng tiếp nhận tình thương yêu của cây. Dù cây có già cỗi nhưng cây vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá. Giả sử chiếc lá có trả được ân tình của cây thì nó cũng không thể nào trả hết được ân tình của mặt trời, gió, nước, chất khoáng, phân hữu cơ, côn trùng và cả vạn vật xung quanh. Tất cả những yếu tố ấy có vẻ như nằm ngoài chiếc lá, nhưng chúng vẫn đang từng giờ từng phút nuôi dưỡng chiếc lá.Chiếc lá chỉ còn cách sống sao cho trọn kiếp sống, sống cho thật dễ thương và làm tốt trách nhiệm của mình. Ta có khác gì chiếc lá đâu. Ta cũng không bao giờ trả nổi những ân tình mà cuộc đời này đã trao tặng cho ta, bằng trực tiếp hay gián tiếp. Vậy tại sao ta cứ mãi than phiền và đòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đời cần gì nơi ta ?
(Hiểu về trái tim – Tác giả Minh Niệm, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2018)
Trả lời các câu hỏi :
Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2.(0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn sau : Dù cây có già cỗi nhưng cây vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá.
Câu 3.(1,0 điểm) Theo tác giả, ta giống chiếc lá ở những điểm nào ?
Câu 4.(1,0 điểm) Anh/Chị sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào ?
Vậy tại sao ta cứ mãi than phiền và đòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đời cần gì nơi ta ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình – Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. Phần đọc hiểu: (3 điểm)
Câu 1. Phương thức nghị luận
Câu 2. Nhân hóa
Câu 3. Học sinh trả lời đúng 2 trong 3 ý sau
- Con người luôn nợ những ân tình của cuộc đời.
- Ta cũng không bao giờ trả nối những ân tình mà cuộc đời này đã trao tặng cho ta, băng trực tiếp hay gián tiếp
- Mỗi người hãy cố gắng hoàn thành thật tốt trách nhiệm của mình
Câu 4. Học sinh trả lời theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ ý cơ bản
- Lòng biết ơn là phần chất đẹp và cần có trong mỗi con người
- Thay vì than phiền và đòi hỏi ở người khác, ở cuộc đời, mỗi cá nhân hãy làm thật tốt nhiệm vụ của mình
- Sống phải biết cống hiến và cho đi.
II. Phần làm văn:(7 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương thí sinh phân tích các đoạn thơ, sau đó phân tích các tác phẩm, so sánh đối chiếu,... để làm rõ vấn đề; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc.
- Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Đảm bảo cấu trúc bài luận:
2. Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận
3. Triển khai vấn đề:
a. Hai câu luận: Sự phản kháng và găng girợng vươn lên để có hạnh phúc
- Nghệ thuật : Tả cảnh từ gần đến xa ( mặt đất, chân mây); đảo ngữ (xiên ngang, đâm toạc); động từ mạnh (xiên, đâm); bồ ngữ ( ngang, toạc); định ngữ( mấy, từng)
- Nội dung :Thiên nhiên như đang sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống, một bức tranh đầy đường nét, mạnh mẽ, tuyệ đẹp. Qua đó thể hiện nỗi niềm bực dọc, Iphẫn uất, phản kháng cho duyên phận hẩm hiu và cả bản lĩnh cứng cỏi, cá tính mạnh mẽ của nhân vật trữ tình dẫu trong hoàn cảnh khó khăn nào vẫn vươn lên mạnh mẽ để tìm lẽ sống cho chính mình.
b. Hai câu kết: Bi kịch về duyên phận và khát khao hạnh phúc của người phụ nữ xưa
- Câu 7: Điệp từ xuân và lại nhằm dụng ý diễn tả: Mùa xuân trở lại như một sự trêu ngươi. Mùa xuân trở lại với cỏ cây nhưng chẳng trở lại với con người bao
giờ. Đó cũng chính là nỗi cay đắng trước sự bào mòn của thời gian.
- Câu 8: Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con
--> Câu thơ như nát ra vụn vỡ từng mảnh qua đó nhấn mạnh sự nhỏ bé dân, gợi nôi éo le sự trớ trêu về duyên phận của nhân vật trữ tình. Câu thơ cực tà tâm trạng ngậm ngùi, uất ức và cả sự bực tức của một người luôn khát khao hạnh phúc nhưng chỉ gặp toàn những dở dang, bất hạnh.
c. Đánh giá chung:
- Nghệ thuật thơ Nôm qua việc sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng, tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Bài thơ, đoạn thơ là nỗi lòng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa, dẫu trong hoàn cảnh nào họ cũng vươn lên tìm lẽ sống cho chính mình, đó là khát vọng sống đẹp đầy nghị lực đậy giá trị nhân văn.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.
2. Đề thi số 2
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?
Câu 2: Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn?
Câu 3: Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Phần I: Đọc hiểu (4đ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm
Câu 2:
- Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:
+ Đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây ánh hồng
+ Dãy tre làng đen lại
- Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng muỗi vo ve
Câu 3:
- Câu văn sử dụng biện pháp: So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)
- Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê.
Câu 4: Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…
- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:
+ ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá trị của tình yêu thương…
+ trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.
+ Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
3. Đề thi số 3
Phần 1. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.
Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.”
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?
Phần 2. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
Phần 1. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2: (1 điểm)
- Biện pháp tu từ: cường điệu/nói quá/thậm xưng
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay gắt.
Câu 3: (1 điểm)
- Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi con người trong cuộc sống.
Câu 4: (1 điểm)
- Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.
Phần 2. LÀM VĂN (6,0 điểm)
I. Giới thiệu chung
- Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú
II. Thân bài
III. Kết luận
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề thi số 4
Đọc văn bản sau
“Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng …
(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?
Câu 2: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Anh chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến trên.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2: (0,5 điểm)
- Ba truyện cổ tích được gợi ra trong khổ 1: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh (Học sinh lựa chọn 2 trong 3 truyện để trả lời)
Câu 3: (1 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ
- Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Qua đó nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc, quê hương.
Câu 4: (1 điểm)
- Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
* Giải thích:
- Di sản tinh thần: là những di sản chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp.
* Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ các di sản tinh thần của dân tộc?
- Biểu hiện của lòng yêu nước.
- Di sản tinh thần có giá trị to lớn về nhiều mặt, đánh mất những di sản này là làm nghèo nàn đất nước.
- Di sản tinh thần tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ
* Việc giữ gìn, bảo vệ di sản tinh thần của giới trẻ hiện nay:
- Về mặt tích cực: Thế hệ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực: quảng bá di sản tinh thần của dân tộc với bạn bè quốc tế,…
- Về mặt tiêu cực: Một bộ phận thờ ơ với những giá trị về mặt truyền thống của dân tộc, đề cao những giá trị văn hóa du nhập của nước ngoài,…
* Liên hệ bản thân
Câu 2: (5 điểm)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao
a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:
* Tài gắn liền với danh:
- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn.
- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng.
* Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời:
- Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà.
- Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề thi số 5
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :
- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .
Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .
Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :
- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?
Thầy cười nghiêm nghị trả lời :
- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...
( Trích “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .
Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?
Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )
Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (7 - 10 dòng)
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)
Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt : tự sự
Câu 2: Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó.
Câu 3: Viết tiếp lời thầy: Nói về lòng tự tin , dám đối đầu với thử thách để biến ước mơ thành sự thật ( viết không quá 4 dòng)
Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học:
“Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.
PHẦN II. LÀM VĂN
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương sâu sắc.
- Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện.
Khái quát về hai đứa trẻ trong truyện ngắn:
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Hà Huy Giáp. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Văn Lang
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.