YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Duẩn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Duẩn dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà…

 

Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miềm

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2. 

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau .Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc.

Câu 3.

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau 

- Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc 

Câu 4.

- Trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

- Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắc chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin.

- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng.

- Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng.

- Ông có phong cách thơ trữ tình chính trị, hướng tới cái ta chung và lẽ sống lớn, tình cảm, niềm vui lớn của con người và đời sống cách mạng.

- Tháng 10/1954, Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc.

- Tác phẩm là khúc hùng ca tổng kết phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời là khúc tình ca thắm thiết ân tình thủy chung, gắn bó của quân và dân Việt Bắc.

- Khái quát khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.  Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 2, tr.11-12)

Câu 1. Theo tác giả, mấu chốt của thành đạt là ở đâu?

Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản?

Câu 4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh  (chị) về vai trò của  ý chí, nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

 

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.

Câu 2:

Nghị luận.

Câu 3:

Phân tích.

Câu 4:

- Nội dung: trình bày được một hoặc một số vai trò của ý chí, nghị lực

- Hình thức: đảm bảo hình thức của đoạn văn và yêu cầu về số câu.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Xuân Quỳnh

- Giới thiệu khát quát về bài thơ Sóng

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng

* Phân tích:

- Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

- Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi em bất ngờ thú nhận bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất phụ nữ: 

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

 - Ngay cả Xuân Diệu “ông hoàng thơ tình” cùng từng phải khẳng định:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng gió nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu

=> Như vậy, tình yêu đến với mỗi con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lý trí. Đó chính là điều kỳ diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chúng ta thường đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để có được ngoại hình đẹp, nhà cửa khang trang, xe cao cấp, quần áo giày dép đắt tiền. Nhưng còn nền tảng cho hạnh phúc thực sự của chúng ta, điều không thể nhìn thấy bằng mắt thường – “những mối quan hệ tốt”, chúng ta đã đầu tư được bao nhiêu rồi?

Cho dù gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết rằng bên cạnh mình có người hiểu được giá trị con người bạn và ủng hộ bạn bằng sự quan tâm chân thành thì bạn có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn để sống tiếp.

Ngược lại, cho dù bạn có điều kiện vật chất tốt đến mức nào đi chăng nữa, nếu những mối quan hệ của bạn bắt đầu xấu đi thì bạn sẽ bắt đầu khổ sở, dễ mắc chứng trầm cảm, thậm chí nếu cảm thấy quá khó khăn và mệt mỏi, bạn có thể nghĩ đến cả cái chết.

Nếu bạn đang nỗ lực để có được ngoại hình đẹp, nhà cửa khang trang, xe cao cấp, quần áo giày dép đắt tiền, vậy chẳng phải bạn cũng nên nỗ lực thật nhiều để tạo được mối quan hệ tốt? Những mối quan hệ tốt không thể tự nhiên hình thành nếu bạn không đầu tư một chút cố gắng. Vậy làm sao để được sống trong những mối quan hệ tốt đẹp?

(Trích Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Hae Min, Nxb Hội nhà văn, 2017, tr.60)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào là những mối quan hệ tốt?

Câu 3. Theo tác giả, vì sao những mối quan hệ tốt là nền tảng cho hạnh phúc thực sự?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Những mối quan hệ tốt không thể tự nhiên hình thành nếu bạn không đầu tư một chút cố gắng? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao dài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

- Mối quan hệ tốt đẹp là khi giữa con người với con người có thể thấu hiểu, lắng nghe để biết được quan điểm, cảm xúc của đối phương. Mối quan hệ tốt là khi đôi bên tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn.

Câu 3:

- Những mối quan hệ tốt là nền tảng cho hạnh phúc thực sự vì: Cho dù gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết rằng bên cạnh mình có người hiểu giá trị con người bạn và ủng hộ bạn bằng sự quan tâm chân thành thì bạn có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn để sống tiếp.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta đã từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh nhỏ bé làm sao ta có thể yêu thương và che chở cho cả một thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này.  Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn đang yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù nhỏ bé đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình yêu thương ấy sẽ ngập tràn thế gian này.

… Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trong thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết và đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trong thế gian này.

(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương, dẫn theo http://www.tuanvietnamnet, ngày 7/9/2010)

Câu 1. Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một công dân toàn cầu là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về bản chất duy nhất của công dân toàn cầu?

Câu 4. Anh/chị thử đưa ra một định nghĩa khác về công dân toàn cầu.

II. PHẦN LÀM VĂN

Nêu suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thường nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là: “Một người biết yêu thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian”.

Câu 2:

Học sinh có thể lựa chọn các biện pháp tu từ khác nhau miễn là đúng với nội dung bài: So sánh, Điệp ngữ, Câu hỏi tu từ:

- So sánh: Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không?

- Điệp cấu trúc:

+ Có bao giờ chúng ta yêu thế gian…? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại …?

+ Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng ...  Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn…. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh …

- Câu hỏi tu từ: Có bao giờ ?...

- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương.

Câu 3:

Thao tác lập luận được sử dụng khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”: Bác bỏ.

Câu 4:

- Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu.

- Công dân toàn cầu là công dân có kiến thức nền tảng về các vấn đề văn hóa nhân loại, có thể giao lưu học tập, làm việc ở bất cứ quốc gia nào, có khả năng hòa nhập với người dân trên khắp thế giới, có năng lực giải quyết các vẫn đề chung của toàn nhân loại: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi dịch bệnh…

II. LÀM VĂN          

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu đoạn trích

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Đất nước có từ bao giờ?

- Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

- Đất Nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó vỡi mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai. Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”

- Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi những bài học về đạo lý làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.

* Luận điểm 2: Quá trình hình thành đất nước?

- Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung.

- Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất Nước, nói lớn lên trong chiến tranh nghĩa là nói truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ.

- Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ cồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Duẩn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF