YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Tin học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Bội Châu có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi HK2 môn Tin học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Bội Châu có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN TIN HỌC 12

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thao tác trên dữ liệu có thể là:

A. Xoá bản ghi

B. Thêm bản ghi

C. Sửa bản ghi

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Trước khi tạo mẫu hỏi để giải quyết các bài toán liên quan tới nhiều bảng, thì ta phải thực hiện thao tác nào?

A. Thực hiện gộp nhóm

B. Liên kết giữa các bảng

C. Chọn các trường muốn hiện thị ở hàng Show

D. Nhập các điều kiện vào lưới QBE

Câu 3: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình cơ sỡ quan hệ

B. Mô hình hướng đối tượng

C. Mô hình phân cấp

D. Mô hình dữ liệu quan hệ

Câu 4: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện?

A. Đặt kích thước, mô tả nội dung

B. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt

C. Chọn kiểu dữ liệu

D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 5: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm:

A. Khai báo kích thước của trường, tạo liên kết giữa các bảng và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

B. Khai báo kích thước của trường, đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

C. đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

D. Tạo liên kết giữa các bảng và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

Câu 6: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Hàng

B. Cột

C. Bảng

D. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính

Câu 7: Mẫu hỏi thường được sử dụng để:

A. Chọn các bản ghi thỏa mãn điều kiện cho trước

B. Sắp xếp các bản ghi, chọn các trường để hiển thị, thực hiện tính toán

C. Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác

D. Tất cả các câu còn lại đúng

Câu 8:  Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào?

A. 1995

B. 1970

C. 2000

D. 1975

Câu 9: Cho các thao tác sau:

B1: Tạo bảng   B2: Đặt tên và lưu cấu trúc  B3: Chọn khóa chính cho bảng  B4: Tạo liên kết

Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau:

A. B1-B3-B4-B2

B. B2-B1-B2-B4     

C. B1-B2-B3-B4

D. B1-B3-B2-B4     

Câu 10: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:

A. Hàng (Record)

B. Bảng (Table)

C. Báo cáo (Report)

D. Cột (Field)

Câu 11: Chỉnh sửa dữ liệu là:

A. Xoá một số thuộc tính

B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ

C. Xoá một số quan hệ

D. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ

Câu 12: Để tạo một báo cáo, cần trả lời các câu hỏi gì?

A. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào? Tạo báo cáo bằng cách nào?

B. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào?

C. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo?

D. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào? Hình thức báo cáo như thế nào?

Câu 13: Để làm việc với báo cáo, chọn đối tượng nào trong bảng chọn đối tượng?

A. Forms

B. Reports

C. Tables

D. Queries

Câu 14: Đối tượng nào sau đây không thể cập nhật dữ liệu?

A. Bảng

B. Báo cáo

C. Mẫu hỏi, báo cáo

D. Bảng, biểu mẫu

Câu 15: Để hiển thị một số bản ghi nào đó trong cơ sở dữ liệu, thống kê dữ liệu, ta dùng:

A. Trả lời

B. Mẫu hỏi

C. Liệt kê

D. Câu hỏi

Câu 16: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là:

A. In dữ liệu

B.  Xóa các dữ liệu không cần đến nữa

C. Cập nhật dữ liệu

D. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu

Câu 17: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?

A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng

B. Nhập dữ liệu ban đầu

C. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp

D. Thêm bản ghi  

Câu 18: Để tạo nhanh một báo cáo, thường chọn cách nào trong các cách dưới đây:

A. Dùng thuật sĩ tạo báo cáo và sau đó sửa đổi thiết kế báo cáo được tạo ra ở bước trên

B. Dùng thuật sĩ tạo báo cáo

C. Người dùng tự thiết kế

D. Tất cả các trên đều sai

Câu 19: Xoá bản ghi là:

A. Xoá một hoặc một số cơ sở dữ liệu

B. Xoá một hoặc một số quan hệ

C. Xoá một hoặc một số bộ của bảng

D. Xoá một hoặc một số thuộc tính của bảng

Câu 20: Sau khi tạo cấu trúc cho bảng thì:

A. Không thể sửa lại cấu trúc

B. Phải nhập dữ liệu ngay

C. Khi tạo cấu trúc cho bảng xong thì phải cập nhật dữ liệu vì cấu trúc của bảng không thể sửa đổi

D. Có thể lưu lại cấu trúc và nhập dữ liệu sau

Câu 21: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu

B. Các ràng buộc dữ liệu

C. Cấu trúc dữ liệu

D. Tất cả câu trên

Câu 22: Nếu những bài toán mà câu hỏi chỉ liên quan tới một bảng, ta có thể:

A. Thực hiện thao tác tìm kiếm và lọc trên bảng hoặc biểu mẫu

B. Sử dụng mẫu hỏi

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 23: Các chế độ làm việc với mẫu hỏi là:

A. Trang dữ liệu và mẫu hỏi

B. Mẫu hỏi

C. Trang dữ liệu và thiết kế

D. Mẫu hỏi và thiết kế

Câu 24: Kết quả thực hiện mẫu hỏi cũng đóng vai trò như:

A. Một biểu mẫu

B. Một báo cáo

C. Một mẫu hỏi

D. Một bảng

Câu 25: Khi cần in dữ liệu theo một mẫu cho trước, cần sử dụng đối tượng:

A. Báo cáo

B. Bảng

C. Mẫu hỏi

D. Biểu mẫu

Câu 26: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?

A. Nhập dữ liệu ban đầu

B. Tạo cấu trúc bảng   

C. Chọn khoá chính

D. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng

Câu 27: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là:

A. Tạo ra một hay nhiều bảng

B. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi

C. Tạo ra một hay nhiều báo cáo

D. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu

Câu 28: Khi muốn sửa đổi thiết kế báo cáo, ta chọn báo cáo rồi nháy nút:

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 29: Giả sử bảng HOCSINH gồm có các trường MAHS, HOTEN, DIEM. LOP. Muốn hiển thị thông tin điểm cao nhất của mỗi lớp để sử dụng lâu dài, trong Access ta sử dụng đối tượng nào trong các đối tượng sau?

A. Queries

B. Forms

C. Reports

D. Tables

Câu 30: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?

A. Phần mềm Microsoft Access

B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ

C. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ

D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệt

Câu 31: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Cột

B. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính

C. Bảng

D. Hàng

Câu 32: Nếu những bài toán phức tạp, liên quan tới nhiều bảng, ta sủ dụng:

A. Báo cáo

B. Mẫu hỏi

C. Biểu mẫu

D. Bảng

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

D

B

D

A

B

C

D

B

D

B

D

B

B

C

B

D

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

A

A

C

D

D

A

C

D

A

A

A

B

B

B

D

B

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN TIN HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU- ĐỀ 02

Câu 1: Mỗi cơ sở dữ liệu Access được lưu trên đĩa dưới dạng

A. Các thành phần (Table, Query, Form, Report, Macro, Module) được lưu thành các tập tin riêng

B. Thành phần Table được lưu thành tập tin .DBF, còn các thành phần khác được lưu chung vào một tập tin .MDB

C. Thành phần Module lưu thành tập tin .PRG, các thành phần còn lại lưu chung vào tập tin .MDB

D. Tất cả các thành phần được lưu chung vào tập tin duy nhất có phần mở rộng .MDB

Câu 2:  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng trong Access là

A. Cơ sở dữ liệu phân tán 

B. Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng

C. Cơ sở dữ liệu quan hệ

D. Cơ sở dữ liệu tập trung

Câu 3: Trong một Table trong cùng một cột có thể nhập tối đa bao nhiêu loại dữ liệu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4:  Một khóa chính phải

A. Có giá trị duy nhất (không trùng nhau)

B. Không được rỗng

C. Xác định duy nhất một mẫu tin

D. Có giá trị duy nhất (không trùng nhau); không được rỗng; xác định duy nhất một mẫu tin

Câu 5:  Cơ sở dữ liệu (CSDL) là:

A. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử.

B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.

C. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh... của một chủ thể nào đó.

D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Câu 6: Sau khi thiết kế xong bảng, nếu ta không chỉ định khóa chính thì:

A. Access không cho phép lưu bảng

B. Access không cho phép nhập dữ liệu

C. Dữ liệu của bảng có thể có hai hàng giống nhau

D. Access đưa ra lựa chọn là tự động tạo trường khóa chính cho bảng

Câu 7:  Khi tạo ra các bảng trong cơ sở dữ liệu Access thì ta nên thực hiện theo trình tự sau

A. Tạo liên kết, tạo khóa chính, nhập liệu

B. Tạo khóa chính, tạo liên kết, nhập liệu

C. Tạo khóa chính, nhập liệu, tạo liên kết

D. Nhập liệu, tạo khóa chính, liên kết

Câu 8: Một trường khóa (nhưng không phải là khóa chính) được thiết kế là bắt buộc phải điền dữ liệu, không được để trống. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Có thể yêu cầu như vậy, nếu điều đó là cần thiết

B. Không thể được, chỉ có trường khóa chính mới bắt buộc điền dữ liệu

C. Về nguyên tắc thì không sai, nhưng hệ QTCSDL quan hệ không có công cụ để kiểm soát điều đó

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Hai nhóm cùng được giao thiết kế một CSDL và làm việc độc lập với nhau. Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Các bộ thuộc tính khóa sẽ giống nhau ngoại trừ tên gọi

B. Các bộ thuộc tính khóa có thể khác nhau, nhưng các khóa chính giống nhau (nếu không tính cách đặt tên)

C. Có thể có bộ khóa khác nhau và khóa chính khác nhau

D. Cả A. B. đều sai

Câu 10: Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảng

B. Trong các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một bảng nào đó

C. Trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia

D. Tất cả đều đúng

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

D

D

D

B

A

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

D

D

C

C

D

C

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

D

C

B

D

B

C

A

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

D

C

A

C

D

B

B

C

D

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN TIN HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU- ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm:

Câu 1:  Trước khi tạo mẫu hỏi để giải quyết các bài toán liên quan tới nhiều bảng, thì ta phải thực hiện thao tác nào?

A. Thực hiện gộp nhóm

B. Liên kết giữa cac bảng

C. Chọn các trường muốn hiển thị ở hàng show

D. Nhập các điều kiện vào lưới QBE

Câu 2: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình cở sở quan hệ

B. Mô hình hướng đối tượng

C. Mô hình phân cấp

D. Mô hình dữ liệu quan hệ

Câu 3: Mọi thao tác như xem, tạo, sửa, xóa liên kết đều được thực hiện trong cửa sổ nào sau đây?

A. Show Table

B. Form Wizard

C. Relationship

D. Design View

Câu 4: Hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi là:

A. Chế độ thiết kế, chế độ trang dữ liệu

B. Chế độ trang dữ liệu, chế độ mẫu hỏi

C. Chế độ mẫu hỏi, chế độ biểu mẫu

D. Chế độ biểu mẫu, chế độ thiết kế

Câu 5: Trong CSDL QuanLi_HS, để tìm các học sinh nữ có địa chỉ ở Hà Nội, ta sử dụng biểu thức lọc nào sau đây?

A. [GT]= “Nữ” OR [DiaChi] = “Hà Nội”

B. GT= [Nữ] AND DiaChi = [Hà Nội]

C. GT: “Nữ” NOT DiaChi = “ Hà Nội ”

D. [GT]= “Nữ” AND [DiaChi] = “Hà Nội”

Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau?

A. Chọn trường đưa vào báo cáo

B. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó

C. Gộp nhóm dữ liệu

D. Thay đổi kích thước các trường trong báo cáo

Câu 7: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng nào sau đây?

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính

B. Bảng

C. Hàng

D. Cột

Câu 8: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần:

A. Thường xuyên sao chép dữ liệu

B. Thường xuyên thay đổi các yếu tố của hệ thống bảo vệ

C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm

D. Giảm số lần đăng nhập vào hệ thống

Câu 9: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện?

A. Đặt kích thước

B. Mô tả nội dung

C. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt

D. Chọn kiểu dữ liệu

Câu 10: Các yếu tố của hệ thống bảo vệ có thể thay đổi trong quá trình khai thác hệ CSDL gọi là:

A. Các tham số bảo vệ

B. Biên bản hệ thống

C. Bảng phân quyền truy cập

D. Mã hóa thông tin

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

C

A

D

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

C

B

B

A

II. Tự luận:

Câu 1:

- Biểu mẫu: Thường có giao diện thân thiện và thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu. Việc cập nhật dữ liệu trong biểu mẫu thực chất là cập nhật dữ liệu trên bảng dữ liệu nguồn.

- Chế độ thiết kế biểu mẫu: Ta có thể thiết kế mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của biểu mẫu. Thường sử dụng để thêm/bớt, thay đổi vị trí của các trường dữ liệu. Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề. Tạo các nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu,…) để người dùng thao tác với dữ liệu thuận tiện hơn.

Câu 2:

Mẫu hỏi: là một đối tượng trong Access để trả lời những câu hỏi truy vấn phức tạp, liên quan đến nhiều bảng (VD: ai có điểm toán cao nhất ?) mà sử dụng thao tác tìm kiếm và lọc thì khó có thể tìm được câu trả lời.

Các ứng dụng của mẫu hỏi:

- Sắp xếp các bản ghi.

- Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước.

- Chọn các trường để hiển thị.

- Thực hiện tính toán như tính trung bình cộng, tính tổng, đếm bản ghi,...

- Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng và mẫu hỏi khác.

Câu 3:

Đối tượng cần quản lý trong bài toán quản lý thư viện là:

- Sách, bạn đọc, quá trình mượn sách của bạn đọc.

Thông tin cần lưu trữ:

- Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản,...

- Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ,...

- Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả.

Thông tin trong cơ sở dữ liệu nói trên cần được cập nhật khi:

- Thay đổi thông tin bạn đọc: Thông tin thay đổi có thể bao gồm địa chỉ, số điện thoại,...

- Thay đổi thông tin sách: Thông tin thay đổi bao gồm các thuộc tính của sách.

- Thêm bạn đọc mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã bạn đọc, tên bạn đọc,...

- Thêm sách mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã sách, tên sách, tác giả,...

- Thêm sửa thông tin về mượn sách của bạn đọc: Thay đổi ngày mượn, ngày trả hoặc có thể là thêm mới một bản ghi mượn sách.

- Xóa thông tin về bạn đọc, sách.

---{Còn tiếp}---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Tin học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Bội Châu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF