YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về chuyển hóa năng lượng trong tế bào và các vấn đề liên quan đến tế bào đã học trong chương trình Sinh học 10 thông qua nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1: Một đoạn phân tử ADN có 700 nuclêôtit loại A và 800 nuclêôtit loại X. Hãy xác định tổng số nuclêôtit, số liên kết hiđrô và chiều dài của đoạn phân tử ADN trên?

Câu 2: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Câu 3: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Tính tổng số nuclêôtit: N = 2A + 2X = 2 x 700 + 2 x 800 = 3000 nuclêôtit.

- Tính số liên kết hiđrô: H = 2A + 3X = 2 x 700 + 3 x 800 = 3800 liên kết.

- Tính chiều dài: L = N : 2 x 3,4 Å = 3000 : 2 x 3,4 = 5100 Å. 

Câu 2:

Tiêu chí

Vận chuyển thụ động

Vân chuyển chủ động

Nhu cầu 

năng lượng

Vận chuyển không cần cung cấp năng lượng.

Vận chuyển chất cần có năng lượng cung cấp.

Chiều hướng vận chuyển

Chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

Nhu cầu của tế bào và cơ thể

Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ. 

Phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể. 

Cơ chế 

vận chuyển

Theo cơ chế khuyếch tán hoặc thẩm thấu.

Thường cần chất hoạt tải đặc chủng cho từng chất.

Câu 3:

- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ.

- Giải thích: khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.

2. ĐỀ 2

Câu 1: Nước được vận chuyển qua màng tế bào như thế nào? Vì sao để giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau?

Câu 2: Trình bày thành phần cấu tạo và chức năng của ATP. Giải thích tại sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?

Câu 3: Một gen có chiều dài là 3400 Å, hiệu giữa số nuclêôtit loại A với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 600. Hãy tính:

a. Tổng số nuclêôtit của gen?

b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen?

c. Số liên kết hiđrô trong gen?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ một kênh đặc biệt là aquaporin từ môi trương nhược trương sang môi trường ưu trương.

- Để giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau vì:

+ Để nước thẩm thấu vào rau, giúp các tế bào giữ sức trương.

 + Làm tăng độ ẩm không khí hạn chế lượng nước trong ra bốc hơi ra ngoài.

Câu 2:

- Cấu tạo ATP:

Gồm 3 thành phần: bazơ nitơ Ađênin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôphat trong đó liên kết phôtphat thứ hai và thứ ba là phần tích luỹ năng lượng.

- Chức năng của ATP: 

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể: 

+ Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng.

+ Sinh công cơ học (sự co cơ, hoạt động lao động,…).

- ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì:

+ ATP là một hợp chất cao năng.

+ ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP.

+ ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào.

Câu 3:

a. Tổng số nuclêôtit của gen là N = L : 3,4 x 2 = 3400 : 3,4 x 2 = 2000 nuclêôtit.

b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen:

Hiệu số giữa A với loại nuclêôtit không bổ sung với nó là G hoặc X (mà G = X) → A – G = 600 nuclêôtit.

Mà A + G = 50% N = 1000 nuclêôtit.

→ A = 800 nuclêôtit, G = 200 nuclêôtit.

Vậy số nuclêôtit mỗi loại của gen là: A = T = 800; G = X = 200.

c. Số liên hiđrô trong gen là: H = 2A + 3G = 2 x 800 + 3 x 200 = 2200 liên kết.

3. ĐỀ 3

Câu 1: 

a. So sánh đồng hóa và dị hóa. 

b. Phân tích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

Câu 2: Trình bày quá trình thực hành xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzym catalaza ở củ khoai tây và rút ra nhận xét.

Câu 3: Một gen có khối lượng phân tử 540.000 đvC, có số nuclêôtit loại A = 2G. Hãy xác định:

a. Tổng số nuclêôtit của gen.

b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đó.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. So sánh đồng hóa và dị hóa:

- Giống nhau: 

+ Đều là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

+ Đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của tế bào.

- Khác nhau:

Đồng hóa

Dị hóa

- Tổng hợp các chất hữu cơ.

- Tích luỹ năng lượng.

- Phân giải các chất hữu cơ. 

- Giải phóng năng lượng.

b. Phân tích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

- Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình trái ngược nhau: đồng hóa tổng hợp vật chất và tích lũy năng lượng, dị hóa phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

- Đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau: nguyên liệu của quá trình này là sản phẩm của quá trình kia và ngược lại. Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá phân giải và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá.

Câu 2:

- Quy trình thực hành xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzym catalaza ở củ khoai tây:

+ Chuẩn bị 1 củ khoai tây sống, 1 củ luộc chín, 1 củ để ngăn đá tủ lạnh trước 30 phút.

+ Lấy 1 lát khoai sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, 1 lát đã luộc, 1 lát từ tủ lạnh.

+ Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát 1 giọt H2O2.

- Nhận xét:

- Ở lát cắt của củ khoai tây sống, enzim catalaza có hoạt tính cao nên tạo nhiều bọt khí trên bề mặt.

- Ở lát cắt của củ khoai tây để ngăn đá tủ lạnh xuất hiện ít bọt khí hơn do nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính của enzim.

- Ở lát cắt của củ khoai tây luộc chín không thấy xuất hiện bọt khí do enzim bị nhiệt độ phân huỷ nên mất hoạt tính.

Câu 3:

a. Xác định tổng số nuclêôtit của gen:

M = N x 300 = 540000 đvC.

→ N = M : 300 = 540000 : 300 = 1800 (Nu)

b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen đó:

N = 2A + 2G = 1800 mà A = 2G nên 2A + A = 1800 (Nu).

→ A = N : 3 = 1800 : 3 = 600 (Nu)

→ G = A : 2 = 600 : 2 = 300 (Nu)

Theo NTBS: A = T và G = X. Vậy số Nu mỗi loại của gen đó là: 

A = T = 600

G = X = 300

4. ĐỀ 4

Câu 1:

a. Vận chuyển chủ động là gì? Khi nào tế bào thực hiện vận chuyển chủ động?

b. Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 2 tế bào biểu bì vẩy hành (1) và (2) có kích thước và khối lượng bằng nhau cho vào 2 môi trường khác nhau:

- Tế bào biểu bì vẩy hành (1) cho vào môi trường nước cất.

- Tế bào biểu bì vẩy hành (2) cho vào môi trường chứa dung dịch nước muối ưu trương.

Hãy cho biết sau 2 giờ thì 2 tế bào biểu bì vẩy hành trên có thay đổi như thế nào? Giải thích. 

Câu 2: Một gen có chiều dài 510 nm và có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 10% số nuclêôtit của gen. Hãy xác định:

a. Tổng số nuclêôtit và chu kì xoắn của gen đó.

b. Số liên kết hiđrô của gen đó. 

Câu 3: Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định, mũi tên nét đứt là chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F còn dư thừa thì nồng độ chất nào sẽ tăng bất thường trong tế bào? Giải thích?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. 

- Khái niệm vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần tiêu tốn năng lượng.

- Tế bào thực hiện phương thức vận chuyển chủ động khi tế bào (cơ thể) có nhu cầu về một loại phân tử chất tan nào đó. Ví dụ: Trong cầu thận, hàm lượng urê rất cao (cao hơn hàng nghìn lần) so với hàm lượng urê có trong máu nhưng urê vẫn được lọc từ máu để đưa ra cầu thận.

b. Nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm:

- Tế bào biểu bì vẩy hành (1) to ra, có kích thước lớn hơn so với ban đầu. Vì ở môi trường nhược trương tế bào hút nước.   

- Tế bào biểu bì vẩy hành 2 teo lại, có kích thước nhỏ hơn so với ban đầu. Vì ở môi trường ưu trương tế bào mất nước.

Câu 2:

a. Xác định tổng số nuclêôtit và chu kì xoắn của gen:

- Tổng số nuclêôtit: N = L : 3,4 x 2 = 5100 : 3,4 x 2 = 3000 (nuclêôtit).         

- Chu kì xoắn của gen: C = 3000 : 20 = 150 (vòng xoắn). 

b. Xác định số liên kết hiđrô của gen: 

- Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen là:

  

- Số liên kết hiđrô của gen: 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 900 = 3900 liên kết.

Câu 3:

- Nếu G và F dư thừa thì nồng độ chất H sẽ tăng đột biến.

- Giải thích: nếu G và F dư thừa sẽ quay ngược lại ức chế phản ứng C → D và C → E, dẫn đến chất C dư thừa do không chuyển hóa được, do vậy nó quay trở lại ức chế phản ứng sinh ra chính mình ở đầu chuỗi khiến phản ứng A → B không thể xảy ra. Cuối cùng, chất A dư thừa sẽ chuyển hóa thành H làm cho nồng độ H tăng cao.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác hoặc thi trực tuyến tại đây:

Thi online:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF