YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

Kì thi HK2 là một trong những kì thi quan trọng với các em lớp 9. Nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm các đề thi chuẩn cấu trúc ôn luyện. Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Nguyễn Trãi được Học247 biên soạn và chọn lọc dưới đây nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi HK2 sắp tới. Chúc các em có kết quả thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Làng quê Việt Nam

Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máu
Máu chảy thành sông
Xương chất cao thành núi
Hơn bốn nghìn năm không hề đòi hỏi

Tấm huân chương…

Chỉ có những tâm hồn
Vì dân vì nước
Từ làng quê mà ra
Yêu thương nhau như một nhà
Xây dựng xóm thôn đổi mới …

Ai bảo họ là nhà quê không biết ăn nói
Bảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùa
Còn lại hai nhăm phần trăm a dua
Nếu dàn trận đánh
Ai sẽ thắng?
Và ai sẽ thua?

(Phan Huy Hùng)

Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho em ấn tượng gì?

Câu 4 (1đ): Nêu ý nghĩa của bài thơ.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nói quá (Máu chảy thành sông/ Xương chất cao thành núi). Biện pháp nghệ thuật này đã nhấn mạnh và giúp người đọc hình dung ra những đau thương, mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi để dành lại được độc lập.

Câu 3 (0,75đ):

Khổ thơ đầu tiên không chỉ giúp chúng ta hình dung ra những đau thương, mất mát mà đất nước chúng ta đã phải trải qua mà còn làm chúng ta thêm căm thù quân giặc, thêm yêu quý và trân trọng hòa bình, độc lập mà chúng ta được được hưởng.

Câu 4 (1đ):

Trong bài thơ Làng quê Việt Nam, tác giả Phan Huy Hùng mang đến cho bạn đọc cách nhìn cụ thể hơn, chân thực hơn về những khó khăn, gian khổ của đất nước; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm đán đuổi giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là lời khẳng định, tuyên bố đanh thép của tác giả, của nhân dân Việt Nam rằng cả dân tộc luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập nếu kẻ thù lăm le xâm chiếm.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Tình yêu quê hương, đất nước

1. Mở bài

Mỗi con người không thể sống mà không có tình yêu: yêu cha mẹ, yêu xóm làng… và rộng hơn hết chính là tình yêu quê hương, đất nước.

2. Thân bài

a. Giải thích

Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân yêu. Đất nước là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống.

→ Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn lên và phát triển.

b. Phân tích

·       Tình yêu quê hương, đất nước góp phần hình thành và xây dựng tình cảm của mỗi con người, giúp chúng ta hiểu và trân trọng những thứ bình dị của cuộc sống quanh mình.

·       Yêu quê hương, đất nước là động lực quan trọng để mỗi chúng ta vươn lên, có ý chí hơn để gây dựng một xã hội tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng là những nhân vật có thật và tiêu biểu được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Bên cạnh những người luôn yêu thương quê hương, đất nước, cố gắng góp sức để xây dựng nước nhà thì vẫn còn những người chưa thực sự biết ơn nơi mình sinh ra và lớn lên, chưa thực sự cố gắng xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp. Những người này đáng bị xã hội phê phán, chỉ trích thẳng thắn.

3. Kết bài

Mỗi chúng ta hãy trân trọng nền hòa bình, độc lập hiện có và nỗi lực xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng giàu đẹp hơn.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài văn nghị luận phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.

1. Mở bài

Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con người sống quanh mình; tiêu biểu là nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê.

2. Thân bài

* Khái quát chung

·       Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều "Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất", anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ.

·       Bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đã được thưởng thức, nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc nơi quê hương cho đến ngày sắp từ giã cõi đời anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.

* Những suy nghĩ, trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật nơi bến quê:

·       Qua cửa sổ nhà mình Nhĩ cảm nhận được trong tiết trời lập thu vẻ đẹp của hoa bằng lăng "đậm sắc hơn". Sông Hồng "màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra", bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra "một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non..." và bầu trời, vòm trời quê nhà "như cao hơn".

·       Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh đã ít nhìn thấy và cảm thấy, phải chăng vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi hay bởi tại vô tình mà quên lãng.

→ Nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương vì những cái đó là là máu thịt là tâm hồn của mỗi chúng ta.

* Tình cảm và sự quan tâm của vợ con với Nhĩ

* Quan hệ của Nhĩ với những người hàng xóm:

·       Bọn trẻ: "Cả bọn trẻ xúm vào, chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng".

·       Ông cụ giáo Khuyến "Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ".

→ Đó là một sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, giàu cảm thông chia sẻ, giản dị, chân thực.

3. Kết bài

Những dòng cuối cùng của "Bến quê" khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan toả đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.

(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?

Câu 3 (0,75đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.

Câu 4 (1đ): Nêu bài học được rút ra từ văn bản.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết dân tộc.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

 

Câu 1(0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận.

Câu 2 (0,75đ):

Văn bản đã thể hiện tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, sức mạnh của dân tộc, tình người của toàn dân, toàn quân và của cả đất nước Việt Nam ta kiên quyết đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 ra xa khỏi lãnh thổ.

Câu 3 (0,75đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam, đó là tinh thần đoàn kết dân tộc, là sức mạnh đùm bọc, giúp đỡ nhau; là khi cả đất nước cùng nhau chung tay để không một ai ra đi vì dịch bệnh. Đó không chỉ là sức mạnh gữa con người với con người mà còn là niềm tin của cả dân tộc dành cho giai cấp lãnh đạo. Có thể thấy đại dịch này đã giúp sức mạnh đoàn kết dân tộc được nâng lên rất nhiều.

Câu 4 (1đ):

Bài báo Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam của Dangcongsan.vn đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc với người dân Việt Nam. Qua bài báo, không chỉ ý thức của người dân về dịch bệnh được nâng cao mà tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch cũng được củng cố. Bài báo là lời cảnh tỉnh về dịch bệnh nhưng cũng là lời động viên, khuyến khích, tuyên dương dân tộc ta vì quyết tâm chống chọi, không ai bị bỏ lại vì dịch bệnh của một đất nước còn đói nghèo khiến cả nhân loại phải ngưỡng mộ.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

1. Mở bài

Tinh thần đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự phát triển của cả một đất nước.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần đoàn kết dân tộc là sự gắn kết giữa con người với con người trong một quốc gia, là niềm tin mà nhân dân dành cho giai cấp lãnh đạo. Tinh thần đoàn kết dân tộc giúp mọi người gần gũi nhau hơn, không phân biệt giàu - nghèo, già - trẻ, gái - trai; tất cả đều hướng đến tình yêu Tổ Quốc mà bỏ qua hết cái tôi của mình.

b. Phân tích

  • Tinh thần đoàn kết dân tộc là mấu chốt giúp đất nước phát triển.
  • Con người sống trong đất nước có tinh thần đoàn kết dân tộc cao sẽ có suy nghĩ, hành động và điều kiện phát triển bản thân tốt hơn.
  • Có tinh thần đoàn kết dân tộc thì mới có đất nước.

c. Chứng minh

  • Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc mà chúng ta dù yếu thế hơn nhưng đã dành lại độc lập, tự do.
  • Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chính nhờ tinh thân đoàn kết dân tộc mà Việt Nam ta đã phòng chống dịch bệnh thành công.

d. Phản biện

Nếu không có tinh thần đoàn kết dân tộc, một đất nước sẽ không thể tồn tại lâu và con người sẽ không thể phát triển tốt.

3. Kết bài

Tinh thần đoàn kết dân tộc giữ vai trò vô cùng quan trọng, mỗi con dân chúng ta hãy sống với tình yêu thương, luôn hướng về Tổ Quốc và sẵn sàng chung tay xây dựng đất nước.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài văn nghị luận phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

1. Mở bài

Bác Hồ chính là hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Không ít tác phẩm viết về Người; nhưng có lẽ cảm xúc nhất trong những tác phẩm đó là Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

  • Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.
  • Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên.
  • Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt.

b. Khổ thơ 2:

c. Khổ thơ 3

d. Khổ thơ cuối

3. Kết bài

Viếng lăng Bác là bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, một bài ca ngân vang ca ngợi về Bác Hồ và thể hiện được một nỗi niềm của chính nhà thơ Viễn Phương với Bác.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hành trang lên đường

Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi:

- Khi nào con đi?

- Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói:

- Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi:

- Tại sao tín chủ lại tặng ô?

- Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng:

- Giày cỏ và ô đã đủ chưa?

- Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. - Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.

Sư thầy nói:

- Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục:

- Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói:

- Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (0,5đ): Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

Câu 3 (1đ): Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy?

Câu 4 (1đ): Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự

Câu 2 (0,5đ): Học sinh chọn ra những chi tiết tiêu biểu để cảm nhận: chi tiết chú tiểu được tặng giày, tặng ô; chi tiết sư thầy kêu gọi quyên góp đồ tặng chú tiểu; chi tiết chú tiểu vội vã lên đường. Giải thích tại sao lại chọn chi tiết đó.

Câu 3 (1đ): Hành động của sư thầy không chỉ giúp chú tiểu quyên góp được món đồ mình muốn mà đó còn là bài học sư thầy dạy cho chú tiểu: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa.

Câu 4 (1đ): Câu chuyện mang đến cho chúng ta bài học: Những vật ngoài thân không quyết định đến thành công của chúng ta. Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến.

II. LÀM VĂN

Câu 1 

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Bài học được rút ra qua câu chuyện

1. Mở bài

Câu chuyện “Hành trang lên đường” đã để lại trong mỗi chúng ta những bài học sâu sắc về sự quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện mang đến cho bạn đọc bài học về sự quyết tâm. Mỗi chúng ta khi muốn bắt đầu làm một việc gì đó hãy đừng ngần ngại bắt tay ngay vào làm; không chần chừ hay phụ thuộc vào các vật ngoài thân.

b. Phân tích

  • Thời gian không chờ đợi ai, vì thế hay nhanh chóng thực hiện mục tiêu của mình, đừng vì chuẩn bị những “vật ngoài thân” mà ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu đó.
  • Vật ngoài thân không tác động và không quyết định đến sự thành công hay thất bại của chúng ta nên không nên trì hoãn mục tiêu của mình vì chuẩn bị những thứ đó.
  • Mỗi người hãy kiên định với mục tiêu mình lựa chọn và theo đuổi nó, khi bạn sống có lí tưởng, có mục tiêu, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Mỗi học sinh lấy 2 - 3 dẫn chứng tiêu biểu để phục vụ cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải là những nhân vật tiêu biểu được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống bên cạnh những con người sống có lí tưởng, có mục tiêu vẫn còn có những người sống không có mục đích, buông thả, không cố gắng vươn lên. Lại có những người tuy đặt ra mục tiêu của mình nhưng lại chưa thực sự cố gắng để thực hiện mục tiêu đó. Những người như thế đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Sự nỗ lực, cố gắng thực hiện mục tiêu luôn là điều đáng quý mà mỗi chúng ta cần rèn luyện. Mỗi học sinh chúng ta cần phải cố gắng thực hiện những mục tiêu nhỏ nhất của mình để sau này có thể xây dựng đất nước tươi đẹp.

Câu 2 

Dàn ý bài văn nghị luận phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

1. Mở bài

Trong bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã biểu hiện những cảm xúc tinh tế của đất trời khi chuyển từ mùa hạ sang thu.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1

b. Khổ thơ 2

c. Khổ thơ cuối

3. Kết bài

Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy qua bài thơ Sang thu. Bài thơ ngắn gọn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Nguyễn Trãi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF